fbpx

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Chủ tịch Hòa Phát và Trường Hải chính là 2 tỷ phú ngành công nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Theo Business Insider, công nghiệp sản xuất cũng chính là ngành tạo tỷ phú hàng đầu, cao hơn cả bất động sản nơi có tỷ phú Vượng và hàng không nơi có tỷ phú Thảo. Tất nhiên, còn tới tận 12 ngành nghề khác có thể tạo tỷ phú mà công chúng Việt Nam có thể chờ đợi.

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Thông tin nổi bật của giới doanh nhân Việt Nam trong tuần qua có lẽ là việc Forbes ghi nhận Việt Nam có thêm 2 tỷ phú USD mới, bên cạnh ông Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo của hãng hàng không Vietjet Air. Đó chính là ông Trần Bá Dương của ô tô Trường Hải và ông Trần Đình Long của Tập đoàn thép Hòa Phát.

Sau công bố của Forbes, trả lời trước truyền thông, ông Long “tự thú” thực sự ông không biết mình có bao nhiêu tiền. Niềm vui của ông chính là từ việc Forbes đã công nhận không chỉ ông mà cả ông Trần Bá Dương – một đại diện khác của sản xuất công nghiệp Việt Nam – trở thành tỷ phú USD.

Theo ông Long, “với những nước có nền công nghiệp mới như Việt Nam thì sớm muộn cũng xuất hiện tỷ phú USD thuộc lĩnh vực công nghiệp này”. Ngược lại, một đất nước sở hữu những tỷ phú công nghiệp cũng là minh chứng “ghi nhận sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất Việt bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới”.

Nhìn lại danh sách 4 tỷ phú USD hiện tại của Việt Nam thì người ta thấy ông Long và ông Dương chính là 2 tỷ phú công nghiệp sản xuất đầu tiên của Việt Nam, còn lại ông Vượng và bà Thảo thì đến từ những ngành khác. Trên thế giới, 4 ngành đóng góp tỷ phú hiện tại của Việt Nam, bao gồm bất động sản, bán lẻ, hàng không, sản xuất, đều là các lĩnh vực thuộc top những ngành tạo ra triệu phú USD, tỷ phú USD nhiều nhất.

Câu hỏi đặt ra là sau 4 vị này, chúng ta có thể mong chờ thêm bao nhiêu tỷ phú USD ở Việt Nam và những người bước ra ánh sáng này sẽ đến từ những ngành nghề nào? Liệu có phải tiếp tục là bất động sản như ông Vượng hay công nghiệp như ông Dương, ông Long?

Câu trả lời là không phải như vậy. Nếu như Việt Nam mới chỉ có 4 ngành nghề tạo ra tỷ phú thì trang Business Insider đã làm một cuộc khảo sát trên toàn thế giới để chỉ ra rằng có tới 16 ngành nghề có xác suất tạo ra người giàu rất cao. Điều đó có nghĩa là ngoài tỷ phú bất động sản/bán lẻ, tỷ phú hàng không, hay tỷ phú công nghiệp sản xuất, người ta có thể chờ đợi tới chứng kiến tới 12 tỷ phú ở các ngành khác xuất hiện ở Việt Nam sau này.

Dưới đây là danh sách 16 ngành nghề mà người ta có thể dễ dàng bắt gặp tỷ phú nhất. Điều thú vị là ngành nghề của 2 vị tỷ phú mới tại Việt Nam chính là ngành có tỷ lệ tạo ra tỷ phú cao hàng đầu, cao hơn cả bất động sản nơi có tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bỏ xa hàng không nơi có tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

16. Tỷ phú các ngành cung cấp chỗ ở (khách sạn) hoặc kinh doanh đồ ăn (nhà hàng)

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Đó có thể là các tỷ phú là chủ các chuỗi khách sạn hoặc chuỗi nhà hàng. Hiện chỉ có 4% các chuyên gia được khảo sát nghĩ rằng ngành này sẽ năm trong Top 3 ngành tăng trưởng hàng đầu để làm cho người ta giàu có.

Tuy nhiên, hãng đồ ăn nhanh McDonald’s thì không quan tâm điều đó lắm. Thực tế là giá cổ phiếu của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh này đã tăng gấp đôi trong 6 năm qua.

15. Tỷ phú ngành năng lượng, hàng hóa tiện ích (điện, nước, khí đốt…)

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Các chuyên gia dường như không có nhiều niềm tin vào các ngành nặng lượng tiện ích truyền thống. Chỉ có 6,6% các chuyên gia đưa ngành này vào Top 3 ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng hàng đầu của họ. Điều này có thể vì họ lo ngại sự phát triển đang rất mạnh của các ngành năng lượng tái tạo mới.

14. Tỷ phú các ngành về tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ…)

Năm 2016, các ngành công nghiệp dầu khí đã sụp đổ và đó là minh chứng cho sự không ổn định của ngành này. Hiện chỉ có 13,5% các chuyên gia đưa nó vào Top 3 ngành hàng đầu của họ sẽ tăng trưởng mạnh để tạo ra triệu phú.

13. Tỷ phú ngành giao thông vận tải

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Ngành này liên quan đến sự vận động của hàng hoá, và có 13,9% các chuyên gia coi đây là một trong những ngành sẽ tăng trưởng lớn. Ngành này sẽ hưởng lợi từ giá dầu thấp, nhưng thật khó để tiên đoán rằng tiềm năng này sẽ kéo dài trong bao lâu.

12. Tỷ phú ngành bán buôn và bán lẻ

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Ngành này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh chi tiêu và sự tự tin vào nền kinh tế của người tiêu dùng. Do đó, chỉ có 14% chuyên gia nghĩ rằng nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng triệu phú trong vài năm tới. Phải thừa nhận rằng không phải mọi công ty bán lẻ đều có thể trở thành Amazon.

Ở Việt Nam, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã xây dựng chuỗi cửa hàng/siêu thị Vinmart+ và Vinmart tương đối thành công và trở thành một trong những chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Vì thế, ở một chừng mực nào đó, có thể gọi vị này là tỷ phú ngành bán lẻ.

11. Tỷ phú các ngành giải trí (phim, âm nhạc, game…)

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Chỉ có 15,2% các chuyên gia nói đến ngành này. Lý do có lẽ vì phim ảnh, âm nhạc và trò chơi điện tử đang trong một cuộc chiến chống vi phạm bản quyền chưa hồi kết.

Tuy nhiên, những ví dụ gần đây của Pokémon Go đã làm tăng gấp đôi giá cổ phiếu của Nintendo chứng tỏ một thành công lớn của những người làm ngành này. Chỉ một trò chơi này nhưng rõ ràng nó có thể khiến nhiều người trở nên giàu có.

10. Tỷ phú các ngành năng lượng tái tạo

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Nhiên liệu hóa thạch sẽ chỉ còn được sử dụng nhiều trong một thời gian ngắn tới và thế giới đang bắt đầu thức tỉnh với thực tế là nó sẽ cần đến sự thay thế. Khi đó, cuộc chơi thuộc về các ngành năng lượng tái tạo mới.

Hiện tại, có hơn 17% các chuyên gia coi ngành nặng lượng tái tạo là một trong 3 ngành công nghiệp sẽ phát triển hàng đầu, khiến bất cứ ai tham gia cuộc chơi này cũng có thể trở nên rất giàu có.

9. Tỷ phú ngành hàng không

Sở hữu máy bay, chuyên chở hành khách sẽ biến công ty trở thành một doanh nghiệp khổng lồ. Có tới hơn 18% chuyên gia cho biết lĩnh vực này sẽ là một trong nơi tạo ra nhiều người giàu có trong thập kỷ tới, mặc dù họ hiểu rằng các rào cản gia nhập thị trường là rất cao đối với ngành này.

Ở Việt Nam, đây chính là ngành tạo ta nữ tỷ phú USD duy nhất – bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

8. Tỷ phú ngành nông nghiệp và khai mỏ

Từ chuyện Việt Nam có những tỷ phú USD công nghiệp đầu tiên: Nếu muốn gia nhập giới siêu giàu, hãy xây dựng cơ nghiệp trong 16 ngành này!

Phần lớn nhu cầu này cua ngành này sẽ được thúc đẩy bởi các nền kinh tế đang nổi ở Châu Phi và Châu Á. 18,9% các chuyên gia cho biết nếu bạn muốn làm giàu thì đây là một ngành tốt để bạn có thể tham gia.

7. Tỷ phú ngành giáo dục

Khi người ta giàu tăng lên thì cũng muốn cho con mình đươc được hưởng nhiều giáo dục hơn hoăc chính họ cũng muốn học nhiều hơn để làm tăng sự giàu có.

Có 19,8% các chuyên gia coi ngành giáo dục sẽ tao ra các nhà sáng lập triệu phú lớn. Hãy thử tưởng tượng một trường Đại học có mức đóng lệ phí đại học không hề rẻ và yêu cầu các sinh viên đều phải đóng đủ sẽ tạo râ triệu phú như thế nào.

6. Tỷ phú ngành viễn thông

Trong nhiều năm Carlos Slim, Giám đốc điều hành hãng viễn thông Telmex của Mexico là người đàn ông giàu nhất thế giới. Hiện có 20,2% các chuyên gia nói rằng viễn thông sẽ làm cho người ta rất giàu có nếu sở hữu một doanh nghiệp lớn trong ngành này vào thập kỷ tới.

5. Tỷ phú ngành bất động sản và xây dựng

Khi dân số toàn cầu tiếp tục bùng nổ (Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt 1,5 tỷ dân vào năm 2030), thì càng có nhiều người cần nơi sinh sống. Vì thế, 20,2% chuyên gia khuyên bạn nên đầu tư vào xây dựng và bất động sản nếu bạn muốn tận dụng thời cơ của sự bùng nổ dân số.


Ở Việt Nam, có lẽ không có ai tận dụng thời cơ trên tốt như ông Phạm Nhật Vượng. Với chuỗi bất động sản nhà ở hàng đầu của mình, ông chính là tỷ phú bất động sản đầu tiên và tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam.

4. Tỷ phú ngành công nghiệp sản xuất

Ngành này có thể đã bứt phá với suy thoái kinh tế Trung Quốc vào năm 2016, nhưng thực sự điều đó đã không xảy ra.

Tuy nhiên rút cục thì mọi người sẽ luôn luôn cần mọi thứ và cần có người làm sản xuất để tạo ra những thứ đó. Thép cần để xây nhà, ô tô cần để di chuyển, đó chính là sự thành công đã được Forbes công nhận của 2 ông chủ của 2 doanh nghiệp làm sản xuất Hòa Phát và Trường Hải.

Trong số các chuyên gia, 22,3% cho rằng đây là một trong 3 ngành sẽ tạo ra sự giàu có hàng đầu..

3. Tỷ phú ngành dược phẩm

Ngành dược phẩm sẽ là ngành quan trọng bởi nó phục vụ cho sự sức khỏe và sự sống còn của con người. Mặc dù chi phí nghiên cứu và phát triển của ngành cũng cao đến mức phi thường, 30,1% các chuyên gia vẫn cho rằng sản xuất dược phẩm sẽ là một nơi tạo ra nhiều sự giàu có nhất.

2. Tỷ phú công nghệ

Không chỉ là công nghệ thông thường như Google và Facebook mà còn là công nghệ tài chính và những công nghệ mới tấn công các ngành nghề truyền thống như Uber và Airbnb. Khi những câu chuyện thành công của các startup công nghệ tiếp tục đến ngày một nhiều, 30,9% các chuyên gia cho rằng đây là một trong những ngành kiếm tiền tốt nhất.

1. Tỷ phú ngành tài chính

Đây chính là ngành tạo tỷ phú nhiều nhất. 35,7% người trả lời báo cáo Wealth World nói rằng tài chính là một trong 3 ngành mà họ cho là có nhiều khả năng tạo ra tỷ phú nhất.

Đến các nhân viên ngân hàng cao cấp tại Phố Wall và Thành phố London cũng đã được trả trung bình trên 1 triệu bảng (tương đương 1,3 triệu USD) mỗi năm theo The Guardian. Rõ ràng đây vẫn là ngành công nghiệp tốt nhất để tham gia nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền. Tất nhiên, bạn phải sẵn sàng làm việc rất chăm chỉ mới có thể trụ được ở ngành này.

Nguồn: Tri thức trẻ

Các viết cùng chủ đề