fbpx

Tính toán cổ tức vào giá trị

Nhiều người hứng thú với việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trả cổ tức. Điều đó nghe thật hấp dẫn làm sao, mua một doanh nghiệp và họ sẽ trả tiền cho bạn đều đặn, cứ như thể bạn có máy in tiền vậy.

Nhiều người thậm chí còn cho rằng cổ tức là lý do duy nhất để sở hữu một công ty đại chúng, vì đó là những đồng tiền thật sự bạn có thể nhìn thấy được từ công ty. Bất cứ phần lợi nhuận nào khác từ cổ phiếu sẽ đến từ việc bạn bán cổ phiếu mình đang sở hữu cho một người nào khác. Điều này có chút khác biệt với việc sở hữu một công ty cá nhân. 

Trong một công ty tư nhân, dòng tiền tự do là của bạn để có thể làm những gì bạn muốn. Bạn có thể giữ nó lại để đầu tư vào một doanh nghiệp khác (hoặc vào một chuyến du lịch vòng quanh thế giới) hoặc để cho công ty sử dụng lại khoản tiền đó và có thể phát triển. Cổ tức được các công ty đại chúng chi trả vì hai lý do, và chỉ có một trong hai là lý do tốt. Lý do tốt chính là công ty có nhiều tiền mặt hơn khả năng sử dụng chúng để sinh lời cho cổ đông. Một vị CEO tốt biết rằng phần tiền thặng dư này thuộc về những người chủ, các cổ đông, bao gồm bạn. Lý do chính đáng duy nhất để ông ta giữ lại phần tiền không phải của mình là liệu ông ta có thể dùng nó để phát triển doanh nghiệp tăng trưởng ở tỉ lệ đủ cao để có thể biện hộ cho việc giữ tiền hay không. Chúng ta gọi tỉ lệ này là ROE (Return on Equity – Thu nhập trên vốn cổ phần), và như bạn đã biết, đây là một chỉ số cực quan trọng. Một vị CEO tốt sẽ đánh giá năng suất làm việc của đội ngũ của mình, một phần bằng khả năng đầu tư vốn cổ phần của họ. 

nhung-doanh-nghiep-nao-khat-no-co-tuc-ca-thap-ky-happy-live-1

Thực tế, người ta còn cho rằng giám sát sự phân bổ vốn cổ phần là công việc quan trọng nhất của một CEO. Một lựa chọn hợp pháp để phân bổ nguồn vốn chính là hoàn trả lại cho chủ nhân của nó, các cổ đông, khi vị CEO không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để dùng nó. (Vài vị CEO lại cho rằng cách “tốt hơn” chính là dùng nó để sắm cho riêng mình một chiếc chuyên cơ Gulfstream jet, nhưng khi họ làm điều này mà không cho thấy một lợi ích thực sự cho doanh nghiệp, có thể đã đến lúc chúng ta phải tìm một công ty khác để sở hữu). Lý do thứ hai chính là một lý do không tốt: vài công ty có lệ dành ra một tỉ lệ thu nhập để trả cổ tức nhằm tạo một ảo ảnh doanh nghiệp vững mạnh. 

Động thái này bắt nguồn từ đặc điểm của Ngài Thị Trường, vốn thích ảo ảnh về sự bền vững hơn là sự thật. Nếu thu nhập của doanh nghiệp bị lung lay, lượng tiền dùng để trả cổ tức cũng bị dao động, thế là ông ta đâm ra căng thẳng. Ông không muốn nhận cổ tức lúc thì cao lúc thì thấp. Ông ta muốn cổ tức phải ổn định, đẻ ra tiền đều như trái phiếu. Nếu điều ông muốn được thỏa mãn, ông ta sẵn sàng trả giá cao để mua cổ phiếu đó. Một số nhà điều hành (CEO), hành động theo bản năng, đã đáp ứng mong muốn của ngài thị trường bằng cách trả cổ tức đều đặn từ quý này sang quý khác. Việc trả cổ tức đều đặn này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cao tuổi đã nghỉ hưu vì họ nghĩ (một cách sai lầm) rằng trả cổ tức đều đặn cho thấy sự ổn định của doanh nghiệp và vì vậy mà việc đầu tư sẽ rất ít rủi ro. Một ví dụ điển hình như Công ty General Motor (GM). 

Payback Time, Ngày Đòi Nợ, Phil Town
Payback Time, Ngày Đòi Nợ, Phil Town

Nhiều năm liền, GM trả cổ tức đều đặn. Họ trả cổ tức 0.25 đô la mỗi cổ phiếu trong năm 2008. Quả là một hành động nhiệm mầu, vì vào thời điểm đó, họ đã sạch nhẵn tiền mặt và đang tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Không lợi nhuận, không dòng tiền mặt, tiền họ có là những đồng tiền đi vay. Để duy trì ảo ảnh doanh nghiệp vững mạnh, họ lại dùng tiền này để trả cổ tức, ảo ảnh lại được duy trì. Và, những nhà đầu tư khờ khạo bị huyễn hoặc bởi cổ tức sẽ tiếp tục giữ lại cổ phiếu. Một người bạn lớn tuổi của tôi (84 tuổi) ở Jackson Hole đã gặp tình trạng này. Trước khi chồng bà chết, ông dặn đi dặn lại bà phải giữ cổ phiếu GM vì công ty sẽ trả cổ tức cho bà. 

Ông đã không nhìn được tương lai 10 năm sau khi ông mất, và bà thì không biết gì hơn là nghe theo lời ông. Bà đã giữ cổ phiếu từ lúc nó còn ở giá 80 đô la cho đến khi mất giá hoàn toàn còn 0 đô la vào thời điểm tôi viết cuốn sách này. Sự sụp đổ của một cổ phiếu từng có giá 80 đô la mất nhiều năm, nhưng được che đi bởi cổ tức 13 đô la trong suốt thời gian đó. Đặt lên bàn tính, đây là một vụ đánh đổi chẳng tốt tí nào. Tại sao bà vẫn giữ chặt cổ phiếu này? Bởi vì GM luôn là cỗ máy trả cổ tức đều đặn, đến nỗi bà chẳng thể nào tin được họ đang gặp rắc rối. Năm 2002 tôi đi cùng bà đến tiệc sinh nhật của một người bạn và chúng tôi đã bàn về những khoản đầu tư của bà. Tôi đã bảo rằng GM đang gặp trục trặc và bà nên bán đi. Nhưng bà đã không tin vào điều đó. Bà bảo: “Nhưng nó vẫn trả cổ tức đều đặn cơ mà, như vậy ắt là nó vẫn hoạt động tốt đấy chứ.” Bà đã tin vào ảo ảnh, và đã mất hầu hết số tiền đầu tư vào GM. Người tốt thường hay bị che mắt bởi những trò lừa đảo. 

Tôi nhắc lại, cổ tức chỉ tốt nếu công ty không còn cách nào tốt hơn để sử dụng tiền của bạn”.

Tìm hiểu thêm trong quyển sách Ngày Đòi Nợ – Payback Time >>tại đây.

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm ấn phẩm bán chạy nhất của Happy Live

Ngày đòi nợ – Phil Town

Ngày Đòi Nợ, Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề