fbpx

Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ đem lại “lợi ích” cho doanh nghiệp khi dòng tiền thực sự chảy vào thị trường.

TTCK Việt Nam đang đón nhận làn sóng doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ đem lại lợi ích khi dòng tiền thực sự chảy vào thị trường, hỗ trợ sức cầu trong ngắn hạn và có khả năng mang lại lợi ích về dài hạn cho doanh nghiệp khi quyết định bỏ tiền mua vào cổ phiếu. 
 

Mua cổ phiếu quỹ, tiền cần chảy vào thị trường

Việc doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ luôn đi kèm với những cảm nhận tích cực của nhà đầu tư, với mong muốn dòng tiền từ cổ phiếu quỹ sẽ thực sự chảy vào thị trường để hỗ trợ cân đối cung cầu, giảm bớt áp lực giảm giá ít nhất là trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại cho rằng, không hẳn doanh nghiệp tung tiền mua cổ phiếu quỹ là để “trợ giá” cho các cổ đông đại chúng, mà đây đó có thể xảy ra tình huống doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ chỉ là cách giúp một/một số “cổ đông đặc biệt” thoái vốn trong thời điểm cổ phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn.

Lo lắng này không phải là không có cơ sở, bởi ở góc độ giao dịch, khi mua cổ phiếu quỹ, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Nếu như với giao dịch khớp lệnh, lực cầu trực tiếp tham gia vào thị trường, tính minh bạch trong việc mua cổ phiếu quỹ được đánh giá cao hơn bởi quyền bán thuộc về người nắm giữ cổ phiếu, thì với giao dịch thỏa thuận, người được ưu tiên mua lại là một dấu hỏi.

Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ đem lại "lợi ích" cho doanh nghiệp khi dòng tiền thực sự chảy vào thị trường.

Trong phiên 23/3, đã có 14,88 triệu cổ phiếu REE được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 412,8 tỷ đồng và 1,25 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, trị giá 34,92 tỷ đồng.

Như vậy, trong 15 triệu cổ phiếu REE được lãnh đạo Công ty mua vào, nhiều khả năng khoảng 14,88 triệu cổ phiếu – tương ứng 99% số lượng đăng ký mua, được thực hiện qua giao dịch thỏa thuận và chỉ  khoảng 120.000 cổ phiếu được thực hiện qua giao dịch khớp lệnh trên sàn.

Với những khoản mua vào của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc người có liên quan như tại REE hay HPG, nguồn tiền là của cá nhân và họ có quyền mua từ ai, bằng phương thức hay ở mức giá nào và điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Nhưng với những doanh nghiệp sẽ mua vào cổ phiếu quỹ, chính doanh nghiệp và cổ đông đang đứng trước một sự đánh đổi lớn.

Về mặt lợi ích, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, tăng các chỉ số hiệu quả hoạt động tính trên nguồn vốn như thu nhập trên vốn cổ phần (EPS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)…, qua đó định giá cổ phiếu trở lên hấp dẫn hơn.

Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ đem lại "lợi ích" cho doanh nghiệp khi dòng tiền thực sự chảy vào thị trường.

Không ít nhà phân tích còn cho rằng, dòng tiền mua cổ phiếu quỹ tương đương với việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông, thậm chí là đem lại lợi ích lớn hơn khi xét về chênh lệch trong mức độ thuế thu nhập mà cổ đông phải nộp.

Việc mua vào cổ phiếu của chính mình, tức là đầu tư vào doanh nghiệp mà ban lãnh đạo hiểu rõ giá trị nhất, trong giai đoạn thị giá cổ phiếu giảm sâu so với giá trị nội tại cũng đem đến kỳ vọng gia tăng hiệu quả đầu tư khi giai đoạn khó khăn của thị trường qua đi và thị giá phục hồi.

Thực tế, tận dụng lúc thị trường tích cực, nhiều doanh nghiệp đã bán những khoản cổ phiếu quỹ mua vào với giá thấp trước đó ở mức giá cao.

Dù khoản chênh lệch không được hạch toán vào lợi nhuận, nhưng vẫn giúp cải thiện dòng tiền, làm tăng thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính.

Cổ phiếu quỹ và bài toán lợi ích của doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong khi hiệu quả của việc đầu tư cổ phiếu quỹ còn nằm ở tương lai, không phải doanh nghiệp nào muốn mua cổ phiếu quỹ cũng đang có sẵn nguồn tiền dồi dào. Không ít công ty dù đang còn nợ vay và nhu cầu đầu tư lớn trong năm nay, nhưng vẫn lên kế hoạch mua lượng lớn cổ phiếu quỹ.

Trong trường hợp này, rõ ràng doanh nghiệp và cổ đông đang phải đánh đổi lợi ích ngay trước mắt là nguồn tiền dự trữ – vốn được xem là “tấm đệm” trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, sẽ sụt giảm.
Các chi phí cũng sẽ tăng lên khi phải tăng cường sử dụng nguồn vốn chiếm dụng, đi vay để bù đắp và nếu không giải quyết tốt bài toán dòng tiền, tình hình kinh doanh, tài chính có thể sẽ xấu đi, dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại”.

Giả định những khó khăn của thị trường chung có thể nhanh chóng qua đi, giúp thị giá cổ phiếu phục hồi sau ít lâu nữa, những doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ hiện nay cũng sẽ chưa chuyển đổi lại thành tiền mặt ít nhất là cho tới quý IV/2020 do quy định chỉ được bán lại sau tối thiểu 6 tháng nắm giữ.

Khi mà cái giá phải đánh đổi không nhỏ, sự đánh đổi này sẽ chỉ có ý nghĩa nếu việc mua cổ phiếu quỹ hỗ trợ tốt cho thị giá cổ phiếu và tạo ra cơ hội đồng đều cho tất cả các cổ đông có nhu cầu, thay vì những cổ đông đặc biệt.

Từ 16/3 đến nay, trên TTCK Việt Nam có khoảng 20 doanh nghiệp công bố kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ, với khoảng 16 doanh nghiệp dự kiến mua vào trên 1 triệu đơn vị, giá trị thị trường đạt gần 2.500 tỷ đồng.

Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ đem lại "lợi ích" cho doanh nghiệp khi dòng tiền thực sự chảy vào thị trường.

Những cái tên dự kiến mua vào hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu quỹ có thể kể tới là CTCP Gemadept (GMD), Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX), CTCP Ðầu tư kinh doanh nhà Khang Ðiền (KDH), CTCP Tập đoàn PAN (PAN)…

Nhiều doanh nghiệp khác tuy chưa có phương án mua vào cổ phiếu quỹ, nhưng lãnh đạo doanh nghiệp hoặc người có liên quan đã đăng ký mua vào hàng triệu đến hàng chục triệu cổ phiếu như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), CTCP Cơ điện lạnh (REE), CTCP Tập đoàn Ðầu tư địa ốc Nova (NVL)…

Nếu như lãnh đạo doanh nghiệp hoặc người có liên quan là những nhà đầu tư cá nhân thuộc diện phải công bố thông tin chỉ cần đăng ký trước 3 ngày giao dịch, thì với các doanh nghiệp, muốn mua vào cổ phiếu quỹ phải chuẩn bị trước hồ sơ và chơ cơ quan quản lý cho phép, nên thời gian mua sẽ kéo dài hơn.

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã thực hiện việc rút ngắn thời gian xét duyệt trong vòng 1 ngày, thay vì 7 ngày như thông thường nếu doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ theo đúng quy định.

Nỗ lực của cơ quan quản lý góp phần thúc đẩy làn sóng mua vào cổ phiếu của các doanh nghiệp tăng mạnh.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp, yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc trong quyết định mua cổ phiếu là dòng tiền và lợi ích dài hạn của chính doanh nghiệp mình.

Nguồn: Khắc Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề