fbpx

Tôi đã đầu tư như thế nào trong giai đoạn khủng hoảng suy thoái kinh tế?

Giai đoạn chúng ta đang chứng kiến hiện tại dường như là sự kết hợp của một vài cuộc khủng hoảng sâu sắc mà thế giới đã trải qua, quá trình đầu tư của bạn phải được thiết kế theo cách suy xét đến thời điểm tồi tệ nhất. Đâu là kế hoạch và hành động vượt qua cuộc khủng hoảng?

Tôi đã đầu tư như thế nào trong giai đoạn khủng hoảng suy thoái kinh tế?

Một cổ phiếu tôi mua gần đây vào giữa tháng 2 năm 2020 đã giảm 60% so với giá mua ban đầu. Tôi đã mua thêm cổ phiếu sau khi nó giảm 20% từ lần mua đầu tiên của tôi, rồi tiếp tục mua thêm sau khi nó giảm 20% từ lần mua thứ hai, và mua thêm sau khi nó giảm 40% từ lần mua thứ ba. Tổng vốn đầu tư của tôi vào cổ phiếu chiếm khoảng 3% danh mục đầu tư, và nó giảm 55%.

Tổng khoản đầu tư vốn sở hữu của tôi – cổ phiếu và quỹ – giảm khoảng 25% trong một tháng qua.

Tổng tài sản tài chính ròng của tôi giảm 15%.

Vậy thì, điều gì khiến tôi yên tâm khi tổng tài sản tài chính ròng của mình bị đe dọa? Tiền mặt trong tay, số tiền tôi bắt đầu xây dựng từ cuối năm 2019, để tìm kiếm các cơ hội đầu tư không thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Cộng với khoản thu nhập có được trong vài tuần qua.

John Lennon từng nói “Cuộc sống là những thứ cứ tiếp diễn trong khi bạn đang bận bịu lên kế hoạch”.

Tôi đã đầu tư như thế nào trong giai đoạn khủng hoảng suy thoái kinh tế?

Đầu tư không có gì khác biệt cả. Trong khi tất cả chúng ta đều đang kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế để làm nền tảng cho việc định giá cao cổ phiếu của mình, không ai có thể dự báo được viễn cảnh xảy ra khủng hoảng, chúng ta lại gặp phải một cuộc khủng hoảng với quy mô không thể đo lường được.

Dù sao, lý do tôi viết bài hôm nay là vì một vài độc giả và nhiều bạn bè của tôi đã hỏi rằng tôi đang đầu tư tiền của mình như thế nào qua cuộc khủng hoảng này dưới những lo ngại về dịch bệnh và suy thoái kinh tế.

“Không có gì thay đổi nhiều”, là câu trả lời thông thường của tôi.

Trong khi những gì chúng ta đang chứng kiến hiện tại dường như là sự kết hợp của một vài cuộc khủng hoảng sâu sắc mà thế giới đã trải qua, quá trình đầu tư của bạn phải được thiết kế theo cách suy xét đến thời điểm tồi tệ nhất.

Do vậy, đây là kế hoạch và hành động của tôi để vượt qua cuộc khủng hoảng này:

1. Tôi luôn dành ra quỹ khẩn cấp cho khoảng 8 tháng chi tiêu của gia đình mình, mà hiện tôi tăng lên thành 12 tháng. Gần 20% số tiền này ở dạng tiền mặt và phần còn lại nằm trong một số quỹ dễ thanh khoản. Tôi không sử dụng hoặc lên kế hoạch sử dụng quỹ này cho bất kỳ mục đích nào khác, bao gồm đầu tư vào cổ phiếu, tuy nhiên có thể xem xét các cơ hội hấp dẫn. Những quỹ này chỉ dành cho trường hợp khẩn cấp của gia đình, và do đó bất khả xâm phạm.

2. Tôi có bảo hiểm dài hạn cho bản thân và bảo hiểm y tế cho cả tôi và gia đình. Tôi không có ý định thay đổi số tiền bảo hiểm và cũng không có kế hoạch cho sô tiền này trong vài năm tới.

3. Trong tổng các khoản đầu tư tài chính của gia đình khoảng 80% được đầu tư vào 18 cổ phiếu, 10% trong ba chương trình quỹ đầu tư vốn sở hữu, 5% trong hai chương trình quỹ thanh khoản (không tính quỹ khẩn cấp) và 5% trong PPF. Tôi không giữ nhiều tiền mặt trong tay, và tiền trong tài khoản ngân hàng của tôi đều được chuyển sang quỹ thanh khoản. Giữa cuộc khủng hoảng đang diễn ra, tôi giữ một số tiền mặt tại nhà, nhưng đó là để phục vụ các nhu cầu cần thiết, vì ý tưởng đi đến ngân hàng hoặc ATM là điều không hay ở hiện nay.

4. Chúng tôi cũng có một số vàng trong ngân hàng. Tôi không thể coi đó là một khoản đầu tư, vì nó không tạo ra dòng tiền. Nó chỉ nằm ở đó, và tôi không muốn làm bất cứ điều gì với nó (đừng hỏi tôi tại sao!).

5. Tôi tiết kiệm hơn 70% thu nhập hàng tháng của mình và tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu hàng tháng. Bây giờ tôi cũng đang làm điều đó, và không lo lắng về những gì đã xảy ra với danh mục đầu tư hiện tại của mình trong vài tuần qua cũng như những gì có thể xảy ra với các khoản đầu tư mới của tôi trong vài tháng tới. Tỷ lệ tiết kiệm cao luôn luôn là quan trọng, đặc biệt trong thời gian bất định cao. Bởi vì bạn học cách sống tiết kiệm hơn, bạn sẽ được “ân xá” đối với một vài sai lầm đầu tư và suy thoái thị trường. Về cơ bản, tỷ lệ tiết kiệm cao giúp bạn sống sót sau những sai lầm và thời gian khó khăn như vậy, và sống còn là tất cả những gì bạn cần để đảm bảo xây dựng danh mục đầu tư dài hạn.

6. Hầu hết thời gian, tôi không có thông tin chi tiết ngoài ý tưởng sơ bộ về những gì cổ phiếu và quỹ đầu tư của mình. Chỉ vài tháng một lần, hoặc khi tôi cần tính toán để viết những bài viết như thế này, tôi mới cập nhật trang tính của mình. Tôi muốn dành thời gian cho công việc để có thể tăng thu nhập của mình và sau đó tiết kiệm và đầu tư phần lớn vào cổ phiếu, hơn là việc lúc nào cũng tính toán giá trị tài sản của mình (khiến cái tôi của chúng ta bị thổi phồng hoặc xì hơi), cả hai đều không có giá trị nào.

7. Trong khi vấn đề khủng hoảng còn chưa phân định, tôi dự định tiếp tục đầu tư nếu mua được cổ phiếu của doanh nghiệp tuyệt vời ở giá rẻ. Tôi không lo lắng nếu cổ phiếu của tôi, được mua vào ngày hôm nay, giảm 50% trong 1-2 tháng tới. Khả năng đó thực sự có thể xảy ra khi nhìn vào những gì thế giới đang trải qua. Nhưng tôi có kế hoạch tiếp tục đầu tư theo cách đứt đoạn, và nhiều hơn nữa nếu giá thậm chí còn rẻ hơn. Một lần nữa, đây là khoản tiền tôi sẽ không cần dùng đến trong 5 năm tới. Hy vọng sẽ trở thành một người tiết kiệm ròng trong nhiều năm tới, tôi luôn tìm kiếm giá cổ phiếu rẻ hơn. Và thời điểm hiện tại cung cấp những cơ hội như vậy.

Tôi đã sống sót sau vụ sụp đổ năm 2008, nhờ vào khoản tiết kiệm cao, và rất nhiều may mắn. Tôi đang đặt hy vọng vào tiền mặt trong thời gian này, và tôi cũng tin rằng cả thế giới sẽ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này mặc bao nỗi đau khủng khiếp.

Tiền là thứ cuối cùng tôi phải lo lắng khi mọi người đang lâm nguy ở mọi nơi. Nhưng tôi sẽ tiếp tục đầu tư, không hối tiếc về những gì đã xảy ra hay lo lắng về những gì có thể xảy ra.

“Cuộc sống sẽ tự tìm cách sinh sôi”, trích lời bác sĩ Ian Malcolm trong bộ phim Công viên kỷ Jura. Tôi cũng tin như vậy.

Bạn thân mến, tôi cũng mong bạn an toàn.

Nguồn: safalniveshak, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề