Tóm lược sách: The one-page financial plan – Lập kế hoạch tài chính trên 1 trang giấy
The one-page financial plan (2015) làm cho việc hoạch định chi tiêu trở nên dễ dàng: khi bạn biết tại sao tiền quan trọng với bạn, thì giờ chỉ là vấn đề của việc làm sao để chắc chắn rằng bạn có đủ để làm điều bạn muốn, cho dù là tạo ra nguồn thu nhập ổn định hay tiết kiệm cho tương lai. Giải pháp hoạch định đơn giản này sẽ mang đến cho bạn công cụ, chỉ dẫn, và những mánh để mà bạn cần để hiện thực hóa ước mơ tài chính của mình.
Ai nên đọc sách này?
– Bất kì ai cần hoạch định cho tương lai tài chính của mình
– Bất kì ai muốn tiết kiệm
– Những ai cho rằng hoạch định chi tiêu là vớ vẩn và chán ngắt
Tác giả sách
Carl Richards là nhà tư vấn tài chính hàng đầu và là cây bút nổi tiếng cho chuyên mục Yahoo Finance cũng như trên New York Times. Ông cũng là tác giả của cuốn sách được nhiều ca tụng “The Behavior Gap”
Có gì trong cuốn sách này?
1. Tiết kiệm tiền với bản kế hoạch tài chính cá nhân
Kể cả bạn không là một gã đầu tư loạn trí chăm chăm đến từng đồng đô la hay một tay cờ bạc, bạn có thể vẫn nghĩ về tiền nhiều hơn bạn muốn thừa nhận. Nào là tiền thuê nhà, tiền chăm sóc con cái, và đột nhiên bạn cần phải sửa chữa xe cộ nữa. Rồi cuối mỗi tháng bạn chẳng còn đồng nào để giúp bạn làm điều bạn muốn làm.
Cái bạn cần là một bảng kế hoạch tài chính được “may đo” phù hợp với đời sống và nhu cầu của bạn. Nó nghe có vẻ đáng sợ và nhàm chán, nhưng những gì sau đây sẽ chỉ cho bạn thấy việc lập ra kế hoạch tài chính cá nhân sẽ không chỉ làm cho đời sống của bạn thôi phiền muộn, căng thẳng mà còn rất vui thú nữa. Và khi bạn để ý rằng một vài thay đổi nho nhỏ sẽ giúp giải thoát bạn khỏi những đau đầu của tiền bạc để làm điều mà bạn đề cao, bạn sẽ dễ dàng kết dính (stick) với hoạch định của bạn và tạo thêm nhiều thay đổi.
Sau đây, bạn sẽ học được
– Cách để biến hoạch định ngân sách thành một trò chơi;
– Tại sao bạn nên thôi mua sắm trên Amazon một thời gian; và
– Tại sao bạn không nên bị phụ thuộc vào những lời khuyên đầu tư trên CNBC
2. Trước hết, hãy khám phá vì sao tiền lại quan trọng với bạn
Nền tảng của mọi kế hoạch tài chính thành công nằm ở việc trả lời câu hỏi siêu đơn giản: tại sao tiền lại quan trọng với tôi? Hãy dành ra chút thời gian và ngẫm nghĩ về câu hỏi này trước khi đọc tiếp và có thể viết ra giấy, vì sau đó bạn sẽ cần đến nó đấy.
Khi hỏi tại sao tiền lại quan trọng với mình, bạn có thể xác định điều mà bạn cho là có giá trị với bạn (đề cao), điều này sẽ giúp bạn phát thảo nên một bản kế hoạch tài chính phù hợp với nhu cầu của chính bạn.
Chẳng hạn, nghĩ về lần cuối bạn đi khám bênh. Bác sĩ không kê đơn giống nhau cho tất cả các bệnh nhân. Họ sẽ cần hỏi điều gì đã xảy ra với bạn để xác định phương pháp điều trị cho phù hợp.
Tương tự với các bản kế hoạch tài chính. Biết được vì sao bạn cho rằng tiền rất giá trị với bạn sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình tài chính của mình. Chỉ khi đó bạn mới có thể có được “liệu trình” hiệu quả cho chính mình.
Ai đó muốn tiết kiệm tiền để du lịch khắp thế giới và người khác lại muốn có được kế hoạch hưu trí an toàn, và hẳn là họ sẽ có những kế hoạch tài chính khác nhau. Trong khi đó có thể có người muốn đầu tư vào chứng khoán, trong khi người khác lại muốn đầu tư vào một quỹ hưu trí tốt tốt nào đấy.
Biết được lý do cũng có thể giúp bạn đánh giá các mà bạn sử dụng thời gian liệu có phản ánh các giá trị của chính bạn. Thử hình dung rằng bạn đề cao tiền vì nó mang đến sự tự do tài chính cho bạn để bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Giờ thì hình dung rằng bạn đang kinh doanh riêng và dành toàn thời gian cuối tuần trên Twitter để tăng thêm người theo dõi bạn để tăng thương hiệu cá nhân. Bạn dành hầu như thời gian của mình trên Twitter đến nỗi bỏ lỡ luôn cả buổi trò chuyện khi ăn tối cùng gia đình. Bạn bận trả lời tweets và kiểm đếm người theo dõi. Bạn có đang thực sự sống với các giá trị của mình không?
Giờ thì bạn đã xác định được vì sao tiền quan trọng với bạn, tiếp theo hãy thử định ra những mục tiêu tài chính mà bạn đang hướng đến.
3. Đoán xem mục tiêu của bạn là gì và điều chỉnh mình để đạt được chúng
Nghĩ lại cách đây 20 năm chắc bạn chẳng bao giờ đoán được là sẽ có những ứng dụng miễn phí như Skype hay Whatsapp có thể làm cho hóa đơn điện thoại giảm bớt? Tương lai không thể đoán định được. Bản tài chính của bạn và những mục tiêu đi kèm nên đủ linh động với sự bất định này.
Bước đầu tiên trong việc phát triển các mục tiêu là chấp nhận rằng bạn không có cách nào để đoán chính xác được tương lai. Bạn có thể nghĩ đến hoạch định tài chính như là chuẩn bị cho kì nghỉ của bạn vậy. Kể cả bạn có đặt cùng mục tiêu, như địa điểm bạn sẽ đến, điều bạn sẽ làm, bạn vẫn nên chuẩn bị sẵn tinh thần cho những điều bất ngờ xảy đến. Ví dụ, bạn không thể lái xe hay dã ngoại nếu có bão. Tại sao không thay thế kế hoạch này bằng việc đi bảo tàng?
Hoạch định kế hoạch tài chính cũng vậy. Các mục tiêu không phải là bất di bất dịch, vậy nên hãy sẵn sàng thay thế chúng nếu lỡ không được như ý.
Chẳng hạn một trong những kế hoạch của bạn là trả hết 40,000 đô la tiền vay nợ học tập trong 3 năm. Đột nhiên khủng hoảng tài chính xảy ra và làm bạn không có khả năng tiết kiệm nhiều như bạn dự tính. Thay vì bám chặt vào kế hoạch ban đầu, bạn có thể điều chỉnh và đặt ra hạn mức mới là 28,000 đô la trong 3 năm.
Mỗi khi bạn nghĩ đến thực tế bất đoán định của tương lai, bạn cần viết xuống các mục tiêu của mình. Nhưng mục tiêu nên ra sao đây?
Giả sử đây là phản hồi của bạn cho câu hỏi “Tiền thì quan trọng vì nó giúp mang đến những cơ hội tốt nhất cho con cái của tôi và giữ cho chúng an toàn.”
Một vài mục tiêu bạn có thể cân nhắc như
– Trong 2 năm, tôi muốn có một khoản tiền đủ để hỗ trợ tài chính một phần cho việc học của con tôi
– Năm tới, tôi muốn con gái của mình được tham dự chương trình giao lưu ở nước ngoài trong 3 tháng
– Tôi muốn mở ra các khoản quỹ khẩn cấp để hỗ trợ chúng trong trường hợp chưa tìm được việc ngay khi ra trường
Cho dù mục tiêu của bạn là gì đi nữa, nhớ rằng, bạn luôn có thể thay đổi để thích nghi với thời thế
4. Đánh giá tình trạng tài chính của bạn bằng cách lập ngay một bảng cân đối kế toán đơn giản
Những giá trị của bản thân và các mục tiêu đã dẫn đường cho bạn dù cho tình hình tài chính của bạn có đang ra sao đi nữa. Tuy nhiên, trước khi bạn có thể thực sự ra bất kì quyết định gì về những hành động cần làm, bạn cần hiểu tình hình hiện tại.
Thấu hiểu các khoản nợ và tài sản sẽ giúp bạn có những bước đi cần thiết để đạt các mục tiêu của mình.
Nhưng bạn nghĩ xem nếu bạn không biết hoặc không muốn biết chính xác tình hình tài chính của bạn. Không có những thông tin này, làm sao bạn có thể biết bạn cần làm gì để đạt được điều bạn muốn?
Để thấy rõ tình hình tài chính của mình, hãy làm một bản cân đối kế toán đơn giản (bản cân đối). Vẽ hình chữ T trên giấy, đặt tất cả tài sản của bạn như các khoản đầu tư, tiết kiệm bên trái và các khoản bên phải là nợ như thế chấp, các khoản nợ. Lấy tài sản trừ cho nợ để biết tài sản ròng của bạn. Viết lên phía trên chữ T khoản này.
Khi mọi thứ đã được bày ra rõ ràng trên bàn, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh nơi bạn đang đứng và định ra những bước đầu tiên cho mình. Ví dụ, nếu bạn nhận ra bạn đang nợ 5,000 đô la vay nợ học tập, hành động đầu tiên của bạn có thể sẽ là lập kế hoạch trả sạch nợ này.
Bên cạnh tính hữu ích của việc xác định các bước tiếp theo, thấu hiểu tình trạng tài chính của mình có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng về tài chính và thêm khả năng hiện thực hóa những hành động của mình.
Tưởng tượng xem nếu bạn không thể trả các khoản thế chấp và cứ phân vân, trì hoãn liên lạc với bên cấp tín dụng trong nhiều tuần. Nhưng khi bạn gọi họ, bạn phát hiện là bạn đang nợ bao nhiêu và bạn có thể có kế hoạch hợp lý để biết bạn có thể thanh toán trong chừng mực nào.
Hoặc là bạn sẽ nhận ra rằng bạn còn nợ quá nhiều tiền mua xe, trong khi bạn không sử dụng chiếc xe này nhiều. Vậy tốt hơn là bán nó đi để giải phóng mình khỏi tình trạng nợ nần.
Giờ bạn hiểu những điều cơ bản để lập nên kế hoạch tài chính. Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về những chỉ dẫn thực tế về cách chi tiêu và tiết kiệm hợp lý nhằm giải phóng những nguồn lực bạn có để đầu tư thông minh và đạt được các mục tiêu của bạn.
5. Kiểm tra việc chi tiêu của bạn bằng hoạch định ngân sách (budgeting)
Hoạch định ngân sách thực sự cần thiết và nó nói về việc bạn có cái nhìn rõ ràng về cách bạn chi tiêu và giúp đưa ra những điều chỉnh kịp thời để đạt được các mục tiêu tài chính. Để hoạch định được hợp lý, điều quan tronngj là hiểu bạn đang chi tiêu ra sao và bạn có đang chi tiêu nhằm hướng tới các mục tiêu và giá trị của mình.
Nhiều người cho rằng hoạch định và kiểm tra chi tiêu là buồn tẻ, chán ngắt và như là hình phạt cho những ai thiếu tính kỷ luật hơn là công cụ của sự thành công về tài chính. Trong thực tế, thành công về tài chính chỉ thực sự khả dĩ nếu bạn giỏi hoạch định ngân sách, kiểm tra xem bạn chi tiêu ra sao và đo lường liệu có những mâu thuẫn nào với mục tiêu và giá trị của bạn, cùng với đó là những điều chỉnh hợp lý, kịp thời.
Ví dụ, nếu một trong những mục tiêu của bạn là du lịch nhiều hơn nhưng bạn dành 30% thu nhập cho tiệc tùng và những bữa tối xa xỉ, mục tiêu chi trả cho chuyến đi Việt Nam của bạn có thể là khó khăn, thậm chí bất khả. Bạn sẽ phải có những điều chỉnh để biến mong muốn này thành hiện thực.
Bắt đầu bằng việc liệt kê ra những chi tiêu cố định và tìm xem có chỗ nào có thể giảm bớt được hay không hoặc là chuyển thành chi phí khác.
6. Hãy xem việc tìm kiếm này như một trò chơi và thử thách
Hãy có những nỗ lực với đầy đủ nhận thức rằng bạn sẽ chi tiêu bớt đi. Thay vì sử dụng phương tiện công cộng, bạn có thể sử dụng xe đạp để đi làm. Thay vì ăn trưa ở hàng quán, bạn có thể làm sandwich để mang theo. Thay vi đi xem phim, bạn có thể tản bộ qua nhà hàng xóm hoặc khám phá những nơi bạn chưa từng để ý trước đó. Mỗi hai tháng một lần, bạn kiểm tra lại xem bạn đã thành công được bao nhiêu ngày như thế.
Một thách thức khác là bạn có thể thử có ít giao dịch nhất có thể trong mỗi tuần. Nếu bạn có người yêu hay vợ/chồng, bạn có thể cạnh tranh với nhau. Nếu bạn là người thường mua sách ngẫu nhiên trên Amazon, lần tới khi bạn đã đổ đầy xe mua hàng ảo của mình, hãy để đó vài ngày và sau đó kiểm tra lại xem liệu bạn có cần đến nó nữa không rồi hãy mua nhé.
Những thách thức này không chỉ vui nhộn, chúng còn giúp bạn cân đối lại thói quen chi tiêu và làm rõ những điều bạn cần chi và những gì thừa thãi quá mức cần thiết với bạn.
Tiết kiệm nhiều nhất có thể và xem việc trả nợ là hình thức đầu tư
Ngược lại với cách nghĩ phổ biến, nguyên tắc vàng như tiết kiệm một tỉ lệ phần trăm nào đấy trong thu nhập mỗi tháng không hữu ích với mọi người trong việc đạt tới mục tiêu tài chính. Tương tự như việc kế hoạch tài chính của bạn có tính cá nhân, kế hoạch tiết kiệm cũng như thế. Mục tiêu nên là tiết kiệm nhiều nhất có thể, số tiền tùy vào tình trạng mà chỉ bạn mới có và mới hiểu.
Khi bạn đã định ra mức bạn cần tiết kiệm, bạn có thể làm cho cuộc sống của mình dễ thở hơn với việc tự động hóa quy trình. Hãy xem xem, nếu bạn có khả năng tiết kiệm 300 đô la mỗi tháng, bằng cách thực hiện giao dịch tự động, bạn sẽ bớt phải suy nghĩ về việc chi tiêu hay tiết kiệm. Bạn có thể quên mất, nhưng may thay sau đó số tiền tiết kiệm của bạn đã tăng lên đáng kể sau nhiều năm bạn kiểm tra lại.
Cùng với việc tiết kiệm, thanh toán các khoản nợ, bắt đầu với những khoản nợ phải trả lãi cao trước.
Trả nợ cũng cần thiết, như một khoản đầu tư cho tương lai tài chính của bạn. Nếu bạn nợ nần chồng chất với thẻ tính dụng cho những thứ không ăn nhập gì với mục tiêu của mình, hẳn là bạn đang rất bận rộn để trả lãi vay thay vì bạn có thể tiết kiệm.
Bạn nói KHÔNG với những mục tiêu mà bạn đặt ra và CÓ cho thứ khác. Nếu “thứ khác” này thực sự quan trọng, có lẽ bạn cần xem xét lại các mục tiêu của mình.
Bạn đã xác định được tiền của bạn từ đâu tới, cách bạn chi tiêu, và bạn có kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Cuối cùng, bạn sẽ nhìn xem khoản mục cuối trong kế hoạch của bạn: đầu tư.
7. Hãy đầu tư như một nhà khoa học và đa dạng hóa khoản đầu tư
Có vô số các hoạt động kinh doanh, các quỹ, định chế tài chính hứa hẹn những khoản lời hấp dẫn trên vốn đầu tư. Vậy thì làm sao để bạn biết chỗ nào nên đầu tư vào? Bạn có nên nghe theo lời khuyên của bạn bè, gia đình, hay những lời tư vấn mùi mẫn, hấp dẫn của những chuyên gia trên CNBC?
Bạn có thể, nhưng sau đó bạn có lẽ đang suy đoán/đầu cơ (speculate) hơn là thực sự đầu tư (invest), chẳng hạn đưa ra quyết định dựa trên cảm hứng hơn là cân nhắc tính toán. Để có những khoản đầu tư tốt, hãy xem việc đầu tư như khoa học.
Một cách để tránh những lỗi và rủi ro tài chính là tìm tư vấn từ những học giả, những người đánh giá các ẩn phẩm về đầu tư. Người ta luôn tìm cách làm cho tiền của họ tăng trưởng trong thời gian dài, và những chuyên gia đã nghiên cứu về đầu tư trong nhiều năm, Dự báo cổ phiếu sẽ biến động ra sao trong tương lai đầy phức tạp, chắc chắn chỉ để cho linh tính giúp thôi là chưa đủ.
Trước khi bạn quyết định đầu tư, nghiên cứu kĩ lưỡng như là nhà khoa học. Nếu không có thể bạn sẽ phải hối tiếc.
Cùng với việc xem đầu tư như là khoa học, bạn cần biết giảm thiểu rủi ro bằng các đa dạng hóa danh mục đầu tư, hoặc chia khoản đầu tư ra trên nhiều loại chứng khoán.
Không có một chứng khoản nào có thể đảm bảo chiếc vé đến sự thịnh vượng tài chính, nếu loại chứng khoán đó có tồn tại, bạn khó mà có thể tìm ra nó. Có bao nhiêu người có thể đoán rằng Facebook sẽ trở nên lớn đến thế khi nó thực hiện phát hành cổ phần ra công chúng lần đầu? Bao nhiêu có thể đoán rằng khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra vào năm 2008?
Danh mục của bạn nên có sự trộn lẫn, bao gồm các công ty trong nước và quốc tế, công ty lớn và nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với cách này, bạn có thêm cơ hội để tạo ra thu nhập và đạt đến mục tiêu tài chính của mình.
Kết
Thông điệp chính của cuốn sách
Một kế hoạch tài chính bắt đầu khi bạn hỏi chính mình về tầm quan trọng của tiền với bạn và được ra những mục tiêu phản ánh suy nghĩ trên. Suy đó, bạn đánh giá chi tiêu của mình, các khoản tiết kiệm, đầu tư, và đưa ra những điều chỉnh để giúp bạn luôn đi đúng con đường đạt đến mục tiêu.
Lời khuyên hành động
Hãy trao đổi với người bạn đời của bạn về tài chính.
Nếu bạn chia sẻ câu chuyện tài chính với bạn đời của mình, bạn cần để họ cùng tham gia hoạch định tài chính với bạn nhằm biết được liệu những giá trị của hai bên có trùng lắp với nhau hay không có chút tương thích nào. Bằng cách này, đôi bên có thể cùng hỗ trợ nhau để hướng tới một tương lai tài chính mang đến lợi lộc cho đôi bên.
Nguồn: Minh Nhật, Nhatkyhoctap/ Blinkist