Tỷ phú Lý Gia Thành – Con sông lớn khởi nguồn từ những dòng chảy nhỏ
Tài năng của Lý Gia Thành phát lộ khi chưa đầy 20 tuổi. Ông thấy sốt sắng, háo hức muốn tự mình khai thác và nắm bắt lấy thị trường sôi động khi đó.
Cũng như các doanh nhân cùng thời khác, ông sớm nhận ra những biến động kinh tế to lớn sắp diễn ra ở Hồng Kông. Ngành công nghiệp sản xuất bấy giờ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất đồ nhựa. Ông nhận thấy tiềm năng của các sản phẩm bằng nhựa trong một lĩnh vực mà vật liệu gỗ và kim loại luôn chiếm vị trí chủ đạo.
Tính đến năm 1949, hơn nửa tỷ người dân Trung Quốc có nhu cầu về các vật dụng thiết yếu. Lý Gia Thành tin rằng khi cuộc nội chiến kết thúc, nhu cầu về những loại mặt hàng rẻ nhưng chất lượng và bền của người dân Trung Quốc sẽ tăng lên. Đó chắc chắn không phải là những loại mặt hàng phù phiếm như đồ chơi bằng nhựa, mà đó là các vật dụng thiết yếu hàng ngày. Thậm chí ngay ở Hồng Kông, nhu cầu về sản phẩm nhựa cũng gia tăng nhanh chóng bởi bấy giờ hàng nghìn người tị nạn từ Trung Quốc đại lục tìm đến.
Vào năm 1950, Lý Gia Thành nhập cuộc khi chưa đầy 22 tuổi.
Ông lấy tên công ty là Trường Giang – một cái tên có ý nghĩa sâu sắc với ông bởi ở Trung Quốc, khi nhắc đến Trường Giang người ta nghĩ ngay đến sông Dương Tử có chiều dài hơn 16.000 km và được xem là biểu tượng của người Trung Quốc. Sông Dương Tử không chỉ có dòng chảy rộng lớn mà còn nổi tiếng bởi hiện tượng nước sông dâng cao mà không cần thủy triều. Trường Giang thể hiện cho tinh thần mạnh mẽ của ông, con sông Dương Tử tượng trung cho những hoài bảo và ước mơ to lớn của ông.
Lý Gia Thành từng giải thích về sự lựa chọn này như sau: “Người Trung Quốc chúng tôi có một câu nói: “Nếu bạn muốn thành công thì cho dù ở vị trí nào đi chăng nữa, bạn cần phải biết cách lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.
Tại sao Dương Tử trở thành một con sông lớn như vậy? Đó là bởi vì nó tiếp nhận dòng chảy từ những con sông nhỏ hơn, do đó trở nên rộng lớn. Bên ngoài, tôi lịch sự, nhã nhặn với tất cả mọi người, nhưng bên trong, tôi biết lòng tự cao của mình rất lớn. Vì thế tôi đã tự nhủ rằng cần phải lịch sự nhiều hơn, cởi mở nhiều hơn nữa nếu muốn tự mình làm kinh doanh. Nếu bạn quá tự cao mà bỏ qua những ý kiến khác, bạn sẽ không bao giờ trở thành một con sông lớn được.”
Nguồn: Bloomberg, sách Lý Gia Thành – “Ông chủ của những ông chủ”
Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU