Thỏa ước Plaza: Sự mất giá của đồng Đô la Mỹ (USD)
Sau sự sụp đổ của tất cả các cơ chế điều tiết tỷ giá khác nhau trong thế kỷ XX, như tiêu chuẩn bản vị vàng, tiêu chuẩn Bretton Woods và thỏa thuận Smithsonian, thị trường tiền tệ hầu như không có quy đinh nào khác ngoài huyên thoại “bàn tay vô hình” của chủ nghĩa tự bản thị trường tự do, cho rằng sự cân bằng kinh tế được tạo dựng thông qua cung và cầu. Trong cuộc họp tại khách sạn Plaza, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia tham dự khác phối hợp can thiệp đa phương và vào ngày 22 tháng 9 năm 1985, thỏa ước Plaza đã được ký kết.
Thật không may, do một số sự kiện kinh tế không đo lường trước được như vụ khủng hoảng dầu mỏ OPEC, lạm phát trong suốt thập niên 1970 và những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách tài khóa của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ, khiến cung và cầu trở thành phương tiện kém hiệu quả trong điều tiết nền kinh tế. Các loại hệ thống là cần thiết, nhưng không phải là một hệ thống không linh hoạt: Cố định giá trị tiền tệ cho một loại hàng hóa, tỏ ra quá cứng nhắc trong phát triển kinh tế cũng như khái niệm cố định mức biến động tỷ giá tối đa. Sự cân bằng giữa cấu trúc và độ nghiêm ngặt đã cản trở thị trường tiền tệ trong suốt thế kỷ XX, và dù có nhiều tiến bộ đã được thực hiện thì một giải pháp kiên quyết vẫn rất cần thiết.
Do đó, vào năm 1985, các Bộ trưởng tài chính và Thống đóc ngân hàng trung ương của các nền kinh tế hàng đầu thế giới – Pháp, Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ đã triệu tập tại thành phố New York với hy vọng tiến đến thỏa thuận ngoại giao để tối ưu hóa hiệu quả kinh tế của thị trường ngoại hối. Gặp gỡ tại khách sạn Plaza, các lãnh đạo quốc tế đã đi đến các thỏa thuận sau đây về các nền kinh tế cụ thể nói tiêng và toàn bộ nền kinh tế qốc tế nói chung:
- Trên khắp thế giới, lạm phát ở mức rất thấp. Trái ngược với tăng trưởng của thập niên 1970 khi lạm phát ở mức cao và tăng trưởng kinh tế thực thấp, nền kinh tế toàn cầu năm 1985 đã ngịch đảo 180 độ, vì lạm phát thấp và tăng trưởng mạnh.
- Khi lạm phát thấp, kết hợp với tăng trưởng kinh tế mạnh, mức lãi suất vẫn còn có thể giữ ở mức thấp và điều này làm đất nước phát triển đặc biệt yêu thích, nhưng lại có một mối nguy hiểm sắp xảy ra đối với chính sách bảo hộ như thuế quan nhập khẩu vào nền kinh tế. Mỹ đã trải qua thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và đang gia tăng, trong khi Nhật Bản và Đức đang phải đối mặt với thặng dư lớn và ngày càng tăng. Sự mất cân bằng cơ bản trong tự nhiên có thể tạo ra sự mất cân bằng kinh tế quan trọng, do đó sẽ dẫn đến sự biến dạng của thị trường ngoại hối, và toàn bộ nền kinh tế quốc tế.
- Kết quả của sự mất cân bằng tài khoản vãng lai và các chính sách bảo hộ đã xảy ra sau đó, buộc các quốc gia hành động. Cuối cùng, người ta tin rằng sự tăng tốc nhanh chóng về giá trị của đồng USD, được đánh giá cao hơn 80% so với các loại tiền tệ của các đối tác thương mại lớn, là thủ phạm chính. Giá trị gia tăng của đồng USD đã tạo ra thâm hụt thương mại rất lớn, gây thiệt hại cho nhiều nền kinh tế khác nhau.
Trong cuộc họp tại khách sạn Plaza, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia tham dự khác phối hợp can thiệp đa phương và vào ngày 22 tháng 9 năm 1985, thỏa ước Plaza đã được ký kết. Thỏa thuận này được thiết kế để cho phép sự giảm giá có kiểm soát của đồng USD và sự tăng giá của các loại tiền tệ khác. Mỗi quốc gia đã đồng ý thay đổi các chính sách kinh tế và can thiệp vào thị trường tiền tệ khi cần thiết để làm suy yếu giá trị của đồng USD. Mỹ đã đồng ý cắt giảm thâm hụt ngân sách và hạ lãi suất thấp hơn. Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản đồng ý để giá trị của đồng Yên Nhật (JPY) “phản ánh đầy đủ sức mạnh cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản”. Tuy nhiên, một vấn đề lớn là không phải mọi quốc gia đều tuân thủ các cam kết của họ được thực hiện theo thoả ước Plaza. Đặc biệt, Mỹ đã không tuân theo lời hứa ban đầu để cắt giảm thâm hụt ngân sách. Nhật Bản đã bị thiệt hại nặng nề bởi sự tăng mạnh của đồng JPY, vì các nhà xuất khẩu của họ đã không thể cạnh tranh ở nước ngoài, và người ta cho rằng điều này cuối cùng đã gây ra suy thoái kinh tế mười năm tại Nhật Bản. Mặt khác, Mỹ lại được hưởng sự tăng trưởng đáng kể và ổn định giá cả do kết quả của thỏa thuận.
Ảnh hưởng của sự can thiệp đa phương đã được nhìn thấy ngay lập tức và trong vòng chưa đầu hai năm, đồng USD đã giảm 46% và 50% tương đương với đồng Mác Đức (DEM) và đồng Yên Nhật (JPY). Kết quả là nền kinh tế Mỹ đã trở nên định hướng xuất khẩu nhiều hơn, trong khi các nước công nghiệp khác như Đức và Nhật Bản đảm nhận vai trò của các nhà nhập khẩu ròng lớn. Điều này đã dần dẫn giải quyết được thâm hụt tài khoản vãng lai trong thời điểm hiện tại, và cũng đảm bảo rằng các chính sách bảo hộ là tối thiểu và không đe dọa. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, thỏa ước Plaza đã củng cố vai trò của các ngân hàng trung ương trong việc điều tiết biến động tỷ giá hối đoái, tỷ giá sẽ không được cố định, và do đó sẽ được xác định chủ yếu bởi cung và cầu; nhưng cuối cùng, một bàn tay vô hình như vậy là không đủ, mà đó là quyền và trách nhiệm của các ngân hàng trung ương trên thế giới để can thiệp thay mặt cho nền kinh tế quốc tế khi cần thiết.
Nguồn: Trích sách Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả trên thị trường Forex
Có thể bạn quan tâm:
Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả
trên thị trường Forex – Kathy Lien
(Chiến lược để thu lợi từ sự dịch chuyển của thị trường tiền tệ)