Vì sao phân tích kỹ thuật cần kết hợp Đông – Tây?
Bản thân Nến Nhật (kỹ thuật phương đông) đã là công cụ giao dịch có giá trị. Nhưng chúng còn mang ý nghĩa mạnh mẽ hơn nếu chúng xác nhận một hoặc nhiều tín hiệu kỹ thuật phương Tây. Đây là lúc nguyên tắc “Hội tụ” của tác giả Steve Nison phát huy tác dụng.
Vì sao phân tích kỹ thuật cần kết hợp Đông – Tây?
Steve Nison định nghĩa Hội tụ là “một nhóm các tín hiệu kỹ thuật hội tụ tại hoặc gần một giá”. Hội tụ là một khái niệm hết sức quan trọng. Điều này là vì càng nhiều tín hiệu ở vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, khả năng đảo chiều càng cao. Vùng Hội tụ có thể được xác định bởi một chuỗi mẫu hình nến hoặc tín hiệu phương Tây hoặc phối hợp cả hai.
Bạn có nhớ lúc nhỏ, bạn đã chộp lấy những cây bút màu và hí hoáy tô vào cuốn tập không? Mỗi trang là một bản phác trắng đen khung cảnh bãi biển hoặc không gian ngoài trời. Cách bạn chọn màu sẽ cho bức vẽ của bạn phong cách rất riêng. Tương tự, tùy thuộc vào phong cách giao dịch và tính cách mà bạn có thể có những công cụ và kỹ thuật ưa thích. Nhưng dù bạn sử dụng công cụ phương Tây nào, nến Nhật nên nằm trong kho vũ khí giao dịch của bạn.
Dù tin đồ thị nến sẽ thay thế đồ thị thanh để thành đồ thị được ưa chuộng nhất, điều này không có nghĩa tôi khuyến nghị bỏ qua những công cụ dùng trên đồ thị thanh như đường xu hướng, đường trung bình động, chỉ báo dao động,… Đúng hơn, Steve Nison rất khuyến khích sử dụng các công cụ kỹ thuật phương Tây cổ điển trên đồ thị nến.
Sau đây là một số lý do:
Kỹ thuật đồ thị nến là công cụ, không phải hệ thống
Vì thế, chúng nên được dùng phối hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác. Lợi thế lớn nhất của đồ thị nến nằm ở chỗ: Chúng dùng dữ liệu giống với đồ thị thanh – tức giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa – nên bạn có thể dùng tất cả các công cụ phương Tây mà bạn thích trên đồ thị nến. Nó bao gồm bất cứ công cụ nào, từ cơ bản như đường xu hướng và đường trung bình động đến Sóng Elliott. Nếu tín hiệu nến như nến Búa xác nhận tín hiệu phương Tây, ví dụ như đường xu hướng, sự hội tụ các chỉ báo này sẽ gia tăng khả năng đảo chiều. Vì vậy, tín hiệu nến trở nên càng quan trọng và ý nghĩa hơn nếu chúng xác nhận tín hiệu kỹ thuật phương Tây.
Mục tiêu giá
Đồ thị nến cung cấp rất nhiều tín hiệu giao dịch hữu dụng, nhất là tín hiệu đảo chiều sớm. Tuy nhiên, chúng không cung cấp mục tiêu giá. Đây là lúc ta dùng các đo lường chuyển động (measured move), như tìm kiếm các vùng hỗ trợ và kháng cự cũ, thoái lui, đường xu hướng và các tín hiệu phương Tây khác.
Ý thức được đối thủ của bạn đang dùng gì
Rất nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích sử dụng phân tích kỹ thuật, nên nó thường có sự ảnh hưởng rất lớn lên thị trường. Vì thế, một điều rất quan trọng là bạn phải nắm bắt các tín hiệu kỹ thuật người khác đang sử dụng, bao gồm các chỉ báo kỹ thuật phương Tây.
Trọng tâm của cuốn sách này không phải kỹ thuật phương Tây mà là đồ thị nến và cách dùng nến để bổ trợ kỹ thuật phương Tây truyền thống, tôi chỉ đi sơ qua các công cụ kỹ thuật phương Tây. Có rất nhiều đầu sách hay cung cấp thông tin chi tiết về các kỹ thuật phương Tây ấy.
Hai mươi lăm năm kinh nghiệm sử dụng kỹ thuật phương Tây của tôi hầu hết nằm ở các chỉ báo phương Tây kiểu mẫu, không bao gồm các chỉ báo cảm xúc như Đường Advance/Decline, Chỉ số ARMS/TRIN, Lượng bán khống của nhà đầu tư chuyên nghiệp, v.v… Lý do chỉ là vì giới hạn kiến thức của tôi chứ không phải giới hạn của các công cụ này. Ví dụ, dù tôi không dùng đồ thị Point and Figure, các nhà giao dịch dùng phương thức đồ thị này cho hay họ dùng đồ thị nến để có tín hiệu đảo chiều rồi chuyển qua đồ thị Point and Figure để có mục tiêu giá. Đây là một ví dụ của việc sử dụng đồ thị Point and Figure nhằm xác định giá mục tiêu. Kỹ thuật phương Tây cộng với nến là sự phối hợp cực kỳ hiệu quả.
Happy Live Team
Nguồn: sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm