fbpx

10 nghiên cứu kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua

Danh sách 10 công trình nghiên cứu có sức ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua, theo xếp hạng của tạp chí uy tín American Economic Review.

Từ xưa đến nay, các công trình nghiên cứu về kinh tế học luôn tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với quá trình ra quyết định, hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách kinh tế trên khắp thế giới.

Dưới đây là danh sách 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua, theo xếp hạng của tạp chí uy tín American Economic Review.

10 nghiên cứu kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua

1) The Use of Knowledge In Society (Sử dụng tri thức trong xã hội)

Năm xuất bản: 1945
Tác giả: Friedrich Hayek
Kết luận rút ra: Giá cả là yếu tố trọng tâm trong mọi quyết định kinh tế

2) The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment (Chi phí vốn, tài chính doanh nghiệp và lý thuyết đầu tư)

Năm xuất bản: 1958
Tác giả: Franco Modigliani và Merton Miller
Kết luận rút ra: Giá trị thị trường của một doanh nghiệp là thành tố bất biến so với hành vi đi vay.

3) Do Stock Prices Move Too Much to be Justified by Subsequent Changes in Dividends? (Giá cổ phiếu biến động quá mạnh mà những thay đổi trong chính sách cổ tức sau đó không giải thích được?)

Năm xuất bản: 1981
Tác giả: Stephen A. Ross
Kết luận rút ra: Biến động của giá cổ phiếu là quá lớn và do đó không thể đơn giản nhìn vào biến động này để rút ra những thông tin mới về mức cổ tức thực sự trong tương lai.

4) An Almost Ideal Demand System (Hệ thống cầu gần như lý tưởng)

Năm xuất bản: 1980
Tác giả: Angus S. Deaton và John Muellbauer
Kết luận rút ra: Bạn có thể dự đoán nhu cầu về nhà ở dựa trên chi phí tương đối phải bỏ ra để có được mức sống hợp lý và hạnh phúc.

5) Uncertainty and the Welfare Economics of Medical Care (Sự bất ổn và kinh tế học phúc lợi của hệ thống y tế)

Năm xuất bản: 1963
Tác giả: Kenneth J. Arrow
Kết luận rút ra: Thị trường y tế bị tác động rất nhiều bởi các rủi ro đạo đức và sự thiếu hụt thông tin của khách hàng được xem là miễn phí.

6) Some International Evidence on Output-Inflation Tradeoffs (Một số bằng chứng quốc tế về sự đánh đổi giữa sản lượng và lạm phát)

Năm xuất bản: 1973
Tác giả: Robert E. Lucas, Jr.
Kết luận rút ra: Bạn có thể mô hình hóa những gì đang diễn ra khi người tiêu dùng quyết định mà không biết được liệu sự thay đổi về giá có phải là dấu hiệu của sự thay đổi giá tương đối hay không.

7) The Role of Monetary Policy (Vai trò của chính sách tiền tệ)

Năm xuất bản: 1968
Tác giả: Milton Friedman (Ảnh trên)
Kết luận rút ra: Tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, hay chính là số lượng việc làm mà một nền kinh tế có thể hỗ trợ.

8) Monopolistic Competition and Optimum Product Diversity (Cạnh tranh độc quyền và trạng thái đa dạng hóa sản phẩm tối ưu)

Năm xuất bản: 1965
Tác giả: Avinash K. Dixit vàJoseph E. Stiglitz
Kết luận rút ra: Sự đa dạng về sản phẩm có thể ảnh hưởng đến cách mà thị trường ảnh hưởng đến việc phân bổ tài nguyên. Thị trường quan tâm đến lợi nhuận, trong khi trạng thái tối ưu xã hội quan tâm đến thặng dư của người tiêu dùng.

9) A Theory of Production (Một lý thuyết về sản xuất)

Năm xuất bản: 1928
Tác giả: Charles W. Cobb và Paul H. Douglas
Kết luận rút ra: Bạn có thể tính toán được sản lượng nếu như biết được 2 biến số vốn và năng suất của lực lượng lao động.

10) Optimal Taxation and Public Production (Thuế khóa và sản xuất công tối ưu)

Năm xuất bản: 1971
Tác giả: Peter A. Diamond và James A. Mirrlees
Kết luận rút ra: Có thể áp đặt chính sách thuế khiến tính chất bóp méo và sự nản lòng ở mức thấp nhất, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn sự thiếu hiệu quả trong sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề