Ý thức và tiềm thức: Sự khác biệt và cách đồng nhất để thành công
Trong cuộc sống, sự thành công và hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng, mà còn liên quan mật thiết đến sự đồng nhất giữa ý thức và tiềm thức. Tìm hiểu cách hai phần này hoạt động và làm thế nào để kết nối chúng giúp bạn mở ra cánh cửa đến một cuộc sống viên mãn.
I. Ý thức và tiềm thức là gì?
Ý thức là phần chúng ta sử dụng để suy nghĩ, phân tích và ra quyết định trong các tình huống hàng ngày. Đây là khả năng nhận thức có chủ đích, giúp chúng ta tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
Tiềm thức, ngược lại, là phần chi phối 95% hành vi và cảm xúc của chúng ta. Nó hoạt động tự động dựa trên những thói quen, ký ức, và niềm tin đã hình thành từ rất sớm trong cuộc đời. Tiềm thức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới và hành động trong những tình huống khác nhau, dù ta có nhận thức hay không.
Ví dụ, bạn có thể nhận ra rằng việc dậy sớm và tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chuông báo thức reo vào buổi sáng, cảm giác mệt mỏi và mong muốn ngủ thêm khiến bạn không thể thực hiện kế hoạch này. Đây là minh chứng cho sự xung đột giữa ý thức (mong muốn dậy sớm) và tiềm thức (thói quen ngủ nướng lâu ngày)
II. Sự khác biệt giữa ý thức và tiềm thức
Ý thức chỉ chiếm khoảng 5% khả năng nhận thức. Đó là nơi chúng ta chủ động suy nghĩ và ra quyết định. Ví dụ, khi bạn quyết định bắt đầu một dự án mới, ý thức là nơi bạn lên kế hoạch, đưa ra lựa chọn và đánh giá các phương án.
Tiềm thức lại chi phối 95% còn lại. Đây là phần kiểm soát các hành vi tự động, chẳng hạn như thói quen hàng ngày. Tiềm thức lưu trữ những trải nghiệm đã qua và tác động mạnh đến hành vi hiện tại mà chúng ta không hề nhận thức được. Khi tiềm thức chứa những niềm tin cũ, nó có thể cản trở nỗ lực thay đổi của chúng ta.
III. Tầm quan trọng của sự đồng nhất giữa ý thức và tiềm thức
Khi ý thức và tiềm thức hoạt động đồng nhất, bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Hành động của bạn sẽ tự nhiên, nhất quán và mang lại kết quả rõ rệt. Điều này giúp bạn đạt được những mục tiêu cá nhân một cách hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu hai phần này không đồng nhất, bạn sẽ luôn gặp phải mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cảm nhận. Ví dụ, bạn có thể muốn thay đổi thói quen xấu, nhưng tiềm thức lại kéo bạn về lại lối sống cũ, khiến bạn khó duy trì được sự thay đổi.
IV. Làm thế nào để đồng nhất ý thức và tiềm thức?
Nhận diện niềm tin hạn chế trong tiềm thức: Những niềm tin hạn chế từ quá khứ có thể ảnh hưởng đến cách bạn hành động. Ví dụ, nếu bạn từng nghe rằng thành công chỉ đến với những người giàu có, niềm tin này có thể tạo rào cản cho nỗ lực của bạn.
Tái lập trình tiềm thức: Bạn có thể thay đổi niềm tin cũ bằng cách gửi những thông điệp tích cực và hình ảnh về mục tiêu mới vào tiềm thức. Hãy tưởng tượng bạn đạt được mục tiêu, cảm nhận niềm vui và thành công từ đó, điều này giúp tiềm thức thay thế niềm tin cũ bằng niềm tin mới.
Thực hiện hành động nhỏ mỗi ngày: Những thay đổi nhỏ và nhất quán sẽ dần được tiềm thức chấp nhận. Ví dụ, nếu bạn muốn có một lối sống lành mạnh hơn, hãy bắt đầu bằng việc thực hiện những thay đổi nhỏ như uống nước nhiều hơn mỗi ngày hoặc tập thể dục 10 phút mỗi buổi sáng. Dần dần, tiềm thức sẽ xem những hành động này như một phần tự nhiên trong cuộc sống của bạn.
Hiểu và làm chủ sự khác biệt giữa ý thức và tiềm thức là bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu và đạt được thành công. Khi hai phần này đồng nhất, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Hãy bắt đầu từ hôm nay, nhận diện những rào cản tiềm thức, tái lập trình và thực hiện hành động nhỏ mỗi ngày để tiến gần hơn đến cuộc sống mà bạn mong muốn.
Tất cả những khái niệm và phương thức hiện trên đều có trong cuốn sách “Thay Đổi Thói Quen, Đánh Thức Chính Mình” của Joe Dispenza. Nơi cung cấp các công cụ giúp bạn đồng nhất suy nghĩ và cảm nhận, vượt qua rào cản nội tại để tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống. Ngoài ra, Tiến sĩ Joe – nhà nghiên cứu, giảng viên và cố vấn doanh nghiệp, người có sách bán chạy hàng đầu New York Time còn có những phân tích rất hay về tình yêu trong trường năng lượng hay các loại động lực giúp bạn tìm ra mục đích sống mà bạn có thể tham khảo.
Happy Live Team – Trích “Thay Đổi Thói Quen, Đánh Thức Chính Mình”
Có thể bạn quan tâm:
Cuốn sách “Thay Đổi Thói Quen, Đánh Thức Chính Mình”