fbpx

Từ thần đồng đến chuyên gia kinh tế còn thua sấp mặt trên TTCK vậy làm sao để ta thắng?

Bạn đã từng nghe nói: “Trên thị trường, thực tế chỉ có 5% số người tham gia chứng khoán là đạt được lợi nhuận và có đến 95% là thua lỗ.” Vậy có ai từng đặt ra câu hỏi 95% số người thua lỗ là ai không? Chắc hẳn bạn nghĩ đó là những nhà đầu tư mới vào nghề hoặc những người bình thường nhưng thực tế có phải như vậy? Bài viết hôm nay, tôi xin trình bày những ví dụ hết sức thực tế để bạn thấy được sự khắc nghiệt của thị trường tài chính này.

IQ cao cỡ ISAAC Newton cũng đầu hàng

Không ai là không biết đến Isaac Newton, nhà thiên văn học, vật lý, toán học, triết học… Ông là một trong số những người được coi là thiên tài vĩ đại nhất từ trước đến nay. Vậy bạn nghĩ nếu Newton dùng kiến thức mình có và IQ đầu tư chứng khoán thì sao?

Ông đã làm như vậy nhưng thực tế thật phũ phàng khi ông… thua lỗ đến 90%. Thống kê cho thấy Newton đã thua 20.000 bảng Anh, con số này rất lớn nếu so với thời đó. Thật là điều điên rồ phải không?

ISAAC Newton
ISAAC Newton

Với trí tuệ siêu phàm, đo được chuyển động của các hành tinh, phát minh ra những định luật đời sau mãi lưu truyền nhưng vẫn “sấp mặt” như thường với thị trường cho thấy sự khắc nghiệt đối với thị trường là như thế nào? Sau vụ thua lỗ này, Newton đã phát biểu như sau: “Tôi có thể tính được chuyển động của các thiên thể nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”.

Vậy những chuyên gia hàng đầu về kinh tế thì sao

chuyên gia tài chính

Nếu bạn nói do Newton không phải là một nhà kinh tế và đây không phải lĩnh vực của ông nên thua lỗ là đúng rồi. Vậy thì những người đoạt giải Nobel Kinh tế như tiến sĩ Myron Scholes, Robert Merton và đã viết ra những cuốn sách rất nổi tiếng về quản lý vốn và rủi ro, những phương pháp mới cho phép xác định giá những sản phẩm phái sinh thì sao?

Họ là những chuyên gia kinh tế hàng đầu nhưng vẫn thua lỗ nặng khi bước chân vào thị trường thực tế. Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ khác như của nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes. Ông là người rất nổi tiếng trong giới và quyết định đầu tư sau khi phân tích kỹ lưỡng kinh tế vĩ mô và nhận thấy cơ hội đã đến rồi. Thậm chí ông còn tin tưởng đến mức chơi margin nhưng kết quả thế nào?

Tài khoản của ông “cháy khét lẹt” và phải nhờ vào việc bán sách ông mới đủ tiền nộp vào tài khoản. Thế mới thấy lý thuyết và thực tế khác xa cỡ nào. Người tiếp theo dù không phải là nhà kinh tế học nhưng cũng rất nổi tiếng đó là nhà văn Mark Twain người được biết đến với những câu nói bất hủ của mình. Ông có vụ thua lỗ nổi tiếng khiến tài sản ông hao hụt mất 150.000 USD vào năm 1880 (bạn có thể thấy số tiền này lớn như thế nào vào thời gian đó).

Tại sao những người nổi tiếng như vậy vẫn thất bại trên thị trường

Theo tôi, vấn đề ở đây là kinh nghiệm thực tiễn khi ra trận. Newton thua trận do không làm chủ được cảm xúc và bị chi phối bởi đám đông. Những nhà kinh tế học thua lỗ do chỉ phân tích đến doanh nghiệp mà quên mất rằng trên thị trường còn có hàng vạn người, mỗi người một suy nghĩ khác nhau làm thị trường hỗn loạn và không theo ý mình được.

Bạn có thể thấy hầu như không có ai được gọi là thần đồng chứng khoán. Thần đồng vật lý thì có nhiều, thần đồng toán học còn nhiều hơn nữa, thần đồng hóa học cũng vậy. Vậy tại sao lại không nghe ai nói đến thần đồng chứng khoán? Chính là do yếu tố kinh nghiệm.

Một đứa trẻ có thể mới sinh ra lên 5 tuổi đã chứng tỏ mình giỏi toán như thế nào, chứng minh được những bài toán rất khó, tính toán thì nhanh hơn máy tính nhưng vẫn không biết xoay xở ra sao khi ba mẹ không cho tiền tiêu vặt nữa chứ đừng nói đến việc mất vài tỷ đồng trong giao dịch.

Thực tế đúng như vậy nhiều người nói rất hay nhưng đụng đến vẫn đề tiền bạc thì rối loạn không biết phải làm sao. Những thần đồng chứng khoán theo ý kiến cá nhân tôi, nếu có là những đứa trẻ từ nhỏ đã được cha mẹ cho quản lý tiền bạc và có tố chất đầu tư từ nhỏ nhưng như vậy vẫn chưa đủ, phải có kinh nghiệm thực tế trên thị trường với những khoản tiền từ nhỏ đến lớn.

Có nhanh nhất thì cũng mất 20 năm để tích lũy được vốn kinh nghiệm đáng quý. Không hoảng loạn trên thị trường là điều cần thiết với mọi nhà đầu tư, mà không có những trải nghiệm thực tế thì làm sao có được sự bình tĩnh này. Vì vậy không có một đứa trẻ nào mới sinh ra đã gọi là thần đồng chứng khoán được.

Muốn thành công phải có kinh nghiệm trên thị trường​
Muốn thành công phải có kinh nghiệm trên thị trường​

Kiên trì – yếu tố không thể thiếu với một nhà đầu tư

Đối với một nhà đầu tư, chọn cổ phiếu là giai đoạn rất quan trọng. Phải phân tích doanh nghiệp, phân tích ngành, theo dõi thị trường tìm ra mã cổ phiếu tốt. Rồi phải chờ giá xuống mức giá mình đặt ra để mua. Mua xong rồi lại phải chờ, giữ cổ phiếu lâu nhất có thể để sinh lời như Phương pháp đầu tư 4 chữ M của Phill Town

Tôi thấy hiện tại rất nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu theo kiểu “ăn xổi, ở thì” vì muốn đạt được lợi nhuận cao mà không phải chờ đợi lâu. Điều này hết sức khó khăn vì việc đầu tư không phải là việc ngắn hạn mà kéo dài hàng năm thậm chí hàng chục năm mới có kết quả. Hãy nhớ đến những huyền thoại như Warren Buffett, Charlie Munger… cũng phải kiên nhẫn hàng chục năm mới thành tỷ phú trong mỗi lần đầu tư.

Warren Buffett là người tôi ngưỡng mộ nhất vì tính kiên trì của ông ấy​
Warren Buffett là người tôi ngưỡng mộ nhất vì tính kiên trì của ông ấy​

Chúng ta không phải thiên tài, cũng chẳng phải người có kiến thức uyên thâm gì mà chỉ là những người bình thường nhưng không vì thế mà không thể thành công trong thị trường tài chính này. Chỉ cần có cho mình sự kỷ luật, kinh nghiệm trên thị trường và kiên trì với những lựa chọn thì tôi tin ngày anh em hái quả ngọt không xa nữa đâu!

Nguồn: kakata.vn

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề