fbpx

Warren Buffett: Việc thăm dò dư luận không thể thay thế tư duy

Trong đầu tư, “bầy đàn” thường sai. Thời điểm tốt nhất để mua chứng khoán là khi đám đông đang sợ hãi nhất. Khi ngay tới các người tài xế taxi còn nói chuyện về danh mục đầu tư chứng khoán, thì sẽ khôn ngoan hơn khi thận trọng. Howard Marks, một người cùng thời với Buffett và cũng có sở thích văn chương, đã thách thức độc giả của mình “có dám trở nên vĩ đại” để dám trở thành các nhà đầu tư giỏi hơn.

Trong nhiều trường hợp, đi theo đám đông có thể là một chiến lược khá hiệu quả. Khi bạn tới một ngôi trường xa lạ để xem một trận đấu lớn, theo sau đám đông trước khi trận đấu bắt đầu thường là một cách hay để tìm sân vận động. Tương tự như vậy, nếu bạn thấy mọi người hoảng loạn chạy khỏi một rạp chiếu phim, thì chắc bạn không nên bước vào đó thì hơn. Lần tới, nếu bạn thấy một đám người cùng nhìn chăm chú theo một hướng, bạn thử xem có ngăn được bản thân không nhìn không. Tôi cược là bạn không thể. Được lập trình sẵn trong trạng thái con người của chúng ta, bản năng này được gọi là bằng chứng xã hội, và nó thường khá hữu ích trong nhiều trường hợp.

tâm lý bầy đàn

Bằng chứng xã hội cũng vô tình trở thành “nàng thơ” của giới đầu tư. Nó thu hút bạn bằng sự thoải mái khi trở thành một phần trong đám đông và sau đó giết chết cơ hội làm tốt hơn của bạn bởi, theo định nghĩa, việc trở thành một phần trong bầy đàn có nghĩa là tầm nhìn đầu tư của bạn sẽ thiếu đi sự khác biệt. Thật khó để cả số đông cùng làm tốt hơn mức trung bình.

Đầu tư thành công đòi hỏi bạn cần phải tư duy theo cách riêng của mình và tập luyện để làm cho mình thấy thoải mái khi đi ngược lại đám đông. Bạn có thể nói rằng thành quả tốt chủ yếu nhờ biết cân bằng đúng mực giữa tính ngạo mạn và khiêm nhường – hãy đủ ngạo mạn để nghĩ rằng bạn có hiểu biết vượt trội so với trí tuệ tập thể của thị trường, đủ khiêm nhường để biết các giới hạn trong khả năng của mình và hãy sẵn sàng đổi hướng khi nhận thấy sai sót.

Bạn sẽ phải đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh, áp dụng logic và lập luận để xây dựng giải thuyết, rồi sau đó hành động khi những sự kiện đó xuất hiện, cho dù đám đông có đồng ý hay bất đồng với các kết luận của bạn. Việc đầu tư thành công đi ngược lại những hạt giống của bằng chứng xã hội và những bản năng đã được lập trình trong di truyền vào bản chất của con người chúng ta. Đó cũng là một lý do khiến việc này trở nên khó khăn như vậy. 

Howard Marks, một người cùng thời với Buffett và cũng có sở thích văn chương, đã thách thức độc giả của mình “có dám trở nên vĩ đại” để dám trở thành các nhà đầu tư giỏi hơn. Ông nói với độc giả của mình rằng, “câu hỏi thực sự là liệu bạn có dám làm những điều cần thiết để trở nên vĩ đại không. Bạn có sẵn sàng trở nên khác biệt, và bạn có sẵn sàng mắc sai lầm không? Để có cơ hội thành công lớn, bạn phải sẵn sàng làm hai điều này.” Trong suốt sự nghiệp của mình, Buffett đã tìm thấy thành công bằng việc dám trở nên khác biệt nhưng hầu như không mắc sai lầm.

Howard Marks
NĐT Howard Marks

Hai ý tưởng chủ chốt đằng sau phương pháp độc lập của Warren Buffett. Thứ nhất, tính thận trọng trong đầu tư chỉ dựa trên các sự kiện đúng đắn và lập luận có cơ sở – dù có thể là thông thường, nhưng nó thường không chính thống. Bạn phải thấy khoản đầu tư của mình hợp lý; sở thích của đám đông không nên ảnh hưởng tới quyết định của bạn. Trong thực tế, người cuối cùng “tham gia vào đám đông” thường là người phải trả giá cao nhất. Quyết định mua khôn ngoan nhất được thực hiện vào đúng thời điểm trái ngược, khi tư duy của bạn đặt bạn đi ngược lại trí tuệ thông thường hay các xu hướng chung chung.

Thứ hai, một danh mục đầu tư tập trung thực tế có thể thận trong hơn một danh mục đa dạng hóa khi đáp ứng các điều kiện đúng đắn. Lối tư duy thông thường trong sách vở thường mâu thuẫn với ý tưởng này; nó bị kéo xa khỏi kết luận “ít hơn là tốt hơn” bởi những phép toán trông có vẻ thanh lịch nhưng lại sai lầm bởi dựa trên một tiền đề lỗi là hệ số beta của một cổ phiếu (đo lường mức độ dao động của cổ phiếu) là thước đo phù hợp cho độ rủi ro của nó (nguy cơ thua lỗ vĩnh viễn). Sau đó, mối liên hệ “lỗi” này được ngoại suy để kết luận rằng một danh mục đầu tư có hệ tố beta thấp hơn là ít rủi ro hơn. Bởi về mặt toán học, việc bổ sung một chứng khoán làm giảm hệ số beta tổng thể của một danh mục đầu tư, nên đa dạng hóa càng cao được coi là càng làm giảm rủi ro tổng thể. Nếu A=B và B=C thì A=C, đúng chứ? Ý tưởng beta=rủi ro đã gây ra (và sẽ còn tiếp tục gây ra) rất nhiều tư duy đầu tư mơ hồ. Munger và Buffett sẽ bảo bạn rằng đó là một sai lầm phổ biến bởi toán học quá thanh lịch. Những người sử dụng các công cụ kỹ thuật và tính toán thường dễ đưa ra các kết luận sai lầm dẫn đến việc đặt thêm vài con số vào bên phải của một dấu thập phân; độ chính xác như vậy dẫn tới một cảm giác sai lầm về tính an toàn. Nói theo cách của Keynes là: Xấp xỉ đúng vẫn còn hơn sai hoàn toàn. Buffett luôn tập trung cao độ và cảm thấy các hành động của mình có tính thận trọng cao. Tại sao phải mua lựa chọn tốt thứ 10 của bạn (chưa kể tới lựa chọn tốt thứ 100) trong khi bạn vẫn có thể mua thêm lựa chọn bạn yêu thích nhất ở mức giá hấp dẫn? Có rất nhiều điều đáng học từ Buffett về cách quản lý rủi ro và các chi phí cơ hội của khoản đầu tư cận biên trong bình luận của ông về ý nghĩa đích thực của tính thận trọng.

Hãy tự mình suy nghĩ

Đối với Buffett, nếu một điều hợp lý thì nó có tính thận trọng. Chấm hết. Đôi lúc, phương pháp này cuối cùng trở thành thông thường, đôi lúc nó lại không. Như ông nói, “qua diễn biến của nhiều đợt giao dịch, mọi người sẽ đúng nếu giả thuyết của mọi người chính xác, sự kiện của mọi người chính xác, và lập luận của mọi người chính xác. Tính thận trọng đích thực chỉ có thể đạt được nhờ hiểu biết và lập luận.” Trong đầu tư, “bầy đàn” thường sai. Thời điểm tốt nhất để mua chứng khoán là khi đám đông đang sợ hãi nhất. Khi ngay tới các người tài xế taxi còn nói chuyện về danh mục đầu tư chứng khoán, thì sẽ khôn ngoan hơn khi thận trọng.

Warren Buffett

Có một câu nói xưa trên Phố Wall là, “Một ý tưởng hay lúc đầu thường trở thành một ý tưởng tồi cuối cùng.” Buffett không thấy thoải mái khi quá nhiều người đồng ý với ông; ông không quan tâm những người có ảnh hưởng và quyền lực nghĩ gì. Ông nhận ra rằng theo quan điểm thông thường, một thứ vượt qua được bài kiểm tra tính thận trọng khi nhiều người cùng đồng thuận với nhau, bao gồm cả các “chuyên gia.” Ông luôn nhấn mạnh việc quan điềm của mình về điều khiến một thứ có tính thận trọng khác biệt với những quan điểm thông thường như thế nào.

Những bài học từ Công ty Hợp danh dạy các nhà đầu tư rằng chỉ có một nhóm các trường hợp mà trong đó bạn hay bất kỳ ai khác nên ra quyết định đầu tư – đó là khi các sự kiện quan trọng trong trường hợp đó được hiểu đầy đủ và khi các bước hành động rõ như ban ngày. Nếu không, hãy bỏ qua chúng đi. Chẳng hạn, tại Sanborn, khi Buffett nhận ra rằng ông gần như chắc chắn kiếm được tiền từ cổ phiếu này nếu ông mua danh mục chứng khoán của nó ở mức giá 70 xu cho 1 đô la còn mảng kinh doanh bản đồ là miễn phí, ông đã đầu tư rất nhiều. Khi ông nhận thấy Dempster đang bán thấp hơn giá trị chỉ tính riêng hàng tồn kho dư thừa của nó, ông đã đầu tư ngay. Trong mỗi trường hợp, khi ông hoàn toàn ở trong vòng tròn năng lực của mình và hiểu được các yếu tố chi phối kết quả, ông hành động ngay: “Khi chúng ta thực sự ngồi lại với một nụ cười trên môi là lúc chúng ta bước vào một tình huống mình có thể hiểu được, tại đó các sự kiện có thể biết chắc chắn và rõ ràng, và các bước hành động là hiển nhiên. Trong tình huống đó – dù thông thường hay thận trọng – dù người khác đồng ý hay bất đồng – chúng ta cảm thấy rằng – chúng ta đang bước đi một cách thận trọng.”

Nguồn: Luật của Warren Buffett

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề