fbpx

4 giai đoạn của một chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế chia làm 4 pha chính: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.

1. Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế là tổng hợp những biến động tự nhiên của nền kinh tế giữa những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái. GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), lãi suất, tỷ lệ công ăn việc làm, chi tiêu tiêu dùng,… đều là những chỉ báo giúp chúng ta đánh giá xem nền kinh tế đang ở giai đoạn nào.

4 giai đoạn của một chu kỳ kinh tế

2. Cấu trúc một chu kỳ

Chu kỳ kinh tế chia làm 4 pha chính: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.

Trong những pha tăng trưởng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lãi suất thường thấp, sản xuất tăng và lạm phát thấp. Đỉnh cao tăng trưởng đạt đến khi thị trường đã phát triển hết tiềm năng của nó.

Ngược lại, trong những pha sụt giảm, tăng trưởng chậm dần, thất nghiệp tăng, sản xuất đình đốn. Thị trường rốt cục sẽ chạm đáy và bắt đầu hồi phục trở lại, bắt đầu một chu kỳ kinh tế mới.

3. Độ dài của một chu kỳ kinh tế

Với nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc xác định các mốc trong chu kỳ kinh tế do không có các quy chuẩn thật sự rõ ràng.

Với nền kinh tế Mỹ, bằng cách dựa vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) đã đặt được các mốc chính xác cho chu kỳ kinh tế Mỹ. Từ năm 1950 đến nay, trung bình một chu kỳ kéo dài 5 năm rưỡi. Tuy nhiên, độ dài mỗi chu kỳ lại khác xa nhau, từ 18 tháng đến trên 10 năm.

4. Kiểm soát chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế được đồng thời kiểm soát bởi chính phủ và ngân hàng trung ương. Chính sách tài khóa là công cụ đắc lực nhất trợ giúp chính phủ trong vấn đề này. Để chấm dứt khủng hoảng, chính phủ mở rộng chính sách tài khóa. Ngược lại, chính phủ cũng cân nhắc thắt chặt chính sách này khi thị trường đã đi quá đà.

Cùng mục đích đó, ngân hàng trung ương sẽ dùng các chính sách tiền tệ. Khi chu kỳ gần chạm đáy, ngân hàng trung ương hạ lãi suất hoặc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng và ngược lại để ngăn các pha tăng trưởng chạm đỉnh.

5. Lý giải chu kỳ kinh tế

Cho đến nay, đây vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Dưới đây là một số học thuyết nổi bật giải thích và đề xuất giải pháp cho vấn đề muôn thuở này:

– Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu.

– Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả.

Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi.

Nguồn: Investopia/sic-ftu

Có thể bạn quan tâm: THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề