fbpx

Việc khó hơn dậy lúc 5 giờ sáng đó là tự giác tiết kiệm tiền: Khi “KHỦNG HOẢNG KINH TẾ”, chỉ có “TIẾT KIỆM TIỀN” mới giúp bạn trụ vững!

 

Khi bạn quá lạc quan vào tương lai mà mất khả năng phòng bị rủi ro tài chính thì khi khủng hoảng tài chính trong mùa dịch Covid-19 này, bạn sẽ như rơi xuống vực thẳm và không thể đứng dậy được.

Có một câu hỏi gây nhức nhối với thế hệ 9X như sau: “Các bạn 9X tiết kiệm được bao nhiêu tiền rồi?”

Trong phần bình luận, bạn có thể bắt gặp các comment của các bạn trẻ khoe mình tiết kiệm được tiền. Ngoài ra còn các bình luận khác, trong đó có thể thấy được hai nhóm người chính: Một nhóm là tiêu tiền như nước, gặp gì cũng mua. Nhóm còn lại là không dám ăn, không dám mặc, tiết kiệm từng chút một để cuộc sống sau này có thể tốt hơn.

Có người có mức lương hàng tháng là khoảng 10 triệu đồng và tiết kiệm được 3-4 triệu đồng mỗi tháng. Có người tốt nghiệp được 5 năm và gửi tiết kiệm được 3 triệu đồng…

Những người tiết kiệm được vài trăm nghìn tiền tiết kiệm thì phản bác rằng: “Tôi tiết kiệm tuy ít nhưng vẫn gọi là có. Trong khi nhiều người vẫn còn nợ nần rất nhiều, tiền tiết kiệm bằng 0, như vậy là tốt lắm rồi.”

Thật sự ngưỡng mộ những người có thể kiên trì tiết kiệm tiền. Trong thời đại tiêu dùng không giới hạn và thuận tiện, chúng ta đang bị thu hút bởi nhiều món hàng bắt mắt, giá cả rẻ bất ngờ, nếu không mua thì sợ rằng dịp tốt như vậy sẽ không còn nữa. Nghĩ vậy, chúng ta cứ mua và mua, mong muốn của chúng ta cũng lớn dần lên và đạt đến đỉnh cao chưa từng thấy.

Việc khó hơn dậy lúc 5 giờ sáng đó là tự giác tiết kiệm tiền: Khi "KHỦNG HOẢNG KINH TẾ", chỉ có "TIẾT KIỆM TIỀN" mới giúp bạn trụ vững!

Một người có thể chống lại sự cám dỗ mua sắm và cương quyết tiết kiệm tiền là người có kỷ luật, tự giác rất cao mà không phải ai cũng có thể làm được. Việc này còn khó hơn nhiều so với việc dậy sớm tập thể dục mỗi ngày hay việc đi ngủ sớm và dậy sớm.

Có một câu chuyện trên Internet như sau: Có một anh chàng rất trọng hình tượng của bản thân, anh ta nghĩ rằng quảng cáo sẽ làm hỏng hình ảnh thì anh ta sẽ không tham gia dù tiền quảng cáo không hề ít. Anh coi đó là một sự sỉ nhục bản thân. Tuy nhiên, sự việc sau đó làm anh phải thay đổi tư duy của mình. 

Đó là khi mẹ của anh được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt vì đột quỵ. Chi phí hàng ngày tuôn ra giống như nước máy và hàng ngàn đô la sẽ biến mất chỉ trong một thời gian ngắn. Để làm cho mẹ khỏe mạnh trở lại, anh bắt đầu nghĩ về cách kiếm nhiều tiền hơn. Thậm chí, anh ta bất chấp hình tượng và thể diện để nhận show đóng quảng cáo, đóng phim, tham gia chương trình dự thảo và thậm chí là MC đám cưới. 

Anh bảo anh cố gắng kiếm được nhiều tiền chỉ để mẹ anh khỏe mạnh. Ngoài ra anh chẳng quan tâm đến cái miệng của người đời. Anh còn bảo đến giờ anh mới thấy tiền quan trọng đến nhường nào và công việc nào miễn là hợp pháp thì anh sẽ nhận mà không “kén cá chọn canh” như trước nữa.

Trong thế giới này, không ai là không cần tiền và khi họ cầm thật nhiều tiền trong tay, họ sẽ trở nên tự tin hơn. Đồi với một người đang phải lo toan cơm, áo, gạo, tiền thì chỉ cần khoản tiết kiệm dù nhỏ nhưng đủ để giúp anh ta giữ cho gia đình ổn định và hạnh phúc.

Chỉ khi thiếu tiền, một người mới có thể cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của sự cô lập và bất lực. Một khi họ bất lực, họ có thể phải đi đến đường cùng, hoặc sẽ chết trong tuyệt vọng vì không có sự giúp đỡ. Vậy nên, họ sẽ cố gắng kiếm tiền không phải chỉ để tự cứu mình, mà còn để bản thân không phải rơi vào cạm bẫy cuộc đời.

Việc khó hơn dậy lúc 5 giờ sáng đó là tự giác tiết kiệm tiền: Khi "KHỦNG HOẢNG KINH TẾ", chỉ có "TIẾT KIỆM TIỀN" mới giúp bạn trụ vững!

Trong báo cáo tài liệu có tên “Người phụ nữ nghèo”, có một câu chuyện đặc biệt đáng lo ngại như sau:

Hữu Mĩ từng có một gia đình hạnh phúc, chồng cô là giám đốc điều hành công ty còn cô là một bà nội trợ. Hai người có bốn đứa con dễ thương và đáng yêu. Tưởng đâu sẽ được sống trong cảnh giàu sang, mua đồ không cần nhìn giá mãi mãi nhưng nào ngờ, chồng cô đột ngột qua đời, tài sản cũng bị đóng băng, để lại cho cô bốn đứa con thơ dại. Và chỉ sau một đêm, cô và con đều trắng tay và lâm vào cảnh túng thiếu. Tiền không có, con thì nheo nhóc lại không rành về công nghệ. Cuối cùng, cô xin vào vị trí nhân viên trực tổng đài. Dù chăm chỉ nhưng chỉ kiếm được thu nhập ít ỏi.

Khi có nhiều tiền, đừng vội vàng tiêu hết sạch tiền mà hãy tiết kiệm dù là chút ít, để khi biến cố xảy ra, bạn không phải té ngửa kêu trời. Khi thu nhập không nhiều nhưng bạn vẫn chi tiền không ngưng tay, do đó, các con số trên các hóa đơn tích lũy ngày càng nhiều và chẳng bao lâu bạn sẽ lâm vào cảnh túng thiếu.

Kiếm tiền tháng nào tiêu hết trong tháng đó, không nghĩ cho tương lai thì khi bạn gặp chuyện, bạn chẳng thể làm gì ngoài sự hối hận vì đã không tiết kiệm. Điều này làm tôi nhớ đến một đoạn văn đọc được trên mạng như sau: “Ưu điểm lớn nhất của người giàu là khả năng tạo ra tiền và tiết kiệm tiền cao và khi họ gặp chuyện, họ có thể dùng tiền để giải quyết vấn đề. Trong khi người nghèo làm sai, không có tiền đền, họ sẽ phải thế chấp nhà, hoặc có thể mất tất cả để đền bù thiệt hại do họ gây ra.

Rủi ro trong tương lai là không thể đoán trước và xác suất rủi ro đến với bạn chỉ là 1%, nhưng một khi biến cố xảy ra mà bạn không có tiền, xác suất bạn có thể bị rơi xuống vực thẳm là 100%. Nếu có đủ tiền phòng thân thì bạn có thể thoát khỏi thảm họa, nếu không, bạn sẽ điêu đứng và hụt hẫng khi biến cố xảy đến.

Nhiều người xung quanh tôi coi thường việc tiết kiệm tiền và thậm chí tiền lương của họ hết trước khi hết tháng làm việc, họ còn chế giễu tiết kiệm tiền để làm gì trong khi tiền lương hết rồi sẽ lại đầy thôi. Lý do cho điều này là họ cảm thấy họ sẽ ngày càng giàu hơn trong tương lai. Điều này giống như một con ếch ngâm trong nước ấm. Khi nhiệt độ nước tăng lên một chút, con ếch không thoát ra mà còn tận hưởng cảm giác thoải mái khi nằm trong nước ấm. Nó không hề biết rằng nồi nước mà nó cho là ấm kia đang dần tăng nhiệt độ. Cuối cùng, nó đã bị luộc chín và nằm trên bàn ăn của người khác.

Khi bạn quá lạc quan vào tương lai mà mất khả năng chống lại rủi ro tài chính như trong thời điểm hiện tại thì khi tương lai tàn khốc đó thực sự đến, bạn sẽ như rơi xuống vực thẳm và không thể đứng dậy được.

Việc khó hơn dậy lúc 5 giờ sáng đó là tự giác tiết kiệm tiền: Khi "KHỦNG HOẢNG KINH TẾ", chỉ có "TIẾT KIỆM TIỀN" mới giúp bạn trụ vững!

Mặc dù tôi không muốn thừa nhận điều này, nhưng tôi phải nói rằng những người lấy lí do không biết cách tiết kiệm tiền là suy nghĩ của những người nghèo điển hình.

Đã có một tin tức điều tra như sau: Một nhà nghiên cứu đang bí mật trong một khu ổ chuột và muốn khám phá lý do tại sao người nghèo lại nghèo như vậy. Sau nhiều năm quan sát người nghèo, anh phát hiện ra một hiện tượng thú vị. Nhiều người nghèo không có kế hoạch kiếm tiền. Lấy ví dụ đơn giản như sau: những người trong khu ổ chuột có thể nhận được sự trợ giúp của nhà nước. Mặc dù không có nhiều tiền, nhưng nếu bạn có kế hoạch và sử dụng tiền hợp lý, thì việc ăn và uống trong một tháng sẽ không thành vấn đề.

Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền cứu trợ, những người nghèo đói càng chi tiền xả láng hơn. Một ông già nghèo đã đến siêu thị để mua một con tôm hùm lớn, ăn một bữa ăn hoành tráng bằng toàn bộ số tiền được cứu trợ. Sau đó, trong những ngày tiếp theo, ông ấy tiếp tục chờ đợi trong đói khát và chờ tiền cứu trợ vào tháng tới.

Trong thực tế, đây không phải là một trường hợp duy nhất. Cách đây một thời gian, các chuyên gia giành giải thưởng Nobel về kinh tế đã nói về hiện tượng này trong tác phẩm “Bản chất của nghèo đói: Tại sao chúng ta không thể thoát khỏi nghèo đói”. Họ chỉ tập trung vào hiện tại và không có kế hoạch cho tương lai.

Do đó, họ luôn lãng phí tiền để mua những thứ vô dụng, tham gia vào một số lễ nghi không cần thiết v.v., hầu như không ai trong số họ sẽ nghĩ đến việc tích lũy đầu tư. Do đó, điều này đã tạo ra một vòng luẩn quẩn. Rõ ràng là phân bón có thể làm tăng năng suất và lợi nhuận. Nhưng vì không có đủ tiền để mua phân bón, nên chỉ có thể giảm sản xuất để kiếm tiền và cuối cùng chẳng sản xuất được bao nhiêu.

Có lần tôi đã xem một video và phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố và hỏi một số người rằng: “Khi nào bạn cảm thấy an toàn?” Nhiều người trả lời: “Khi có tiền gửi vào thẻ ngân hàng”.

Trong thời đại kinh tế thị trường, tiền là thứ tốt nhất giúp bạn giải quyết vấn đề. Không kiếm ra tiền, không có tiền tiết kiệm sẵn thì bạn không dám ốm, bạn cũng chẳng dám nghỉ phép và không dám bỏ việc. Bạn không dám buông xuôi vì còn nhiều điều lo toan. Do đó, nếu bạn muốn sống thoải mái và cải thiện khả năng chống lại rủi ro, bạn phải tiết kiệm tiền.

Người trẻ tuổi nên sớm ngộ ra rằng bản thân bạn khác với những người khác. Có thể đồng nghiệp của bạn và bạn đang giữ mức lương hàng tháng là 24 triệu đồng. Theo bản năng, bạn không thể đứng nhìn đồng nghiệp mua trong khi bạn thì không, cuối cùng bạn phải mua cho bằng người ta. Nhưng bạn không hề biết rằng hoàn cảnh và điều kiện sống của mỗi người không hề giống nhau. Có thể bố mẹ anh ta không cần phụng dưỡng… Trong khi gia đình bạn, bạn là lao động chính trong gia đình,…thử hỏi bạn có cam tâm tiêu tiền cho một món hàng hiệu sang chảnh trong khi người nhà đang trông chờ vào đồng lương của bạn không?

Điều đáng sợ nhất không phải là gánh nặng gia đình, mà là không có khả năng nhận ra chính mình và chạy theo cách sống thượng lưu của người khác mà không màng gia cảnh. Cuối cùng, chúc bạn ngày càng có nhiều tiền và số dư trong thẻ ngân hàng nhiều hơn trong năm mới.

Nguồn: Cafebiz.

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề