fbpx

“Think big – Do small” trong kinh doanh – khởi nghiệp

Trước những xu hướng mới về hành vi mua sắm và bối cảnh chung của thị trường, người làm kinh doanh cần có những chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và một trong những triết lý bạn có thể áp dụng ngay là “thing big – do small”,dịch nôm na là “nghĩ lớn – làm nhỏ”.

“Think big – Nghĩ lớn” giúp người chủ doanh nghiệp và những cộng sự có thể giải phóng bản thân để tìm về những ý tưởng sáng tạo nhất, những phương án mới và những kế hoạch kinh doanh đột phá để tạo ra kết quả tối ưu.

“Do small – Làm nhỏ” là cơ hội thực thị từng hạng mục, phát triển năng lực chuyên môn, dựa trên nền tảng về công nghệ, con người và văn hóa doanh nghiệp. 

Một câu chuyện thành công từ triết lý kinh doanh của ông chủ IKEA được kể lại như sau: 

“Vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, một cậu bé lớn lên tại một hạt nhỏ thuộc Almhult, miền Nam Thụy Điển. Lúc đó, chẳng ai biết đến cậu nhưng chỉ vài năm sau, cậu đã có tầm ảnh hưởng đến hàng triệu người. 

Cậu bé đã bận rộn với dự án đơn giản. Cậu phát hiện ra rằng mình có thể mua diêm với số lượng lớn từ Stockholm, nơi chỉ cách thị trấn nhỏ của cậu vài tiếng chạy xe. Cậu có thể mua được diêm với giá rẻ, bán với giá hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận cao.

Không lâu sau, cậu đạp xe quanh thành phố và bán từng hộp diêm đến từng người cần chúng. Khi bán diêm đã tốt, cậu bắt đầu mở rộng hoạt động của mình. Cậu đã bán thêm cá, đồ trang trí Giáng sinh, hạt giống, bút bi và bút chì. Vài năm sau, cậu bé bắt đầu bán đồ nội thất.

Cậu bé này có tên là Ingvar Kamprad và khi cậu 17 tuổi, cậu đã đặt tên cho công ty của mình là IKEA. Vào năm 2013, IKEA đã tạo ra doanh thu 37 tỷ USD. Đó thật sự đang ngạc nhiên khi ông chủ của công ty khởi đầu chỉ với vài bao diêm”. 

Triết lý kinh doanh của ông chủ IKEA: Để trở nên vĩ đại, đơn giản hãy làm  thật tốt từ những việc nhỏ bé nhất - Chương trình Thạc sĩ Quản trị

Doanh nhân vào chẳng muốn công ty mình tạo ra 37 tỷ USD mỗi năm. Ingvar Kamprad bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kỹ năng của mình. Ông bắt đầu bằng việc bán từng bao diêm một. Ông tập trung vào một vấn đề nhỏ và sau đó sử dụng những kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề lớn hơn.

Liên hệ với câu chuyện kinh doanh thực tế: Chúng ta đang sống trong một xã hội xem trọng những kết quả mà không chú ý đến quá trình, đặc biệt là phát triển kỹ năng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động, việc chủ doanh nghiệp nên phát triển những chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên, không chỉ giúp nhân viên cải thiện hiệu quả làm việc mà còn là lợi thế khi thị trường kinh doanh khởi sắc trở lại. 

Chia sẻ tầm nhìn: Người chủ doanh nghiệp cần chia sẻ tầm nhìn và những khát vọng mà công ty muốn đạt được cho tất cả cộng sự bởi đó là mục tiêu chung mà tổ chức theo đuổi. 

Cải tiến liên tục: Khi thế hệ Gen Z trở thành lực lượng lao động chính cùng những thay đổi mạnh mẽ về cách người tiêu dùng mua hàng, đòi hỏi cả người chủ doanh nghiệp và cộng sự cần mở rộng tư duy để ứng dụng công nghệ và thích nghi với những thay đổi trong bối cảnh mới. Việc cải tiến liên tục về cách thức triển khai, cách thức làm việc, nỗ lực hoàn thiện tốt hơn 1% mỗi ngày trở thành một thói quen, một lối sống không chỉ áp dụng trong công việc mà còn mọi mặt của cuộc sống.

Khó khăn rồi sẽ qua và cơ hội rồi sẽ đến, trong những lúc khó khăn là thời điểm cần đoàn kết và xây dựng năng lực đội ngũ nhân sự để khi cơ hội đến, đó là lúc cần nắm bắt thời cơ và chuyển mình mạnh mẽ. 

Happy Live đã xuất bản những cuốn sách về chủ đề kinh doanh – khởi sự – khởi nghiệp, bạn có thể tìm đọc để gia tăng vốn hiểu biết, cập nhật xu hướng kinh doanh hiện đại từ hôm nay.

Happy Live Team sưu tầm và biên tập

Có thể bạn quan tâm

post_web_hpl_294cd5cf8ac0441fba3b1785c948de2b_grande.jpg

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề