Mô hình tam giác là gì? Cách giao dịch với mẫu hình tam giác
Mô hình tam giác có tần suất xuất hiện khá thường xuyên và tín hiệu giao dịch mang lại với tỷ lệ chính xác khá cao. Thậm chí mô hình này có thể xuất hiện trong bất kỳ xu hướng nào và cung cấp cả tín hiệu Mua và Bán linh hoạt. Vậy mô hình tam giác là gì? Những chiến lược giao dịch hiệu quả sử dụng mẫu hình tam giác? Hãy cùng Happy Live đi sâu chi tiết vào nội dung bài viết nhé. Mô hình tam giác là gì? Mô hình tam giác có tên tiếng anh là Triangle Pattern xuất hiện trong một xu hướng tăng/giảm, cho thấy sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Mẫu hình tam giác được hình thành bởi 2 đường xu hướng, đi qua các đỉnh và các đáy. Hành động giá trong mô hình tam giác có chiều hướng hội tụ...
Định nghĩa
Mô hình tam giác có tần suất xuất hiện khá thường xuyên và tín hiệu giao dịch mang lại với tỷ lệ chính xác khá cao. Thậm chí mô hình này có thể xuất hiện trong bất kỳ xu hướng nào và cung cấp cả tín hiệu Mua và Bán linh hoạt. Vậy mô hình tam giác là gì? Những chiến lược giao dịch hiệu quả sử dụng mẫu hình tam giác? Hãy cùng Happy Live đi sâu chi tiết vào nội dung bài viết nhé.
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác có tên tiếng anh là Triangle Pattern xuất hiện trong một xu hướng tăng/giảm, cho thấy sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Mẫu hình tam giác được hình thành bởi 2 đường xu hướng, đi qua các đỉnh và các đáy. Hành động giá trong mô hình tam giác có chiều hướng hội tụ dần trước khi phá vỡ một cạnh và di chuyển mạnh mẽ về một hướng.
Mô hình giá tam giác cho thấy sự “tạm nghỉ” của cả 2 bên trong quá trình cạnh tranh nhau, để nhường chỗ việc tích lũy của phe chiếm ưu thế. Ở cuối của mô hình tam giác, khi tích lũy đã đủ lớn thì một phe chiếm ưu thế, phá vỡ mô hình giá này và di chuyển mạnh mẽ theo hướng đó.
Các biến thể của mô hình tam giác
Mô hình tam giác có 3 loại: tam giác tăng, tam giác giảm và tam giác cân. Trong đó, mô hình tam giác tăng, tam giác giảm là mô hình tiếp diễn, cung cấp tín hiệu để thực hiện các lệnh Mua/Bán thuận theo xu hướng. Mô hình tam giác cân lại là một mô hình lưỡng tính, có thể cung cấp tín hiệu giao dịch thuận theo xu hướng hoặc đảo chiều tùy thuộc vào hướng phá vỡ.
1. Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm bao gồm 2 đường xu hướng, đường đi qua các đáy nằm ngang đóng vai trò là đường hỗ trợ và đường nối các đỉnh dốc xuống. Hành động giá bị khóa trong 2 đường này cho đến khi giá phá vỡ đường hỗ trợ (cạnh dưới), cung cấp tín hiệu để nhà giao dịch thực hiện lệnh Bán thuận xu hướng.
2. Mô hình tam giác tăng
Nhà giao dịch có thể bắt gặp mô hình tam giác tăng tại nhiều vị trí trên biểu đồ nhưng mô hình giá này chỉ có giá trị khi xuất hiện ở xu hướng tăng. Mô hình tam giác tăng được tạo bởi 2 đường xu hướng: một đường nằm ngang nối các đỉnh với nhau đóng vai trò như đường kháng cự và đường đi qua các đáy dốc lên.
Hành động giá bị khóa và chỉ di chuyển trong mô hình giá này. Khi giá phá vỡ đường kháng cự nằm ngang để tăng lên chính là lúc mô hình tam giác tăng hoàn thành. Khi này nhà giao dịch hoàn toàn có thể đón đầu với lệnh Mua thuận xu hướng.
3. Mô hình tam giác cân
Khác với hai biến thể tam giác tăng và tam giác giảm, biến thể tam giác cân lại là một mô hình lưỡng tính. Mô hình giá này có thể cung cấp tín hiệu để thực hiện lệnh Mua/Bán thuận hoặc đảo chiều xu hướng.
Mô hình tam giác cân cũng được tạo thành từ 2 đường xu hướng nối đỉnh và đáy. Hai đường xu hướng có một đường dốc lên và một đường dốc xuống và hướng hội tụ và giao cắt tại một điểm. Giá di chuyển trong hai đường thẳng này và khi giá phá vỡ một cách nào thì hành động giá sẽ dịch chuyển theo hướng đó.
Mô hình tam giác cân cho thấy sự cân bằng giữa phe mua và phe bán. Trong quá trình tích lũy ở mô hình giá này, không thực sự có một phe nào chiếm ưu thế rõ ràng. Chỉ đến khi giá bứt phá khỏi cạnh trên và cạnh dưới mới phán đoán được phe nào chiếm ưu thế.
Đây là một mô hình trung tính nên trader không thể dự đoán được hướng di chuyển tiếp theo. Vì thế, trader cần theo dõi hành động giá và đánh giá xu hướng để lựa chọn giao dịch cho phù hợp.
Cách giao dịch với mô hình tam giác
Do cung cấp tín hiệu khác nhau, nên mỗi mô hình giá sẽ có cách giao dịch khác nhau. Vì thế, chúng tôi sẽ hướng dẫn nhà đầu tư giao dịch với từng mô hình tam giác cụ thể:
1. Tìm kiếm lệnh Bán với mô hình tam giác giảm
Khi giao dịch với mô hình tam giác giảm, chúng ta chỉ sử dụng tín hiệu breakout khỏi cạnh dưới để thực hiện lệnh Bán thuận theo xu hướng.
Bước 1: Phân tích và đánh giá chính xác xu hướng đang diễn ra.
Chỉ tìm kiếm các mô hình tam giác giảm trong xu hướng downtrend còn mạnh.Nhà giao dịch nên sử dụng thêm các công cụ phân tích xu hướng như đường MA, đường trendline, hỗ trợ kháng cự trên khung thời gian cao để việc nhận định có độ chính xác cao.
Bước 2: Theo dõi hành động giá và tìm kiếm tín hiệu
Hành động giá ở cuối mô hình tam giác giảm đã có độ nén khá lớn. Tại đây nhà giao dịch đã nhìn thấy phe bán đã hoàn toàn chiếm ưu thế qua hình thái nến và khối lượng giao dịch. Khi tín hiệu breakout cạnh đáy hỗ trợ xảy ra, nhà giao dịch có thể cân nhắc để thực hiện lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh Bán.
- Điểm entry ngay tại nến phá vỡ hoặc những cây nến gần vùng breakout. Bên cạnh đó, đối với những nhà giao dịch ưa tín hiệu an toàn thì bạn có thể kiên nhẫn chờ giá retest lại vùng phá vỡ trước khi tiến hành giao dịch.
- Điểm cắt lỗ được đặt trên vùng đỉnh gần nhất.
- Điểm chốt lời sẽ tùy thuộc vào kỳ vọng của nhà giao dịch.
2. Tìm kiếm lệnh Mua với mô hình tam giác tăng
Tương tự như biến thể tam giác giảm, nhà giao dịch cũng có thể sử dụng biến thể tam giác tăng để tìm kiếm lệnh Buy thuận xu hướng. Các bước thực hiện về cơ bản cũng tương tự, nhưng có những điểm khác biệt như sau:
Bước 1: Xu hướng: Chúng ta có thể bắt gặp mô hình tam giác tăng tại bất kỳ vị trí hoặc giai đoạn nào của thị trường. Tuy nhiên, chúng ta chỉ tìm kiếm lệnh Buy trong xu hướng uptrend vẫn còn đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Bước 2: Tín hiệu giao dịch: Khi giá phá vỡ cạnh trên của mô hình tam giác tăng trader có thể thực hiện các lệnh Buy thuận xu hướng tiềm năng.
Bước 3: Thực hiện lệnh:
- Điểm entry có thể được đặt ngay tại vùng bị phá vỡ hoặc trader cần kiên nhẫn chờ đợi giá retest trở lại, xác nhận tín hiệu breakout.
- Điểm đặt SL được đặt bên dưới đáy gần và quan trọng hoặc đáy thấp nhất của mô hình giá.
- Chốt lời: Bằng chiều cao của mô hình tam giác.
3. Giao dịch với mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân lại là mô hình lưỡng tính, vừa có thể cung cấp tín hiệu Mua, Bán thuận theo xu hướng và đảo chiều, tùy thuộc vào tín hiệu phá vỡ. Dựa theo khảo sát thì xác suất phá vỡ tăng là 54% và phá vỡ giảm là 46%, tỷ lệ tương đương nhau.
Tuy vậy, không phải vì tính lưỡng tính của tam giác cân mà chúng ta không thể ứng dụng chúng trong việc giao dịch thực tế. Dựa vào việc nhận định xu hướng, đánh giá sức mạnh của từng phe trong mô hình giá, cũng như khối lượng cùng mẫu hình nến tại khu vực breakout nhà giao dịch hoàn toàn có thể tận dụng mô hình này để giao dịch.
Cách tìm kiến tín hiệu và thực hiện giao dịch của mô hình tam giác cân cũng tương tự như những mô hình trên. Tuy nhiên, một điểm khác biệt đó là cạnh nào bị phá vỡ chúng ta cũng không dám chắc và chỉ có xác suất 50 – 50. Vì vậy, nhà giao dịch cũng vẫn cần đánh giá sức mạnh của xu hướng đang diễn ra để có những kế hoạch giao dịch phù hợp khi breakout.
- Điểm vào lệnh: Theo nến tín hiệu tại vùng breakout (lệnh Mua nếu breakout cạnh trên và đi lên, lệnh Bán nếu breakout cạnh dưới và đi xuống).
- Điểm cắt lỗ bên trên hoặc bên dưới các vùng key level.
- Điểm chốt lời: Chúng ta có thể target lợi nhuận kỳ vọng bằng chiều cao của mô hình tam giác.
Các lưu ý khi sử dụng mô hình tam giác
Cũng giống như nhiều mô hình giá khác, để việc sử dụng mô hình tam giác đạt được hiệu quả tối đa, nhà giao dịch cần ghi nhớ những điểm đặc biệt cần phải lưu ý khi sử dụng.
- Mô hình tam giác tăng và tam giác giảm là các mô hình tiếp diễn, trong khi mô hình tam giác cân là mô hình lưỡng tính. Tuy vậy, không có bất kỳ điều gì đảm bảo, hành động giá sẽ di chuyển y hệt như lý thuyết. Do đó, nhà giao dịch cần theo dõi hành động giá và cạnh bị phá vỡ để nhận định, thực hiện giao dịch.
- Các mô hình tam giác cần “hội tụ” về một điểm, dù không giao cắt trực tiếp.
- Khi giá phá vỡ một cạnh của tam giác cũng là lúc mô hình được hoàn thành. Để tránh việc giao dịch với tín hiệu false breakout, nhà giao dịchnên kiểm tra khối lượng (tăng mạnh) và mẫu hình nến tại vùng breakout để xác nhận tín hiệu trước khi giao dịch.
- Ngoài ra, khoảng thời gian hình thành một mô hình tam giác cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà giao dịch xác nhận độ tin cậy của tín hiệu mà mô hình giá cung cấp.
- Mô hình tam giác và các biến thể có thể xuất hiện trên các khung thời gian khác nhau, tuy nhiên tín hiệu trên các khung thời gian càng cao thì càng chính xác hơn các khung thời gian thấp.
- Cũng như các công cụ phân tích kỹ thuật khác, trader vẫn nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật, công cụ khác để xác nhận tín hiệu trước khi thực hiện giao dịch.
Kết luận
Bài viết trên Happy Live đã chia sẻ chi tiết về mô hình tam giác cũng như các biến thể của mô hình này. Nếu mô hình tam giác tăng và giảm, cung cấp tín hiệu để thực hiện các lệnh Mua/Bán thuận xu hướng thì mô hình tam giác cân lại là mô hình lưỡng tính, vừa cung cấp tín hiệu giao dịch thuận xu hướng, vừa cung cấp tín hiệu giao dịch đảo chiều. Vì vậy, nhà giao dịch cần ghi nhớ các lưu ý trên, phối hợp với các công cụ khác để xác nhận tín hiệu trước khi giao dịch. Như vậy, lệnh giao dịch sẽ có xác suất thành công cao hơn!
Nguồn: 8thstreetgrille
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
Những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm