fbpx

Top 6 chiến lược được Warren Buffett sử dụng xuyên suốt sự nghiệp

Khi Bill Gates lần đầu tiên gặp Warren Buffett tại nhà mẹ của Bill Gates, bà đã đặt câu hỏi cho mọi người xung quanh để chia sẻ về một nhân tố quan trọng nhất trong thành công của họ. Gates và Buffett đã có cùng một đáp án: “Tập trung”.

Top 6 chiến lược được Warren Buffett sử dụng xuyên suốt sự nghiệp

Khi tôi nói với mọi người rằng Warren Buffett tuân theo quy tắc 5 giờ và dành đến 80% thời gian để đọc và suy nghĩ, họ đều có một phản hồi ngay lập tức và có thể dự đoán trước được “Tốt thôi, ông ta có thể làm như vậy bởi vì ông ta là Warren Buffett, là một trong những người giàu nhất thế giới. Tôi không bao giờ làm được như vậy”.

Trong khi câu trả lời như thế này sẽ làm mọi người cảm thấy tốt hơn về bản thân mình, nhưng nó chắc chắn không giúp họ trở nên thông minh hơn.

Bởi vì sự thật là: Buffett dành hầu hết thời gian của mình để đọc và suy nghĩ kể từ khi ông còn là một cậu bé cắp sách tới trường. Có thêm nhiều tiền hoặc quản lý một công ty lớn không hề cho bạn thêm thời gian rảnh.

Thời giản rảnh không bao giờ được mặc định. Mọi người không hề có một lượng thời gian rảnh rất lớn trừ khi họ nghỉ hưu. Nói đúng hơn, thời gian rảnh là kết quả của một chiến lược.

Tò mò về những chiến lược độc nhất của Warren Buffett, tôi đã đọc rất nhiều sách về ông, đọc hầu hết các thư gửi cổ đông hàng kỳ của ông và coi gần như tất cả các bài phỏng vấn về ông.

Và đừng nhầm lẫn về điều đó, đằng sau phong thái vui nhộn của Warren Buffett, ông là một người theo chủ nghĩa ưu tiên lạnh lùng và tàn nhẫn nhất trên thế giới.

Dưới đây là top 6 chiến lược mà Warren Buffett đã sử dụng xuyên suốt sự nghiệp của mình để có được nhiều thời gian dành cho việc đọc và suy nghĩ. Bạn có thể tham khảo nó để có thể có thêm thời gian dành cho những việc bạn cho là quan trọng nhất mỗi ngày.

Chiến lược 1 của Warren Buffett: Xóa bỏ những công việc bận rộn

Buffett loại bỏ hầu như tất cả các nhiệm vụ với tư cách là CEO ra khởi thời gian biểu của mình:

– Không bao giờ nói chuyển với các nhà phân tích (Buffett ước tính được rằng có khoảng 20% thời gian của các CEO được sử dụng để nói chuyện với các chuyên gia Wall Street)

– Ông hiếm khi nói chuyện với truyền thông

– Ông không tham gia các dự kiện công nghiệp

– Ông sống cách xa New York, ông ở Omaha, Nebraska trong hầu hết sự nghiệp của mình

– Ông hiếm khi tham gia các cuộc gặp gỡ nội bộ với tư cách là CEO

Và điều quan trọng ở đây là các quyết định này không tự nhiên mà xảy ra, nó đòi hỏi phải liên tục chống lại các áp lực xã hội to lớn.

Chúng ta cùng nhìn sâu vào việc làm sao Buffett đối phó với phiền nhiều và các nghĩa vụ thông qua phi công riêng của ông, Michael Flint. Buffett từng chia sẻ cho Flint chiến lược 3 bước của mình.

  1. Đầu tiên, Buffett yêu cầu Flint viết xuống 25 mục tiêu của anh xuống giấy
  2. Tiếp theo, ông yêu cầu anh khoanh tròn 5 mục tiêu quan trọng nhất
  3. Cuối cùng, ông yêu cầu Flint dùng 20 mục tiêu mà anh không khoanh tròn và bỏ chúng vào một danh sách có tên “tránh bằng mọi giá”. Đây chính là chỗ mà chúng ta thấy được rằng Buffett là một thiên tài về vấn đề ưu tiên. hầu hết mọi người chỉ đơn giản là chỉ tập trung vào 5 mục tiêu hàng đầu và làm việc không liên tục trên các mục tiêu còn lại. Nhưng Buffett thì khác, ông đã khuyên Flint “Bất kể điều gì đi chăng nữa, những thứ này sẽ không có được sự chú ý từ anh cho đến khi anh hoàn thành top 5 mục tiêu quan trọng nhất của mình”

Chiến lược của Warren Buffett có một số điều cơ bản như sau:

20% ưu tiên thường sẽ chiếm 80% kết quả của chúng ta.

Các mối đe dọa thực sự đối với thời gian của chúng ta không phải là những phiền nhiễu mà chúng ta nhận thấy. Hơn thế nữa, mối đe dọa thực sự là những con sói đội lốt cừu – những hoạt động khiến bạn thấy mình đang làm việc thật sự chăm chỉ, nhưng những điều này lại không hề giúp bạn nhiều. Cách tiếp cận ba bước của Buffett giúp bạn chống lại điều này.

Thách thức thật sự của việc ưu tiên là nói không. Thật dễ dàng để nói có. Thật sự khó để nói không với các công việc bận rộn mang lại cho bạn cảm giác thỏa mãn – đáp ứng một nghĩa vụ với người khác, thực hiện những công việc dễ dàng, viết mail.

Chiến lược thứ 2: Chỉ làm việc với những người mà bạn nhận thấy rằng bản thân có thể làm việc với họ suốt đời

“Nếu tôi không thể cảm thấy tôi có thể làm việc với người đó cả đời, tôi sẽ không làm việc với họ dù chỉ một ngày” – Naval Ravikant

Tương tự như cách mà Buffett kiểm soát cuộc sống của mình, ông cũng kiểm soát những người có thể làm việc chung với ông.

Buffett chỉ làm việc với những CEO mà ông ta tin tưởng, người có thể tạo ra kết quả và người mà ông nhận thấy rằng bản thân mình có thể làm việc chung với họ trong một thời gian dài. Và kết quả là ông không cần đàm phán và siêng năng trước khi mua một công ty và ông không phải luôn luôn kiểm soát những CEO làm việc cho mình. Hơn thế nữa, ông tận hưởng những cuộc hội thoại với CEO của mình.

(Luôn lưu ý về “tin tưởng”. Buffett đã đúc kết được điều này từ nhiều công ty mà ông đã mua, có tài chính tốt nhưng lại có những CEO ông không tin tưởng)

Buffett cũng áp dụng cùng một tiêu chí cho những người làm việc chung đội ngũ với ông – nhiều người trong số họ đã làm việc với ông đến cả thập kỷ.

Chiến lược thứ 3: Giữ mọi thứ đơn giản

Buffett cắt giảm gần như toàn bộ máy quan liêu trong công ty của mình. Danh mục công ty của Berkshire Hathaway có tới 400k nhân viên nhưng trụ sở công ty chỉ có khoảng hơn 20 người. Đây là tấm hình chụp tiệc giáng sinh năm 2014 của một trong những công ty lớn nhất thế giới.

Cuộc sống cá nhân của Buffett cũng rất đơn giản. Ông sống trong một căn nhà rất khiêm tốn (ông đã ở đó được 60 năm) và chỉ tiêu khoảng 100k$ mỗi năm.

Khi sự nghiệp, cuộc sống hoặc doanh nghiệp của chúng ta phát triển, sẽ có nhiều vấn đề phức tạp được thêm vào.

Nếu chúng ta muốn thu lợi nhuận nhiều hơn thì chúng ta phải thuê nhiều nhân công hơn. Khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn, thật bình thường nếu chúng ta tiêu xài nhiều hơn.

Điều thật sự sức mạnh và độc nhất là giữ mọi thứ đơn giản. Điều này cần nỗ lực và kỹ năng và đây chính là một phần tạo nên con người thiên tài của Warren Buffett.

Thật kỳ quặc khi nói điều này, nhưng một trong những người giàu nhất thế giới cũng có thể là một trong những người theo chủ nghĩa tối giản nhất, khi bạn so sánh cuộc sống mà Buffett có thể sống với cuộc sống mà ông chọn để sống. Nó hoàn toàn khác biệt!

Hãy đơn giản hóa mọi việc!

Chiến lược thứ 4: Tập trung vào một số ít khoản đặt cược có chất lượng cao

Warren Buffett chỉ thực hiện một số ít các khoản đầu tư mỗi năm.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi nghe điều này tôi đã thật sự bị sốc “Làm thế nào mà một nhà đầu tư giàu có nhất lịch sử loài người lại thực hiện rất ít giao dịch?”

William đã trả lời câu hỏi này trong cuốn sách The Outsiders của ông:

“Buffett tin rằng lợi nhuận phi thường đến từ danh mục đầu tư tập trung, những ý tưởng đầu tư tuyệt vời là rất hiếm, và ông cũng thường lặp lại với sinh viên rằng kết quả đầu tư của họ sẽ được cải thiên nếu tại thời điểm họ bắt đầu sự nghiệp, họ được trao cho một cái thẻ đục lỗ gồm 20 lỗ đại diện cho tổng số khoản đầu tư mà họ có thể thực hiện trong cuộc đời. Như ông đã tóm tắt trong báo cáo thường niên năm 1993, ‘chúng tôi tin rằng chính sách tập trung danh mục đầu tư có thể giúp chúng ta giảm rủi ro, cường độ mà một nhà đầu tư nghĩ về một doanh nghiệp và mức độ thoải mái mà anh ta cảm thấy với các đặc điểm kinh tế trước khi mua vào cũng giúp khoản đầu tư của anh ấy giảm thiểu rủi ro”

Chiến lược thứ 5: Tập trung vào các khoản đánh cược dài hạn

Buffett thường giữ khoản đặt cược của mình trong một thời gian dài khác thường.

Theo nhà đầu tư William Thorndike, tác giả của cuốn sách The Outsider

“Ông đã giữ top 5 lựa chọn cổ phiếu của mình trung bình trong thời gian 20 năm. Những quỹ đầu tư tương hỗ điển hình chỉ nắm giữ tài sản trung bình dưới 1 năm. Hoạt động đầu tư của Buffett ở mức độ đặc biệt thấp”

Buffett áp dụng một chiến lược tương tự như “đầu tư vào kiến thức sẽ đem lại lợi nhuận cho chúng ta mãi mãi”. Trong một cuốn tiểu sử được ủy quyền bởi Buffett, tác giả của cuốn sách này đã bình luận nhưng thứ mà cô ấy học được từ ông:

“Nhưng thứ bạn học và đầu tư vào phải là kiến thức được tích lũy, để kiến thức có thể tiếp tục được xây dựng trên nền tảng kiến thức. Vì vậy, thay vì học một cái gì đó có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai, như một số phần mềm cụ thể mà sẽ không ai sử dụng 2 năm sau đó, hãy lựa chọ những thứ giúp bạn thông mình hơn 10, 20 năm. Đây là bài học mà tôi áp dụng mọi lúc”

Không chỉ Buffett là người có suy nghĩ dài hạn. Sam Altman, chủ tịch của Y Combinator, vườn ươm startup nổi tiếng nhất nước Mỹ, đề cập đến suy nghĩ dài hạn như khi chỉ còn một số ít cơ hội đầu tư chênh lệch giá trong thị trường. Jeff Bezos đo lường sự thành công của các chương trình mới trong khung thời gian 7 năm, trong khi đó hầu hết các công ty đại chúng suy nghĩ về tăng trưởng trong 3 tháng.

Chiến lược thứ 6: Tránh sự ảnh hưởng của công nghệ

Mọi người thông thường sẽ nghĩ rằng nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại luôn đi đầu trong các công nghệ mới nhất để có thể đạt được ngày hôm nay.

Thú vị là điều ngược lại mới đúng. Dưới đây là một vài ví dụ:

– Ông không bao giờ có máy tính ở văn phòng

– Ông cũng chưa bao giờ sử dụng bảng điện chứng khoán

– Ông không có smartphone

Những lựa chọn độc đáo này cho thấy một vài điều về Buffett:

– Buffett rất rõ rằng trong việc dữ liệu nào ông cần biết để ra quyết định đầu tư

– Ông đủ tự tin vào suy nghĩ của mình rằng ông sẵn sàng không làm những gì phổ biến

– Ông chủ động loại bỏ những phiền nhiễu tiềm ẩn khỏi môi trường của mình thay vì phụ thuộc vào ý chí.

Thời gian rảnh để suy nghĩ và đọc của Buffett không hề diễn ra tình cờ. Ông thiết kế cả cuộc đời mình để thực hiện điều ấy. Tất cả những điều này không phải là các chiến lược ngẫu nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ một mô hình tinh thần – quy tắc 80/20 – 20% nỗ lực tạo ra 80% kết quả được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực cuộc sống. Trong mỗi lĩnh vực của cuộc đời mình, các mối quan hệ, đầu tư, công nghệ, ưu tiên – Buffett là bậc thầy trong việc ưu tiên một cách tàn nhẫn đối với những điều quan trọng và sẵn sàng cắt bỏ mọi thứ khác.

Để trở thành một người thành công, nỗ lực thôi không đủ, chúng ta phải có những chiến lược khôn ngoan và phù hợp cho dù đôi khi chiến lược ấy thật tàn nhẫn, nhưng nó sẽ giúp bạn ngày càng gần hơn con người muốn hướng tới.

Cảm ơn vì thế giới đã sinh ra nhiều con người xuất chúng để chúng ta có cơ hội học tập từ họ. Cảm ơn Warren Buffett!

Nguồn: TraderViet/Medium

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề