Việt Nam trở thành một trong những thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất thế giới
Vào cuối năm ngoái, Bloomberg đưa ra một số liệu thống kê mới tại Việt Nam. Sau bốn năm số lượng tăng trưởng bùng nổ, thanh khoản trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt gần 200 triệu đô la mỗi ngày, mức cao nhất kể từ khi lập báo cáo về thị trường này.
Con số này không hề lớn nếu đặt lên bàn cân cùng các thị trường đã phát triển với thanh khoản hàng triệu cổ phiếu mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với TTCK Việt Nam, đó là sự gia tăng đáng kể so với thanh khoản bình quân 50 triệu đô la mỗi ngày 4 năm về trước. Trong vài tuần đầu của năm 2018, thanh khoản đã lên tới 390 triệu đô la Mỹ/phiên.
Thanh khoản ngày càng tăng phản ánh triển vọng tích cực cho kinh tế Việt Nam. Trong suốt cả thập kỉ, Việt Nam đã thay đổi đáng kể nhờ sự phục hồi của khối ngân hàng. Năm 2012, vị thế của ngân hàng của Việt Nam được xếp hạng ở mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng từ khi quyết liệt giảm nợ xấu (clean balance sheets) để nhằm gia tăng các khoản cho vay khả dụng lên đáng kể thì vị thế của các ngân hàng này đã xoay chuyển. Bloomberg đề cập đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đẩy tỷ lệ nợ xấu xuống từ 5% năm 2013 xuống còn 1,4%, đồng thời mở rộng quy mô cho vay từ 5 tỷ đô la lên 12 tỷ đô la là một trong những thí dụ điển hình.
Không chỉ có lĩnh vực ngân hàng là khu vực chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ tại Việt Nam. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết lớn dự kiến đạt khoảng 20% đến 25% trong năm nay, trong khi nền kinh tế của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng GDP với tỷ lệ 6,7% năm 2018.
Các nhà đầu tư quốc tế đang dần bị thị trường Việt Nam thu hút. Kể từ đầu năm 2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 432 triệu USD cổ phiếu trên thị trường này, so với tổng số chỉ 1 tỷ USD năm 2017. Với tốc độ này, các luồng vốn đầu tư đang trên đà vượt qua tổng khối lượng giao dịch năm ngoái trước khi kết thúc nửa đầu năm 2018. Tính hết tháng 2/2018, chỉ số VN-Index đã tăng 14% so với đầu năm.
Qũy cổ phần tư nhân (private equity) cũng đổ vào thị trường Việt Nam. Theo báo cáo của tờ Financial Times vào tuần trước, quỹ đầu tư Warburg Pincus – vốn nổi tiếng là quỹ đầu tư chuyên mua bán doanh nghiệp (buyout), đang đầu tư 370 triệu USD cho một lượng cổ phần nhỏ (minority stake) của Ngân hàng Công thương Việt Nam (TechcomBank). Đây là sẽ là giao dịch của quỹ cổ phần tư nhân lớn nhất của Việt Nam năm 2018. Năm ngoái, ngân hàng Techcombank Việt Nam đã tạo ra lợi nhuận trước thuế là 373 triệu đô la và tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 28%, nhờ đó mà trở thành một trong những ngân hàng hoạt động tốt nhất trên thế giới.
Một trong những chất xúc tác đầu tư lớn nhất đang được tiến hành là chương trình “cân bằng” (“equalization” – ý nói là cân bằng giữa tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) của nhà nước Việt Nam, theo Christopher Wood- một nhà phân tích từ CLSA. Việc cân bằng hoặc tư nhân hóa mà như mọi người đã biết, là một cột mốc trong nghị sự cải cách của các nhà lập pháp ở Việt Nam trong những năm gần đây, mặc dù đã được tiến hành song tiến độ còn chậm. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đang dần tiến bộ tốt với 8 tỷ USD khối lượng giao dịch từ năm 2014 và thỏa thuận quan trọng nhất là 4,8 tỷ từ việc bán 54% cổ phần của công ty nhà nước Sabeco vào tháng 12 năm ngoái, cho thấy tâm lý thị trường dâng cao. Quá trình tư nhân hóa này dự kiến sẽ mang lại cho Việt Nam khoảng 12,5 tỷ đô la cho các thương vụ thoái vốn tiếp theo vào năm 2018 và 2019; cũng như khoảng 3 tỷ đô la của các đợt IPO trong khu vực kinh tế tư nhân.
Mặc dù một số rủi ro nguồn cung cổ phiếu gia tăng có thể có thể khiến giá cổ phiếu giảm xuống, “điểm mấu chốt là thị trường vốn Việt Nam cuối cùng cũng bắt đầu bắt kịp với sự bứt phá của nền kinh tế vĩ mô” – theo Wood. Một nền kinh tế mở cửa với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như câu chuyện tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu ngày càng tăng khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế có các yếu tố kinh tế vĩ mô hấp dẫn nhất trong ASEAN.
Tác giả Rupert Hargreaves, Happy Live dịch