fbpx

Chênh lệch giá mua – giá bán (Bid-Ask Spread) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Chênh lệch giá mua – giá bán (tiếng Anh: Bid-ask spread) là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường. Chênh lệch giá mua – giá bán Khái niệm Chênh lệch giá mua – giá bán, tiếng Anh gọi là bid-ask spread. Chênh lệch giá mua – giá bán là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường. Chênh lệch giá mua – giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán. Một cá nhân sẽ nhìn vào mức giá đang chào mua nếu muốn bán và ngược lại nhìn vào mức giá đang chào bán nếu muốn mua. Hiểu rõ hơn về chênh lệch giá mua – giá bán Giá của chứng khoán là nhận thức của thị trường chung về giá trị...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Chênh lệch giá mua – giá bán (tiếng Anh: Bid-ask spread) là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường.

Chênh lệch giá mua – giá bán

Khái niệm

Chênh lệch giá mua – giá bán, tiếng Anh gọi là bid-ask spread.

Chênh lệch giá mua – giá bán là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường. Chênh lệch giá mua – giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.

Một cá nhân sẽ nhìn vào mức giá đang chào mua nếu muốn bán và ngược lại nhìn vào mức giá đang chào bán nếu muốn mua.

Hiểu rõ hơn về chênh lệch giá mua – giá bán

Giá của chứng khoán là nhận thức của thị trường chung về giá trị của nó tại thời điểm đó. Để hiểu rõ hơn vì sao lại có giá chào mua và giá chào bán thì phải xét đến hai lực lượng tham gia chính trên thị trường là nhà giao dịch và nhà tạo lập.

Nhà tạo lập thị trường (thường là những bên môi giới tài chính) tạo ra độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một chứng khoán. Khoản chênh lệch này chính là phí giao dịch. Nhà giao dịch sẽ mua ở mức giá chào bán và bán ở mức giá chào mua. Nhà tạo lập thì ngược lại, họ mua ở giá chào mua và bán ở giá chào bán. Mô hình mua thấp bán cao này đem lại lợi nhuận thỏa mãn cho họ. Đây là lí do vì sao những bên môi giới tuyên bố doanh thu của họ đến từ những nhà giao dịch thực hiện lệnh khớp ngay.

Chênh lệch giá mua – giá bán còn phản ánh cung và cầu của một tài sản. Giá chào mua đại diện cho cung và giá chào bán đại diện cho cầu của tài sản đó. Khối lượng chào mua và khối lượng chào bán cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chênh lệch giá mua – giá bán. Khoản chênh lệch này rộng ra khi một bên mạnh hơn hay khi cả hai bên đều không mạnh.

Nhà tạo lập thị trường và nhà giao dịch kiếm tiền bằng cách tận dụng chênh lệch giá mua – giá bán và khối lượng chào mua, chào bán để thu về khoản chênh lệch.

Ảnh hưởng chênh lệch giá mua – giá bán đối với thanh khoản

Sự khác nhau giữa chênh lệch giá mua – giá bán của tài sản này khác với tài sản khác chủ yếu là vì thanh khoản của chúng. Chênh lệch giá mua – giá bán là nhân tố để đo lường thanh khoản thị trường. Một vài thị trường có thanh khoản cao hơn những thị trường khác và được thể hiện qua mức chênh lệch giá mua – giá bán thấp. 

Về cơ bản, những nhà giao dịch cần thanh khoản còn những nhà tạo lập thị trường tạo ra thanh khoản.

Nguồn: Investopedia

Có thể bạn quan tâm

KỸ THUẬT GIAO DỊCH ĐỂ KIẾM TIỀN HÀNG NGÀY

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

(HOW TO DAY TRADE FOR A LIVING) – Andrew Aziz

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây