Đều là những NĐT vĩ đại với đầu óc thiên tài và thành tích đầu tư được cả phố Wall kính nể nhưng ít ai biết rằng Warren Buffett và Edward Thorp còn là bạn cùng chơi bài Bridge thuở mới lập nghiệp và chưa giàu có. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các độc giả câu chuyện về mối lương duyên của hai NĐT và những bài học về đầu tư mà Edward Thorp học hỏi từ Warren Buffett.
Bài viết được trích từ CHƯƠNG 12: CHƠI BÀI BRIDGE VỚI BUFFETT sách “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall”
Ít ai biết được rằng, mối lương duyên của hai nhà đầu tư lỗi lạc Edward Thorp và Warren Buffett được bắt đầu tư những ván bài Bridge, trò chơi trí tuệ được rất nhiều tỷ phú yêu thích. Câu chuyện này đã được Edward Thorp kể lại trong cuốn tự truyện “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall” của mình.
Mối lương duyên trở thành bạn chơi bài Bridge của Edward Thorp và Warren Buffett
“Vào mùa hè năm 1968 mùa hè năm 1968, khi tiếng tăm về hoạt động đầu tư của tôi lan truyền khắp UC Irvine, tôi và vợ mình Vivan được mời ăn tối cùng Susan và Warren Buffett.
Warren Buffett là một người có tốc độ nói chuyện siêu đẳng với giọng mũi Nebraska và một hàng suối những chuyện đùa, giai thoại và những câu nói láu lỉnh. Ông ấy rất thích chơi bài bridge và có niềm yêu thích tự nhiên với những môn logic, định lượng và toán học. Buổi tối cứ thế tiếp diễn, tôi biết được là ông ấy tập trung vào tìm kiếm và mua vào các công ty bị đánh giá thấp. Trong một vài năm, ông kỳ vọng mỗi khoản đầu tư này sẽ vượt trội đáng kể trên thị trường, khi thể hiện qua một chỉ số như chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) hay Standard & Poor’s 500 (S&P 500). Như người thầy thông thái đi trước của ông, Benjamin Graham, Warren cũng đầu tư vào chứng quyền và các sản phẩm phòng hộ có thể chuyển đổi và giao dịch song hành bảo hiểm (merger arbitrage). Chính trong lĩnh vực này mà mối quan tâm của ông và tôi gặp được nhau, và nơi mà Buffett đang xem xét chuyên môn của tôi có đủ khả năng kế nhiệm quản lý các khoản đầu tư cho nhà Gerard không, trong khi tôi thì không nhận ra điều đó.
Khi chúng tôi trò chuyện về lãi kép, Warren đưa ra một trong những ví dụ yêu thích của mình đáng chú ý của mình, sẽ như thế nào nếu những người bản địa Manhattan có thể đầu tư 24 đô la, thì giá trị của những món trang sức rẻ tiền mà Peter Minuit trả cho họ để mua Manhattan vào năm 1626, với lãi suất ròng 8%, họ có thể mua lại đất vào thời điểm này cùng với tất cả những nhà cửa, tòa nhà chọc trời đang “mọc” lên trên mảnh đất ấy. Warren bảo người ta hỏi ông bí quyết làm sao để kiếm được rất nhiều triệu phú đô la bỏ vốn vào công ty hợp danh của ông? Ông cười rồi nói, “Tôi bảo với họ rằng tôi tự tay “trồng” nó đấy”.
Phong cách đầu tư khác biệt của Edward Thorp và Warren Buffett
Warren mời vợ chồng Gerard và tôi đến chơi bài bridge cùng mình vào một dịp sau đó tại nhà riêng ở Emerald Bay. Khi Warren và tôi trò chuyện, sự tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận đầu tư của cả hai trở nên rõ ràng hơn đối với tôi. Ông ấy đánh giá các doanh nghiệp với mục đích mua vào cổ phần của họ, hoặc thậm chí toàn bộ công ty, với giá rẻ mạt đến nỗi ông rủng rỉnh trong “biên an toàn” cho phép chấp nhận những điểm mù và những trường hợp không thể lường trước. Theo quan điểm của ông ấy, những cơ hội như vậy nảy sinh triền miên khi các nhà đầu tư trở nên quá bi quan về một công ty nói riêng hoặc các cổ phiếu nói chung: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi những người khác sợ hãi”. Mục tiêu của ông là vượt lên thị trường trong dài hạn và do đó, ông ấy đánh giá hoạt động đầu tư của mình dựa trên hiệu quả tương quan so với thị trường.
Ngược lại, tôi không đánh giá giá trị của các doanh nghiệp khác nhau. Thay vào đó, tôi so sánh các chứng khoán (securities) khác nhau trong cùng một công ty với mục tiêu tìm kiếm sai lệch định giá tương đối, từ đó tôi có thể xây dựng một vị thế phòng hộ hay bảo hiểm (hedging): vị thế mua (long position) với định giá thấp hơn tương đối, và vị thế bán khống (short position) với định giá cao hơn tương đối, từ đó tôi có thể có một lợi nhuận khả quan mặc cho thăng trầm thị trường.
Warren không để tâm đến những biến động đáng kể trong giá cả thị trường suốt nhiều tháng hoặc thậm chí vài năm vì ông tin rằng về dài hạn thị trường sẽ tăng mạnh và bằng cách thường xuyên đánh bại nó trong các giai đoạn dao động, sự giàu có của anh ấy sẽ vút lên gấp nhiều lần so với mặt bằng chung thị trường. Mục tiêu của ông ấy là tích lũy sao cho nhiều tiền nhất. Tôi thì thích sử dụng toán học để giải quyết một số câu đố thú vị, mà lần đầu tiên tôi tìm thấy trong thế giới cờ bạc, sau đó là trong thế giới đầu tư. Kiếm ra tiền đã khẳng định lý thuyết của tôi bằng cách cho thấy chúng hiệu quả trong thế giới thực. Warren bắt đầu đầu tư trong khi vẫn còn là một cậu bé và đưa đầu tư vào cuộc sống mình một cách xuất sắc. Những khám phá của tôi phù hợp với con đường của tôi – một nhà toán học và dường như dễ dàng hơn nhiều, giúp tôi dành phần lớn thời gian chăm sóc gia đình và theo đuổi sự nghiệp trong thế giới học thuật.
Mối tương quan của chơi bài Bridge và đầu tư chứng khoán
Bridge được các nhà toán học gọi là trò chơi của thông tin bất cân xứng. Việc xướng bài, diễn ra trước khi nhập ván chơi, đưa ra một số thông tin về bốn tay bài ẩn giấu của hai cặp chơi đối đầu với nhau. Khi các quân bài được thả xuống, người chơi tổng hợp thông tin qua xướng bài và các quân bài họ nhìn thấy từ đầu ván để suy luận ai đang giữ số quân bài còn lại. Thị trường chứng khoán cũng là một đấu trường của thông tin bất cân xứng và thậm chí tương đồng với bài bridge ở chỗ cả hai đều có mánh khóe riêng. Tương tự chơi bài bridge, bạn chơi tốt hơn trong thị trường nếu sớm nhận được nhiều thông tin hơn và tận dụng tốt cơ hội hơn. Không có gì ngạc nhiên khi Buffett, được cho là nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử cũng là là một tay nghiện bài bridge.
Ấn tượng với trí óc và phương pháp của Warren, cũng như chiến tích đầu tư của ông, tôi nói với Vivian rằng tôi có một niềm tin rồi thì anh ta sẽ trở thành người giàu nhất nước Mỹ. Buffett là một nhà định giá các công ty giá thấp sắc sảo và thông minh, vì vậy ông ta có thể tích lũy tiền bạc nhờ lãi kép vượt lên trên một nhà đầu tư trung bình. Ông ấy cũng vẫn có thể dựa vào tài năng của mình là chính, ngay cả khi số vốn tăng đến một lượng khổng lồ. Hơn nữa Warren cũng hiểu sức mạnh của lãi kép và, rõ ràng, đã lên kế hoạch áp dụng nó trong một thời gian dài.
Dự đoán của tôi trở thành sự thật trong vài tháng vào năm 1993, khi đó Buffett là người giàu nhất thế giới, cho đến khi bị Bill Gates vượt qua, và sau đó là một vài ông trùm dotcom khác. Buffett trở lại vị trí hàng đầu thế giới vào năm 2007, chỉ để đổi ngôi với người bạn chí cốt cùng chơi bridge với mình, Gates, vào năm 2008. Đến thời điểm đó, thời gian được ngồi cùng Warren Buffett trở thành một mặt hàng có giá trị lớn. Trong một cuộc đấu giá sôi nổi trên eBay, một nhà đầu tư người châu Á đưa giá hai triệu đô la, số tiền được quyên tặng cho tổ chức từ thiện, vì đặc quyền được ăn trưa cùng với Buffett.
Warren Buffett Chứng khoán không phải là sòng bạc, và những người đối xử với nó như một trò đỏ đen chỉ đang tự đẩy mình vào thất bại.Chỉ có nhà cái – các công ty môi giới và những người kiểm soát trò chơi – mới là người chiến thắng trong “cuộc chơi đỏ đen.” Nhà đầu tư cần hiểu rằng lợi nhuận bền vững đến từ sự kiên nhẫn và chiến lược, không phải từ vận may.
Giá bitcoin gần đây đã vượt quá 100.000 USD. Một số nhà đầu tư lão luyện trên Phố Wall như Larry Fink và Ray Dalio cũng chuyển từ thái độ phê phán sang ủng hộ bitcoin.
Khi nói về thói quen đầu tư thành công, không thể không nhắc đến bậc thầy đầu tư. Từ kinh nghiệm lâu năm, họ đã phát triển những thói quen và phương pháp đặc biệt, giúp họ đạt được thành công trong thị trường tài chính. Những thói quen này không chỉ giúp họ đạt được lợi nhuận mà còn tạo nền tảng cho sự ổn định và bền vững trong đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu về những thói quen đó và cách chúng giúp các bậc thầy đầu tư thành công.
Warren Buffett đang “đốt” $32 tỷ mỗi năm? Michael Saylor đưa ra lời thách thức với Bitcoin. Michael Saylor, đồng sáng lập và chủ tịch điều hành của Microstrategy, vừa có một tuyên bố gây chú ý khi chỉ trích chiến lược quản lý tiền mặt của Berkshire Hathaway, tập đoàn do huyền thoại đầu tư Warren Buffett điều hành. Trong buổi phỏng vấn trên PBD Podcast ngày 18/11, Saylor thậm chí khẳng định mình có thể thuyết phục Buffett chuyển sang đầu tư vào Bitcoin. Dự trữ tiền mặt lớn, lỗ lớn? Berkshire Hathaway hiện đang nắm giữ $325 tỷ tiền mặt, nhưng Saylor cho rằng đây là một chiến lược kém hiệu quả. “$325 tỷ đó đang phá hủy $32 tỷ mỗi năm. Họ đang đốt $3 tỷ mỗi tháng,” Saylor nhận định. Theo phân tích của ông, khoản tiền này chỉ tạo ra lợi suất ròng sau...
“Đầu tư không chỉ là một nghệ thuật, mà còn là cuộc hành trình khám phá chính mình” – Đây là tinh thần chủ đạo của cuốn sách “The Most Important Thing” của nhà đầu tư kỳ cựu Howard Marks, xuất bản năm 2011. Nhưng ít ai biết rằng câu chuyện đằng sau cuốn sách này là một sự kết hợp đầy ngẫu nhiên giữa lời mời bất ngờ từ Warren Buffett và hành trình phát triển triết lý đầu tư hơn bốn thập kỷ của Marks. Hành trình tìm kiếm “điều quan trọng nhất” Từ những năm đầu sự nghiệp, Howard Marks không hề có sẵn một triết lý đầu tư cụ thể. Thay vào đó, ông tiếp cận lĩnh vực này như một môn học trí tuệ, nơi mỗi bước đi được định hình bởi trải nghiệm và bài học từ thực tế. Năm 2003, ông viết một...
Điều quan trọng nhất – Mua khi người khác thoái chí bán ra và bán khi người khác hớn hở mua vào đòi hỏi can đảm to lớn, nhưng đem lại lợi nhuận cực kỳ xứng đáng.