fbpx

Chúng ta học gì từ một cuộc khủng hoảng hoặc phải học gì từ đó?

Không ai mong chờ khủng hoảng. Nhưng không thể không thừa nhận, có trải qua “sóng gió” con người mới vững vàng và chẳng phải là “qua cơn mưa, trời lại sáng”? 

• Có quá nhiều vốn khả dụng khiến tiền chảy vào nơi không đúng chỗ. Khi vốn khan hiếm và có nhu cầu cao thì các nhà đầu tư phải đối mặt với việc phân bổ vốn sao cho vốn được sử dụng tốt nhất và họ phải đưa ra các quyết định với sự kiên nhẫn và kỷ luật của họ. Nhưng khi có quá nhiều vốn săn đuổi quá ít ý tưởng thì các khoản đầu tư sẽ được thực hiện mà lẽ ra nó không xứng đáng để thực hiện.

(*) Bài viết được trích từ sách Điều quan trọng nhất – The Most Important Thing, xem thêm thông tin sách tại đây:Điều quan trọng nhất

• Khi vốn đến nơi không nên đến thì hậu quả xảy ra. Vào thời điểm thị trường vốn khan hiếm thì người đi vay đủ tiêu chuẩn sẽ quay lưng đi. Nhưng khi tiền ở mọi nơi thì người đi vay không đủ tiêu chuẩn lại được người cho vay dâng tiền tận miệng để cho vay.

• Khi thừa vốn thì các nhà đầu tư cạnh tranh cơ hội bằng cách chấp nhận lợi nhuận thấp và biên sai số ít ỏi. Khi mọi người muốn mua một thứ gì đó thì sự cạnh tranh của họ sẽ hình thành kiểu đấu giá mà trong đó họ đặt giá mỗi lúc cao hơn. Khi bạn nghĩ về điều đó thì việc đặt giá thầu cao hơn cho một thứ gì đó giống như là nói rằng bạn sẽ nhận ít tiền hơn. Do đó thì việc đấu giá cho các khoản đầu tư có thể được xem là một cách giải thích cho việc các nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận thấp đến mức nào và bao nhiêu rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận.

Không quan tâm rộng rãi tới rủi ro thì rủi ro càng lớn.
Không quan tâm rộng rãi tới rủi ro thì rủi ro càng lớn.

• Không quan tâm rộng rãi tới rủi ro thì rủi ro càng lớn. “Không có gì có thể sai trái”, “Không có giá quá cao”, “Người nào đó luôn trả cho tôi nhiều hơn”, “Nếu tôi không nhanh chân thì ai đó sẽ mua mất”. Các tuyên bố như thế này chỉ ra rằng rủi ro ít được quan tâm. Kiểu chu kỳ này cho thấy mọi người nghĩ là vì họ đã mua các công ty tốt hơn hay huy động tài chính với món nợ thứ cấp (borrower-friendly debt huy động vốn thông qua trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi mà không tham gia điều hành doanh nghiệp – chú thích của người dịch), các giao dịch mua cổ phần công ty có thể hỗ trợ lượng đòn bẩy càng ngày càng lớn. Đây là nguyên nhân mà họ phớt lờ rủi ro của sự phát triển không tưởng và nguy hiểm gắn liền với cấu trúc vốn có dùng đòn bẩy.

• Khảo sát tính khả thi không đủ dẫn đến thua lỗ trong đầu tư. Cách phòng thủ tốt nhất để chống thua lỗ là phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo và nhấn mạnh vào điều mà Warren Buffett gọi là “biên sai số”. Nhưng trong thị trường tăng nóng thì mọi người lo lắng về việc bỏ lỡ chứ không lo về chuyện mất tiền và tiêu tốn thời gian, phân tích hoài nghi là việc của mấy người cổ hủ.

• Trong thời kỳ hưng phấn, vốn được dành cho các khoản đầu tư sáng tạo và nhiều trong số đó chưa được thời gian kiểm chứng. Các nhà đầu tư lạc quan tập trung vào những điều có thể hiệu quả chứ không phải là những điều có thể sai trái. Sự háo hức chiếm lấy sự thận trọng là nguyên nhân mọi người chấp nhận các sản phẩm đầu tư mới mà họ không hiểu. Sau đó thì họ tự hỏi họ có thể nghĩ gì dù sao họ đã không nghĩ tới.

Chúng ta học gì từ một cuộc khủng hoảng hoặc phải học gì từ đó?
Các nhà đầu tư lạc quan tập trung vào những điều có thể hiệu quả chứ không phải là những điều có thể sai trái

• Những đường đứt gãy ẩn xuyên qua danh mục đầu tư có thể khiến giá của tài sản dường như không liên quan (seemingly unrelated assets) di chuyển đồng thời. Người ta dễ dàng đánh giá lợi nhuận và rủi ro của một khoản đầu tư hơn là tìm hiểu cách nó chuyển động tương quan như thế nào so với các khoản đầu tư khác.

Sự tương quan thường bị đánh giá thấp, đặc biệt là mức độ gia tăng trong các cuộc khủng hoảng. Một danh mục đầu tư có vẻ được đa dạng hóa qua lớp tài sản, ngành công nghiệp và địa lý, nhưng trong thời gian khó khăn, các yếu tố không cơ bản như cuộc gọi ký quỹ (margin call), thị trường bị đóng băng và sự lo ngại rủi ro gia tăng có thể trở nên chiếm ưu thế, gây ảnh hưởng đến mọi thứ tương tự.

• Các yếu tố tâm lý và kỹ thuật có thể hoán đổi các quy tắc cơ bản. Trong dài hạn thì việc tạo ra và phá hủy giá trị được thúc đẩy bởi các quy tắc cơ bản như xu hướng kinh tế, thu nhập doanh nghiệp, nhu cầu đối với sản phẩm và sự khéo léo trong quản lý. Nhưng trong ngắn hạn thì thị trường lại phản ứng nhanh chóng với tâm lý nhà đầu tư và các yếu tố kỹ thuật đó ảnh hưởng tới cung – cầu của tài sản. Trong thực tế, tôi nghĩ tự tin chứ không phải bất cứ thứ gì khác mới là vấn đề trong ngắn hạn. Bất cứ thứ gì có thể xảy ra về mặt này với kết quả mà cả hai vừa không thể dự báo và vừa phi lý.

• Thị trường thay đổi thì các mẫu hình bị vô hiệu hóa. Báo cáo về khó khăn của các quỹ “định lượng” mà trọng tâm là sự thất bại của mô hình máy tính và các giả định làm nền tảng cho mô hình đó. Các máy tính đó vận hành các danh mục đầu tư chủ yếu để kiếm lợi nhuận từ các mô hình tiếp tục đúng trong các thị trường ở quá khứ. Máy tính không thể dự đoán sự thay đổi từ các mô hình này; nó không thể dự đoán các thời kỳ khác thường và do đó mà nói chung là máy tính đánh giá quá cao độ tin cậy của các quy tắc trong quá khứ.

• Đòn bẩy phóng đại kết quả nhưng không thêm giá trị. Có thể có ý nghĩa lớn khi sử dụng đòn bẩy để gia tăng khoản đầu tư của bạn vào các tài sản với giá hời mang lại lợi nhuận được hứa hẹn cao hoặc khoản bù rủi ro một cách hào phóng. Nhưng có thể nguy hiểm khi dùng đòn bẩy để mua nhiều tài sản mang lại lợi nhuận thấp hoặc là thu hẹp chênh lệch rủi ro. Nói cách khác là tài sản được định giá đầy đủ hoặc quá đắt đỏ. Chẳng mấy có ý nghĩa khi dùng đòn bẩy để cố biến lợi nhuận không cân xứng thành lợi nhuận có cân xứng.Chúng ta học gì từ một cuộc khủng hoảng hoặc phải học gì từ đó?

• Điều chỉnh quá mức. Khi tâm lý nhà đầu tư quá lạc quan và thị trường “được định giá quá tuyệt hảo” dựa trên giả định là mọi thứ sẽ luôn luôn tốt, kịch bản này được thiết lập để làm hao tổn vốn. Điều đó có thể xảy ra do giả định của các nhà đầu tư hóa ra là quá lạc quan, vì xảy ra các sự kiện tiêu cực hoặc vì giá quá cao sẽ sụp đổ theo mức độ nghiêm trọng của nó. Mười một bài học này có thể rút gọn thành một: hãy cảnh giác với những gì đang xảy ra xung quanh bạn và để ý tới sự cân bằng cung – cầu đối với khoản vốn có thể đầu tư và sự háo hức dành cho chúng.

Chúng ta biết cái cảm giác có quá ít vốn ở xung quanh và do dự để từ bỏ nó: các khoản đầu tư xứng đáng có thể không cần đến và việc kinh doanh có thể chậm lại trong toàn bộ nền kinh tế. Điều đó được gọi là khủng hoảng tín dụng (credit crunch). Nhưng điều ngược lại xứng đáng được nhận sự chú ý không ém mà không có một thuật ngữ chính thức nào dành cho nó, vì vậy mà “quá nhiều tiền săn đuổi quá ít ý tưởng” có thể phải thực hiện.

Không liên quan đến việc nó nó được gọi bằng gì, việc thừa vốn đi kèm với sự khan hiếm tính thận trọng như chúng ta đã thấy trong năm 2014 – 2017 với các tác động nguy hại của nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe đầu tư của bạn và bạn phải nhận ra để ứng phó với nó.

Trích từ sách Điều Quan Trọng Nhất

Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất

Sự khôn ngoan khác biệt dành cho nhà đầu tư thông minh

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề