fbpx

Trend Following: Jesse Livermore và Dickson Watts

Trend Following – Jesse Livermore nói rằng: Phố Wall không bao giờ thay đổi, túi tiền thay đổi, kẻ dở thay đổi, cổ phiếu thay đổi, nhưng Phố Wall thì không, vì bản chất con người không bao giờ thay đổi.

trend-following-jesse-livermore-va-dickson-watts-happy-live-1

Richard Donchian là người có tầm ảnh hưởng. Còn Jesse Livermore sinh ra ở Nam Acton, Massachusetts năm 1877, là một tượng đài. Năm 15 tuổi, ông đến Boston và bắt đầu làm việc trong văn phòng môi giới Boston của Paine Webber. Ông nghiên cứu chuyển động giá và bắt đầu giao dịch dựa trên độ biến động của giá. Tuổi 20, Livermore chuyển đến thành phố New York để đầu cơ. Sau 40  năm giao dịc, ông phát triển sở trường đầu cơ theo các chuyển động giá.

Một trong những quy tắc quan trọng nhất của ông là: “Không bao giờ hành động theo tin đồn”.

Tiểu sử không chính thức của Livermore là cuốn sách Reminiscences of a Stocks Operator (Tựa Việt: Hồi ức của Thiên tài chứng khoán), được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1923, do nhà báo Edwin Lefevre chấp bút. Độc giả đoán già đoán non Lefevre là bút danh của chính Livermore. Hồi ức của thiên tài chứng khoán trở thành cuốn sách kinh điển trên Phố Wall ( ngoài ra, độc giả ở Việt Nam nên đọc thêm cuốn sách Nghệ thuật đầu cơ và kinh doanh cổ phiếu của Jesse Livermore đã được Happy Live xuất bản sang tiếng Việt để hiểu thêm về cách giao dịch của ông). Nhiều trích dẫn và bài học trong cuốn sách ăn sâu vào tư duy của các nhà giao dịch ngày nay đến độ họ không hề biết chúng bắt nguồn từ đâu:

1/ Một người phải mất thời gian dài để học hết từ sai lầm của mình. Người ta nói cái gì cũng có hai phía. Nhưng thị trường chứng khoán chỉ có một phía, không phải là phía bò hay phía gấu, mà là phía đúng.

2/ Tôi nghĩ đã tiến một bước dài trong quá trình học hỏi về giao dịch khi cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng lúc ông Partridge ra rả với khách hàng “Chà, ta đang sống trong thị trường bò tót mà!”, ý ông là tiền lớn không nằm ở những biến động riêng lẻ mà nằm ở những chuyển động chính – nghĩa là, không phải bám bảng giá mà là xác định quy mô toàn bộ thị trường và xu hướng của nó.

3/Một người có khả năng quan sát đúng đắn và rõ ràng nhưng lại trở nên thiếu kiên nhẫn hoặc nghi ngờ là vì thị trường tốn thời gian hành động như anh ta kỳ vọng nó phải như vậy. Đó là lý do tại sao rất nhiều người ở Phố Wall, những người không hề thiếu kinh nghiệm, chắc hẳn đã học hết lớp 3, lại bị mất tiền. Thị trường không đánh bại họ. Họ tự đánh bại mình, bởi vì dù họ có não chăng nữa, họ cũng không thể ngồi yên. Old Turkey đã đúng khi làm và nói điều ông làm. Ông không những kiên định với niềm tin của mình mà còn kiên nhẫn một cách thông minh để ngồi im.

4/ Kẻ trung bình không muốn người ta cho họ biết thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm. Điều họ mong muốn là được chỉ nên mua hoặc bán cổ phiếu cụ thể nào. Họ muốn ngồi mát ăn bát vàng. Họ không muốn làm việc, tự động não. Ngay cả việc đếm tiền lượm được trên mặt đất với họ cũng quá là phiền phức.

5/ Người ta dám mạo hiểm một nửa tài sản vào thị trường mà không thèm cân nhắc sâu xa, thâm chí còn chưa bằng lúc anh ta chọn mua chiếc ô tô tầm trung.

Hãy nghĩ  về tình trạng đầu cơ hỗn loạn diễn ra trong thời kỳ bong bóng Dot-com vào cuối những năm 1990, đầu cơ điên cuồng kết thúc với sự sụp đổ của thị trường vào tháng 10 năm 2008, hành động nâng đỡ thị trường của Fed hiện nay, hãy nhớ Livermore đang đề cập đến bối cảnh thị trường gần 100 năm trước.

Bản thân Livermore có viết một cuốn sách: How to Trade in Stock “Cách giao dịch cổ phiếu”: Công thức Livermore kết hợp Thời gian Yếu tố và giá cả. Cuốn sách rất khó tìm, nhưng kiên trì của tôi đã được đền đáp. Livermore không phải là nhà giao dịch hoàn hảo ( bản thân ông cũng nói như vậy). Ông không phải là hình mẫu lý tưởng. Phong cách giao dịch của ông táo bạo và trồi sụt khôn lường. Ông đã phá sản nhiều lần và mất hàng triệu đô la. Nhưng phong cách giao dịch cá nhân của ông không khiến những thâm thúy của ông vợi bớt.

Một nhà giao dịch theo xu hướng có ảnh hưởng đến Livermore là DicksON Watts. Watts là chủ tích Sàn giao dịch bông New York từ năm 1878 đến năm 1880. Tư duy của ông vẫn là nguồn cảm hướng cho đến năm 2017:

Một hoạt động kinh doanh ít nhiều đều là đầu cơ. Tuy nhiên, thuật ngữ đầu có thường chỉ dùng cho lĩnh vực kinh doanh có tính chất vô cùng bất ổn. Dân không chuyên cho rằng đầu cơ phần lớn là may rủi nên nó không tuân theo quy tắc nào, không bị điều chỉnh bởi luật pháp. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Trước tiên, hãy xem xét những phẩm chất cần thiết nhà đầu cơ cần trang bị:

trend-following-jesse-livermore-va-dickson-watts-happy-live-2

1/ Tự lực: Một người tự tư duy, phải tuân thủ theo niềm tin của chính mình. Tự tin là nền tảng của nỗ lực thành công.

2/ Suy xét: Khả năng cân đo đong đếm, điều chỉnh vừa vặn các điều kiện, hay còn gọi là năng lực phán đoán tốt, là điều cần thiết đối với nhà đầu cơ.

3/ Can đảm: Tự tin hành động theo quyết định của trí óc. Câu châm ngôn của Mirabeau rất có giá trị trong đầu cơ: Mạnh dạn, mạnh dạn bất chấp. hãy luôn mạnh dạn.

4/ Sự thận trọng: Khả năng đo lường mức độ nguy hiểm, giữ tinh thần cảm giác và cẩn thân là rất quan trọng. Cần có sự cân bằng cẩn thận trọng và can đảm, thận trọng trong quá trình nghiên cứu đánh giá, can đảm trong thực thi. Có liên quan với những phẩm chất này, hay đúng hơn là kết quả sinh ra từ chúng, là yếu tố thứ 3: nhanh nhẹn. Khi tâm lý đã thuyết phục thì hãy hành động tương xứng. Suy nghĩ, hành động nhanh nhẹn.

5/ Linh hoạt: Khả năng thay đổi ý kiến, sức mạnh của việc sửa đổi. Emerson nói: “Ai quan sát đi quan sát lại đều là kẻ đáng gờm”.

Những phẩm chất này là yếu tố tiên quyết để đạt được thành công trong đầu cơ, nhưng chúng phải được thực hành một cách cân bằng. Quá thiếu hoặc quá thừa một phẩm chất sẽ phá hủy hiệu quả của tất cả. Tất nhiên, sở hữu đầy đủ những tính cách như vậy ở mức độ thích hợp là điều hiếm hoi. Trong đầu cơ cũng như trong cuộc sống, thành công thì ít mà thất bại thì nhiều.

Hành trình của Jesse Livermore ít mang tính học thuật, nhiều cảm xúc hơn so với Watts, nhưng ông nhận định hết sức đúng đắn: “Phố Wall không bao giờ thay đổi, túi tiền thay đổi, kẻ dở thay đổi, cổ phiếu thay đổi, nhưng Phố Wall thì không, vì bản chất con người không bao giờ thay đổi”.

Happy Live team biên soạn/ Trend Following

Có thể bạn quan tâm

Trend Following – Michael W. Covel

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề