fbpx

Vì sao chúng ta lại hay trì hoãn và cái giá phải trả là gì?

Bạn lướt web cả đêm trong khi vẫn trì hoãn bài tập phải nộp trong ngày mai? Bạn không phải là người duy nhất. Khoảng 15-20% dân số nói chung đều hay trì hoãn, trong giới sinh viên, con số lên tới 90%.

Khoảng 15-20% dân số nói chung đều hay trì hoãn, trong giới sinh viên, con số lên tới 90%.
Khoảng 15-20% dân số nói chung đều hay trì hoãn, trong giới sinh viên, con số lên tới 90%.

Nay một nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân cho hiện tượng “nước đến chân mới nhảy” này và điều gì thường khiến người ta thất bại trong việc thực hiện các cam kết đặt ra đầu năm.

“Về bản chất, người trì hoãn thường thiếu tự tin vào bản thân, ít mong đợi rằng họ sẽ hoàn thành được nhiệm vụ”, nhà nghiên cứu Piers Steel tại Đại học Calgary nói.

Việc chần chừ không chỉ làm giảm mức độ hoàn thành công việc của bạn, mà còn ảnh hưởng tới hầu bao. Một cuộc khảo sát do H&R Block thực hiện cho thấy việc chần chừ đến phút cuối cùng mới kê khai thuế khiến mọi người thiệt hại trung bình 400 USD do những sai sót do cẩu thả.

Vì sao lại là “lần nữa”? 

Steel đã phân tích hơn 200 nghiên cứu trước về sự trì hoãn, có từ năm 1920 đến 2006. Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa sự bốc đồng và hiện tượng “việc hôm nay cứ để ngày mai”.

Những người bốc đồng coi trọng ngày hôm nay hơn ngày mai. “Nên họ không cảm bị đốc thúc, thời hạn chưa hiện hữu, nên họ chưa có hứng thú để làm cho đến khi nó sắp xảy ra”, Steel nói. Những người này thực ra đều rất quan tâm và chủ ý thực hiện ngay từ đầu, nhưng họ lại không tuân theo được những cam kết ban đầu của bản thân.

“Người bốc đồng nhìn chung đều gặp vấn đề về việc kiểm soát bản thân. Vì vậy, họ dễ là người hút thuốc, ăn uống bừa bãi, cờ bạc. Họ là kiểu người được trước, mất sau”, Steel nói.

"Về bản chất, người trì hoãn thường thiếu tự tin vào bản thân, ít mong đợi rằng họ sẽ hoàn thành được nhiệm vụ", nhà nghiên cứu Piers Steel tại Đại học Calgary nói.
“Về bản chất, người trì hoãn thường thiếu tự tin vào bản thân, ít mong đợi rằng họ sẽ hoàn thành được nhiệm vụ”, nhà nghiên cứu Piers Steel tại Đại học Calgary nói.

Tuy nhiên, Steel cũng tìm thấy khi những người chần chừ buộc phải hoàn thành công việc của mình, họ làm với tốc độ chóng mặt. Họ có thể thực hiện với tốc độ gấp 11 lần trung bình và trở nên linh hoạt lạ thường.

Cuộc phân tích của ông cũng nhìn vào một quan niệm phổ biến khác – rằng mọi người trì hoãn công việc bởi họ là những người cầu toàn và lo ngại rằng sẽ không thể đạt được sự toàn mỹ.

Những ai không thích công việc của mình hoặc ngán ngẩm với nhiệm vụ cũng dễ đẩy lùi công việc hơn so với những ai hứng thú với việc được giao. Những dấu hiệu khác của người hay trì hoãn bao gồm: rất dễ bị sao nhãng, thiếu tự tin và thiếu động lực nội tại.

Giải pháp hiệu quả

Tuy nhiên đừng vội hoảng sợ khi thấy mình có dấu hiệu của người hay trì hoãn. Steel đã đưa ra một số lời khuyên cho bạn.

Một dự án kéo dài trong 1 tháng sẽ không mang lại động lực làm việc ngay cho bạn, nhưng thời hạn trong ngày mai sẽ xốc bạn dậy ngay tức khắc. “Những mục tiêu dài hạn sẽ có ít động lực thúc đẩy. Bạn cần phải chia nhỏ nó thành các mục tiêu hàng ngày và thực hiện lần lượt từng bước”, Steel nói.

Các nhà quản lý cũng có thể hành động để giúp nhân viên của mình. Họ cần phải nhận ra những nhân viên nào là người có thể tự thân vận động còn người nào hay lần lữa. Khi đó người quản lý tổ chức các cuộc họp hàng ngày để hỏi kế hoạch của người thực hiện trong ngày đó và bước tiếp theo, đảm bảo kiểm tra thường xuyên để xem người đó có hoàn thành mục tiêu hay không.

Do mọi người hay hoãn lại công việc khi nó nhàm chán, nhà quản lý nên làm cho nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn và gia tăng sự thoả mãn của mỗi nhân viên họ hoàn thành công việc.

Cái giá phải trả cho sự trì hoãn

Một hôm gia đình nhà Rùa quyết định sẽ đi picnic. Và với bản tính chậm chạp của mình, chúng đã mất bảy năm để chuẩn bị mọi thứ và lên đường. Mất thêm hai năm nữa để tìm ra một chỗ cắm trại. Rồi thêm sáu tháng để dọn dẹp và bày biện các thứ.

Nhưng rồi gia đình Rùa phát hiện ra rằng chúng đã quên mang theo muối. “Một chuyến picnic mà không có muối thì chẳng còn gì là thú vị”, gia đình nhà rùa đồng ý với nhau như vậy.

Sau hơn một tháng tranh cãi, cuối cùng một con rùa trẻ nhất, nhanh nhẹn nhất được giao nhiệm vụ quay về nhà lấy muối.

Nghe vậy, con rùa được chọn đã bật khóc the thé, run rẩy thân hình trong chiếc vỏ, giãy nảy từ chối.

Rốt cuộc, nó cũng đồng ý đi về nhà lấy muối với một điều kiện: gia đình rùa không được phép ăn bất cứ thứ gì trước khi nó quay trở lại. Họ nhà rùa đành phải đồng ý và con rùa nọ bắt đầu lên đường.

Nhưng rồi đã ba năm trôi qua mà con rùa nọ vẫn chưa quay lại. Rồi năm năm… chín năm, rồi mười bảy năm…

Cuối cùng rùa bô lão không thể nhịn đói được nữa bèn cắn một miếng bánh sandwich cho đỡ đói.

Đúng lúc đó, con rùa vắng mặt mười bảy năm qua đột ngột thò đầu ra từ một lùm cây, hét lên the thé:

– Đó… đó… tôi biết mà! Tôi biết là mọi người sẽ không đợi mà sẽ ăn trước khi tôi quay lại mà. Thôi thôi, tôi không đi lấy muối nữa đâu…

trì hoãn

Lời kết

Quá dè chừng xem xét, lo lắng về những gì người khác đang làm đến nỗi không tự làm gì cho bản thân nó và lấy đó là lí do để TRÌ HOÃN. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong chúng ta lãng phí thời gian để chờ đợi người khác thực hiện những điều mà chúng ta mong đợi. Thế nhưng, Không ai có thể đem cuộc sống, công việc, sự thành công, may mắn hay cơ hội đến cho bạn. Hãy đi và tự tìm thấy mọi thứ cho riêng mình.

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề