fbpx

Thoái vốn nhà nước và những điều cần biết

Thoái vốn và cổ phần hóa là một chủ trương cần thiết nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, giảm các khoản nợ công, để nền kinh tế phát triển theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường, xóa bỏ triệt để cơ chế bao cấp để hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi đó, Nhà nước sẽ thực hiện đúng chức năng của mình trong việc đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô để phát triển kinh tế, không trực tiếp tham gia kinh doanh, từ đó sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa quyền sở hữu vốn của chủ nhà nước và quyền sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về thoái vốn Nhà nước.

Thoái vốn nhà nước và những điều cần biết

1. Khái niệm

Thoái vốn được coi là một hình thức trong đầu tư kinh doanh. Đây là hành động mà Nhà nước rút vốn khỏi các doanh nghiệp đã được mình đầu tư trước đó, thông qua việc tiến hành cổ phần hóa, thu hồi vốn bằng cách bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

2. Phương thức thực hiện

Chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các phương thức giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sàn giao dịch chứng khoán) do Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức, phải đảm bảo giá giao dịch (giá sàn) không thấp hơn giá khởi điểm.

Đối với việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán thì thực hiện theo thứ tự phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận (thực hiện giao dịch ngoài sàn).

3. Nguồn vốn sau khi thu sẽ đi về đâu?

Sau quá trình thoái vốn công khai, nguồn vốn thu được sau thoái vốn nhà nước sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn thu cho ngân sách. Đồng thời, việc thoái vốn có mục đích tái đầu tư và tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu cao. Đồng thời, hạn chế sự dính líu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài trong bối cảnh nguồn vốn nước ngoài đang ngày càng tăng.

4. Ví dụ thực tế

Năm 2018, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước SCIC chào bán rất thành công cổ phần tại Vinaconex thông qua hình thức đấu giá với 254,9 triệu cổ phần VCG (chiếm 57,71%) do SCIC nắm giữ và thu về khoảng 7367 tỷ đồng. 

Tháng 6 năm 2019, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố danh sách 108 doanh nghiệp dự kiến bán vốn, danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như CTCP Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), TCT cổ phần Bảo Minh (51%), CTCP XNK Sa Giang (50%), CTCP FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), TCT CP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%),… Trong đó mặc dù có trong danh sách thoái vốn nhưng việc thực hiện bán cổ phần Vinamilk phải chờ chỉ đạo của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Nội dung chương trình dành cho bạn:

Các viết cùng chủ đề