12 biểu đồ cho thấy suy thoái kinh tế không bao lâu nữa sẽ ập đến Mỹ
Các chuyên gia đã cảnh báo suốt thời gian qua nhưng suy thoái vẫn chưa diễn ra. Tuy nhiên, Bank of America có bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ khó tránh được kết cục bi đát.
Công chúng đang ngày càng lo lắng về viễn cảnh suy thoái kinh tế. Trong năm nay, từ các chiến lược gia Phố Wall đến các CEO doanh nghiệp, nhiều người đã cảnh báo về sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ.
Dù vậy, cho đến nay, suy thoái vẫn chưa diễn ra do thị trường việc làm và chi tiêu của người tiêu dùng vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, theo Bank of America (BofA), có rất nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ khó tránh khỏi suy thoái kinh tế.
Nhà phân tích Michael Hartnett của BofA đã công bố 12 biểu đồ cho thấy Mỹ đang trên bờ vực của một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng:
1. Hoạt động sản xuất
BofA cho biết, chỉ số PMI sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) đạt 46,3 điểm vào tháng 3, là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.
Trong 70 năm qua, bất cứ khi nào chỉ số này giảm xuống dưới mốc 45, trong 12 lần thì có 11 lần xảy ra suy thoái, với ngoại lệ duy nhất là vào năm 1967.
2. Lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ
Theo BofA, khi thước đo này tụt xuống dưới 45 thì thường xảy ra hiện tượng suy thoái lợi nhuận doanh nghiệp, chẳng hạn như vào các năm 1991, 2001, 2008 và 2020.
3. Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Mô hình trên được xây dựng từ số liệu xuất khẩu của châu Âu, PMI toàn cầu, các điều kiện tài chính của Trung Quốc và đường cong lợi suất của Mỹ.
4. Đường cong lợi suất đảo ngược
Khi lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn ngắn vượt lên trên kỳ hạn dài, đường cong lợi suất sẽ dốc xuống và được cho là đã đảo ngược. Đường cong lợi suất đảo ngược thường báo trước suy thoái kinh tế.
Theo BofA, trong 4 tuần qua, chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm và trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã đi từ mức -110 điểm cơ bản lên -50 điểm cơ bản.
5. Giá dầu
Động thái cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ càng nhấn mạnh nỗi lo suy thoái của công chúng và quá trình mở cửa của Trung Quốc cũng không cung cấp nhiều động lực để giá dầu đi lên.
Hôm 2/4, Arab Saudi, Nga và các thành viên OPEC (tức OPEC+) tuyên bố sẽ hạ sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày, nâng tổng khối lượng dầu thô mà liên minh này sẽ cắt giảm lên 3,66 triệu thùng/ngày – tương đương 3,7% tổng nhu cầu toàn cầu.
6. Thị trường lao động
7. Giá nhà toàn cầu
8. Tình trạng thắt chặt tín dụng
Sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank, các ngân hàng sẽ ngày càng hạn chế cho vay, có nguy cơ gây ra tình trạng thắt chặt tín dụng (credit crunch).
Khi căng thẳng tín dụng leo thang, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nhỏ có thể đi xuống.
9. Hoạt động cho vay ở châu Âu
Nền kinh tế trị giá 14.000 tỷ USD của các nước đồng euro phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng ngân hàng, BofA nhấn mạnh.
10. Khả năng hạ lãi suất
Đường cong lợi suất trái phiếu nhiều khả năng sẽ rấ dốc trong 6 đến 12 tháng tới, khi Fed hạ lãi suất trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, triển vọng lãi suất trong dài hạn sẽ bị kìm hãm bởi vấn đề lạm phát và tài khoá.
11. Thị trường chứng khoán
Bán ra khi Fed tăng lãi suất đợt cuối là chiến lược đúng đắn trong thập niên 1970 – 1980, khi lạm phát lên cao. Trong khi đó, mua vào khi Fed nâng lãi suất lần cuối từng mang lại hiệu quả vào những năm 1990, khi hiện tượng thiểu phát xảy ra.
12. Chứng khoán và suy thoái
Khi suy thoái xảy ra, thị trường chứng khoán Mỹ thường giảm điểm. Ở 8 trong 10 cuộc suy thoái gần đây, chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 20% so với năm trước đó. Hiện tại, S&P 500 có nguy cơ sẽ tụt dốc sâu hơn.
Tiến Phát
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu