fbpx

Warren Buffett mua siêu cổ phiếu La-Z-Boy dựa trên những yếu tố nào?

Warren Buffett từng mua lượng lớn cổ phiếu La-Z-Boy. Nếu giữ chúng đến năm 2016, ông có thể gấp đôi số vốn của mình. Ông tiếp cận những cổ phiếu này theo cách nào? Điều gì khiến cho vụ đầu tư này trở nên có giá trị đến vậy?

Xem thêm Warren Buffett mua siêu cổ phiếu H&R Block dựa trên những yếu tố nào?

Trong cuốn sách “Phương pháp đầu tư mới của Warren Buffett”, hai tác giá Mary Buffett và David Clark có đề cập đến cách thức Warren Buffett tiếp cận cổ phiếu giá trị. Cụ thể là trường hợp Warren Buffett mua lượng lớn cổ phiếu của công ty La-Z-Boy .

La-Z-Boy là hãng bán lẻ đồ nội thất có trụ sở tại Monroe, bangMichigan, Mỹ. Công ty được thành lập năm 1927, phân phối đến hơn 200 loại sản phẩm mẫu mã khác nhau và có trụ sở ở nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Cổ phiếu La-Z-Boy (LZB) chỉ thực sự tạo ra các biến động mạnh trên sàn từ sau năm 1997.

Warren Buffett mua cổ phiếu này trong cơn khủng hoảng năm 2000 với mức giá 14 USD/cp. Nếu giữ nó đến khoảng năm 2015-2016, ông có thể gấp đôi số vốn đầu tư ban đầu của mình.

Ông tiếp cận cổ phiếu LZB theo 10 yếu tố như sau:

1. La-Z-Boy có một lợi thế cạnh tranh bền vững và một mô hình kinh doanh dễ hiểu.

2. Công ty có chỉ tiêu nợ dài hạn tốt. Năm 2000, tổng nợ dài hạn của La-Z-Boy là 100 triệu USD – trong khi lợi nhuận hàng năm của công ty là 92 triệu USD. Nói cách khác, chỉ sau một năm công ty có thể trả hết nợ dài hạn

3. Thập niên 1990, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận bình quân của công ty là 14,1% – đây là mức khá cao so với các công ty khác.

4. La-Z-Boy phân bổ vốn chỉ cho hai mục đích mà công ty hiểu rõ nhất: cải thiện hiệu quả hoạt động và thu mua cơ sở sản xuất đồ gỗ khác.

5. La-Z-Boy có chính sách mua lại cổ phiểu mà Buffett rất thích. Trong thập niên 90, công ty mua lại 1,4 triệu cổ phiếu của chính mình.

6. Ban quản trị đầu tư phần thu nhập giữ lại, nhằm tăng giá trị cho cổ đông. Trong 10 năm của thập niên 90, thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng từ 0,43 USD lên 1,61 USD.

7. Tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn mức bình quân. Trong khi lợi nhuận bình quân các công ty Mỹ là 12,1%, lợi nhuận bình quân của La-Z-Boy là 12,8%. Thậm chí trong hai năm 1999 và 2000, lợi nhuận công ty đạt lần lượt là 17% và 16,5%.

8. Mức lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân đạt 12,3% – cao hơn bình quân thời đó. Hai năm 1999 và 2000 công ty lại gây ấn tượng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư đạt 14,5% mỗi năm.

9. Trong thập niên 90 với lạm phát cao, dữ liệu cho biết giá sản phẩm nội thất của La-Z-Boy cũng đi lên, chứng tỏ công ty có quyền lực thị trường nhất định, có thể chuyển phần giá tăng lên sang cho khách hàng.

10. Trong 40 năm liên tục, La-Z-Boy vẫn giữ nguyên một dòng sản phẩm bán chạy duy nhất, đồng nghĩa với việc công ty không cần tốn chi phí nâng cấp thiết bị hay phân xưởng.

Đồ thị cổ phiếu La-Z-Boy từ khi IPO tới nay

Buffett tính toán rằng nếu ông năm giữ cổ phiếu hãng này trong 10 năm, mức lãi gộp trước thuế hàng năm ông thu về sẽ là 12,3% – 20%. Nhưng vào ngày 16/5/2002, một nguồn tin cho biết Warren Buffett đã bán toàn bộ 54.100 cổ phiếu LZB.

Tuy nhiên không rõ Warren Buffett bán cổ phiếu này trước hay sau khi giá lao dốc vào tháng 4 năm đó.

Nguồn: GuruFocus

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề