fbpx

P/E là gì? Chỉ số P/E thế nào là tốt?

Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Cho dù bạn là người mới bắt đầu đầu tư hay đã xây dựng danh mục đầu tư của mình trong nhiều năm, thì việc biết câu trả lời cho “P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?” là thông tin có giá trị có thể giúp mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về sức khoẻ của cổ phiếu mà bạn đang nhắm tới.

p-e-la-gi-chi-so-p-e-the-nao-la-tot-happy-live-2

1. P/E là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earning ratio – tỷ lệ giá trên thu nhập là tỷ lệ để định giá một công ty đo lường giá cổ phiếu hiện tại của nó so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Từ đó xác định được liệu cổ phiếu đang định giá như thế nào, và nhìn nhận được kỳ vọng thực tế của thị trường đối với cổ phiếu đó ra sao.

Ý nghĩa chỉ số P/E trong chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số P/E thể hiện mức giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để thu được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hay nói cách khác là mức giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó. 

p-e-la-gi-chi-so-p-e-the-nao-la-tot-happy-live-1

Ví dụ: Ngân hàng BIDV (mã BID) hiện có P/E = 19.9 (ghi nhận ngày 17/10/2022). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 19.9 đồng để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ BIDV.

Cách tính chỉ số P/E trong chứng khoán

p-e-la-gi-chi-so-p-e-the-nao-la-tot-happy-live-3

Công thức tính: 

P/E = Price (giá thị trường của cổ phiếu) / EPS (lợi nhuận ròng của một cổ phiếu)

Theo công thức trên, để tính chính xác P/E, nhà đầu tư cần xác định được chính xác 2 chỉ số Price và EPS. 

Trailing P/E 

Trailing P/E là chỉ số P/E tính cho 4 quý gần nhất. Đây là loại P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan được nhiều nhà đầu tư sử dụng.

Ví dụ: 

Giả sử công ty Happy Live (Mã HPY) có

  • Giá là: 200.000 VND/1 cổ phiếu.
  • Chỉ số EPS năm 4 quý gần nhất lượt là:
  • 5.000 VND/cổ phiếu
  • 3.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu. 

Trailing P/E = 200.000 / (5.000 + 3.000 + 1.000 + 1.000) = 16,67

Forward P/E

Forward P/E là chỉ số P/E tính cho 4 quý tới. Loại P/E này được tính dựa trên những báo cáo, phân tích, dự báo uy tín. 

Ví dụ: 

Giả sử công ty Happy Live (Mã HPY) có

  • Giá là: 200.000 VND/1 cổ phiếu
  • Các báo cáo, phân tích uy tín dự báo rằng rằng EPS trong 4 quý tới là 20.000 VND/cổ phiếu. 

Forward P/E = 200.000 / 20.000 = 10.

Chỉ số P/E cao hay thấp phản ánh điều gì?

Trong đó, biến số EPS là quan trọng nhất. Nó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Công thức tính EPS:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 16/10/2022 của cổ phiếu Y là 32.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu Y là 16.

3 loại chỉ số P/E phổ biến trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số P/E trong đầu tư chứng khoán được chia thành 3 loại là: P/E cho năm tài chính, Trailing P/E và Forward P/E với cách xác định như sau: 

P/E cho năm tài chính

P/E cho năm tài chính là chỉ số được xác định trong các năm như 2019, 2020, 2021.

Ví dụ: 

Giả sử công ty Happy Live (Mã HPY) có:

  • Giá là: 200.000 VND/1 cổ phiếu. 
  • Chỉ số EPS năm 2020 ở 4 quý lần lượt là:
  • 1.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000VND/cổ phiếu
  • 5.000 VND/cổ phiếu

P/E năm 2021 = 200.000 /( 1.000 + 2.000 + 2.000 + 5.000) = 20. 
Chỉ số P/E thường dùng để đánh giá xu hướng tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai. Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để đưa ra quyết định nên hay không mua cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Chỉ số P/E cao

Chỉ số PE cao thường do những nhà đầu tư thường sẵn sàng mua cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu với một mức giá cao hơn so với thị trường. Lúc này, chỉ số P/E của các doanh nghiệp top đầu sẽ cao hơn. 

Tuy nhiên, đối khi P/E là do EPS thấp khi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kém hiệu quả. 

Chỉ số P/E thấp

Chỉ số P/E thấp tại một thời điểm của doanh nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp phát triển, hoạt động đạt hiệu quả cao hơn so với thời gian trước. Lúc này, EPS (lợi nhuận trên 1 cổ phiếu) được doanh nghiệp trả cho nhà đầu tư cao hơn, dẫn đến P/E thấp đi. Trong trường hợp này các nhà đầu tư nên mua vào vì cổ phiếu có khả năng tăng giá.

Trường hợp thứ hai: P/E thấp cũng có thể do doanh nghiệp thu được nguồn lợi lớn bất thường. Nó có thể đến từ hoạt động thanh lý tài sản, bán các công ty con,… Những nguồn thu này không được tạo ra từ hoạt động cốt lõi của chính doanh nghiệp và không lặp lại trong tương lai.

Trường hợp thứ ba: P/E thấp do tình trạng bán tháo cổ phiếu chốt lời của các nhà đầu tư, đẩu mức giá (Price) xuống thấp.

Đối với trường hợp thứ hai và ba trên, chỉ số P/E thấp có thể duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá là không còn rẻ nữa vì triển vọng phát triển của doanh nghiệp bị suy giảm.

Chỉ số P/E tốt nhất

Những phân tích trên chỉ ra rằng chỉ số P/E tốt nhất rất khó để nhận định nếu chỉ số này đứng một mình. Cần có những so sánh giữa P/E doanh nghiệp với P/E toàn ngành kết hợp các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp như dự báo tốc độ tăng trưởng thu nhập dự kiến,… để xác định tốt hơn.

5 cách áp dụng chỉ số P/E để đánh giá một cổ phiếu đắt hay rẻ

p-e-la-gi-chi-so-p-e-the-nao-la-tot-happy-live-4

Để áp dụng chỉ số P/E chuẩn xác, bạn hãy tham khảo 5 cách sau đây:

1. So sánh với tỷ lệ P/E trung bình trong quá khứ

Đây là cách đánh giá nhanh một cổ phiếu và trả lời cho câu hỏi “Cổ phiếu này có đang rẻ hơn so với quá khứ hay không?”. Bạn cần thống kê P/E trong tối thiểu là 5 năm gần nhất và tính giá trị trung bình. Nếu P/E hiện tại thấp hơn mức trung bình thì cổ phiếu này được đánh giá là hấp dẫn, có thể đầu tư.

2. So sánh với tỷ lệ P/E của các cổ phiếu khác cùng ngành trong nước

Những doanh nghiệp cùng ngành đưa ra so sánh cần có sự tương đồng trong quy mô, chất lượng và mức độ rủi ro. 

3. So sánh với tỷ lệ P/E của các cổ phiếu khác cùng ngành trong khu vực

Trong trường hợp doanh nghiệp mà bạn cần so sánh không có đại diện P/E tương đồng để so sánh hay quy mô và vị thế của cổ phiếu đang đứng số 1 trong nước, bạn cần tìm đến những cổ phiếu có cùng hạng (P/E, vốn hóa, EPS) trong khu vực để so sánh. 

4. Kết hợp với ROE so sánh với tỷ lệ P/E của các cổ phiếu khác cùng ngành

Kết hợp giữa chỉ số ROE và P/E sẽ giúp đánh giá được mức độ hiệu quả và bền vững của doanh nghiệp trong tăng trưởng. Bạn nên kết hợp với so sánh tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp để xem xét mức giá này có thật sự hợp lý hay không?

5. So sánh với tỷ lệ P/E của toàn bộ thị trường

Thông thường với những doanh nghiệp độc quyền, thị phần số một hoặc tăng trưởng cao trong những ngành có đóng góp cao trong tăng trưởng của toàn thị trường hay những ngành tạo ra xu hướng mới sẽ được trả mức P/E cao hơn với P/E của toàn bộ thị trường.

Ngược lại, có những doanh nghiệp dù giữ vị trí số 1 trong ngành chỉ được trả mức P/E thấp hơn so với mức P/E toàn bộ trường. Do những ngành này có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc rủi ro cao hơn so với những ngành còn lại trên thị trường. 

Happy Live Team Sưu Tầm/ zalopay

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây