fbpx

Hỗ Trợ – Kháng Cự và những điều ít biết về chúng

Việc nghiên cứu các phạm vi giao dịch phải bắt đầu bằng việc xem xét kỹ lưỡng vùng hỗ trợ và kháng cự, kết hợp với việc sẵn sàng đặt câu hỏi về một số niềm tin cố hữu về chúng.

Hỗ trợ – kháng cự tiềm năng

Trước hết hãy lưu ý điểm này (có thể đây không phải là một trọng tâm lớn nhưng khá quan trọng): Bất cứ khi nào bạn nghĩ, nói hay viết về một khu vực hỗ trợ, hãy gắn từ tiềm năng với khái niệm đó. Giá không đi xuống vùng hỗ trợ mà xuống một vùng hỗ trợ tiềm năng.

Quá nhiều nhà giao dịch cho rằng những vùng này là các đường kẻ ma thuật trên biểu đồ, và rằng giá sẽ đảo chiều ở đó – có thể là do câu chữ hay vì lý do khác, nhưng hãy thay đổi lối tư duy này và nhớ rằng khi nói về một vùng hỗ trợ tốt nhất chúng ta nên coi rằng đó là một khu vực mà xác xuất giá cả tạm dừng biến động sẽ cao hơn.

Có thể dễ dàng chỉ ra những vùng này trên biểu đồ và xem hiệu quả hoạt động của chúng thế nào, nhưng, quyết định với sự không chắc chắn trong thời gian thực là một vấn đề hoàn toàn khác. Hãy linh động và cởi mở với thông điệp của biến động giá trong thời gian thực, luôn gắn với từ tiềm năng khi xem xét bất kỳ ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nào.

Ngoài ra, hỗ trợ và kháng cự nên được coi là các vùng hoặc các khu vực thay vì các đường thẳng đơn lẻ. Nếu bạn vẽ trên giấy, giống như các đường xu hướng, hãy dùng bút chì màu, đừng dùng bút mực màu. 

Kỳ vọng giá đi đến một mức kháng cự tiềm năng và dừng ngay tại mức đó là không thực tế. Nhiều khả năng giá sẽ dừng lại trước hoặc sau vùng giá đó. Nếu đó là mức giá quan trọng và có nhiều người tham gia thị trường theo dõi chặt chẽ, sẽ không có gì lạ khi thấy các mức biến động đột biến lớn vượt qua mức đó, theo sát đó là lực bán ở mức kháng cự. Hãy xem xét hành động này kết hợp với các Spring và Upthrust Wyckoff, các nhà giao dịch cần xem xét điểm này trong quá trình quản lý rủi ro và giao dịch của họ.

Hỗ trợ bị phá vỡ trở thành kháng cự

Hỗ Trợ - Kháng Cự và những điều ít biết về chúng

Một trong những quy tắc điển hình của hỗ trợ và kháng cự là hỗ trợ, một khi bị vi phạm, sẽ trở thành kháng cự. Ngược lại, kháng cự, một khi bị vi phạm, sẽ trở thành hỗ trợ (Bạn nên nghĩ rằng “Hỗ trợ, một khi bị vi phạm, sẽ trở thành kháng cự tiềm năng chứ”). 

Lý do cho điều này là các nhà giao dịch đã giữ vững giá ở mức kháng cự trước đó bằng cách cố gắng bán ra vừa đủ để làm giá giảm. Họ đã thất bại khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự đó và những nhà giao dịch đó phải chịu lỗ với các vị thế bán khống với điểm vào lệnh ở ngưỡng kháng cự. Họ sẽ về mức hòa vốn nếu giá quay lại mức cũ sau khi đã tăng cao hơn, và họ sẽ mua vị thế bán khống để cố gắng giảm lỗ đi, lý thuyết là như vậy. Những nỗ lực bán trước đây của họ ở một mức giá nào đó bây giờ chuyển thành áp lực mua cũng ở mức giá đó, có thể ít nhất tạm thời ngăn chặn đà giảm.

Những điều ít biết về Hỗ trợ và Kháng cự

Khi bạn hỏi các nhà giao dịch làm thế nào mà họ biết được những ngưỡng họ đang sử dụng thực sự có giá trị, phần lớn câu trả lời sẽ là “À, thì xem nó hoạt động như thế nào. Xem thị trường giao dịch xung quanh những ngưỡng này ra sao, bạn không thấy được à?”. 

Câu trả lời là, “Không, bạn không thể”. Mắt của bạn sẽ bị đánh lừa bởi sự hiện diện của một đường trên biểu đồ và bạn không thể đánh giá cảm tính các vùng hỗ trợ/kháng cự này được. Hãy nhớ rằng, chúng ta không thể sử dụng một thứ ngẫu nhiên để kiếm tiền được. Vì vậy bạn thực sự cần phải tự hỏi mình là: Làm thế nào để biết được hỗ trợ/kháng cự bạn đang sử dụng tốt hơn bất kỳ vùng giá ngẫu nhiên nào khác? Đây là một câu hỏi có tầm quan trọng sâu sắc mà ít nhà giao dịch chú tâm đến.

Tuy nhiên, cách giải quyết là bạn có thể tạo ra hỗ trợ và kháng cự của riêng bạn. Sau đây là một số quy tắc mà các nhà đầu tư có thể áp dụng để tạo ra hỗ trợ và kháng cự riêng:

  1. Lấy hiểu đổ giá của bất kỳ thị trường nào và ẩn các nến đi. Tùy vào phần mềm của bạn, có nhiều cách để làm việc này, nhưng dễ nhất là đặt màu nến trùng với màu nền biểu đổ. 
  2. Vẽ bất kỳ đường nào trên biểu đồ: nằm nghiêng, nằm ngang hoặc thậm chí là đường cong đều được. Vì giống như vẽ trên giấy trắng nên nhiều đường sẽ không chạm vào giá. Không vấn để gì cả – vì chúng chỉ là những đường kẻ ngẫu nhiên. 
  3. Hiển thị lại các nến và sau đó xem xét từng điểm mà giá chạm vào các. đường ngẫu nhiên đó. Hãy tưởng tượng rằng đây là những ngưỡng quan trọng, được tạo ra bởi bất kỳ quá trình nào bạn sử dụng để xác định hỗ trợ và kháng cự của mình. 
  4. Một cách khác, nếu phần mềm của bạn cho phép, là vẽ các đường ở các. khung thời gian cao hơn [tuần hoặc tháng) và sau đó chuyển sang biểu đồ trong ngày [5 đến 30-phút), mà giữ nguyên các đường vừa vẽ. Một lần nữa, hãy kiểm tra thật kỹ từng điểm mà giá chạm ngưỡng.
  5. Bây giờ, hãy tự hỏi bản thân xem các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bạn đang sử dụng có tốt hơn các đường này hay không. 

Trích trong quyển quyển sách “The Art & Science of Technical Analysis – Phân tích Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

Phân tích kỹ thuật

Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề