5 bài học về cuộc sống và đầu tư từ nhà đầu tư giá trị Guy Spier
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai trẻ kiếm được công việc mơ ước trong ngành dịch vụ tài chính, nghĩ rằng một ngày nào đó anh ta sẽ làm nên chuyện và làm việc chăm chỉ để đạt được nó, rồi vỡ mộng và ghê tởm trước những gì anh ta trải nghiệm công việc thực tế, kết quả chàng trai quyết định từ bỏ công việc không đáng mơ ước đó. Thời gian sau, cuộc đời chàng trai thay đổi, anh sống một cuộc sống bình yên và thỏa mãn hơn, đồng thời theo đuổi niềm đam mê đầu tư giá trị của mình.
*Nội dung bài viết được dịch từ bài viết của tác giả Safal Niveshak
Nếu tôi chưa đọc cuốn Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị của Guy Spier và ai đó kể cho tôi nghe câu chuyện này, tôi sẽ tin rằng đây là câu chuyện viết về tôi.
Câu chuyện này thực sự giống với đời thực của tôi, nhưng Guy đã viết lại những câu chuyện này một cách hấp dẫn trong cuốn sách tuyệt vời của anh ấy mà tôi mới đọc xong gần đây.
Tất nhiên, Guy đã viết về câu chuyện cá nhân của anh ấy, nhưng nó đã tác động mạnh mẽ đến tôi đến nỗi tôi đã giữ cuốn sách này trong danh sách những cuốn sách “gối đầu giường” mà bất kỳ nhà đầu tư giá trị mới chớm nở nào cũng nên đọc.
Tất nhiên, có sự khác biệt lớn giữa tôi và Guy –
– Anh ấy học ở Oxford và Harvard trong khi tôi học ở những trường cao đẳng ít người biết đến;
– Anh ấy đã đấu giá thành công một cuộc hẹn ăn trưa với Warren Buffett (cùng với Mohnish Pabrai, với chi phí 650.000 đô la Mỹ), trong khi tôi tiếp tục mơ về một ngày nào đó sẽ đến thăm Omaha để gặp Nhà tiên tri này;
– Anh ấy bắt đầu và kết thúc sự nghiệp của mình tại một ngân hàng đầu tư, còn tôi thì làm việc đó với một công ty nghiên cứu độc lập;
– Bây giờ anh ấy quản lý nhiều triệu đô la, trong khi tôi hầu như không quản lý được số tiền tiết kiệm ít ỏi của mình.
Dù sao đi nữa, trở lại với câu chuyện của Guy và cuốn sách của anh ấy, như tôi đã đề cập, tôi có thể liên tưởng đến rất nhiều kinh nghiệm, suy nghĩ và bài học của anh ấy gửi gắm. Tôi đã rút ra được 5 bài học ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất.
Những bài học và lối tư duy của Guy Spier không chỉ có tầm quan trọng trong đầu tư mà còn áp dụng được trong cuộc sống. Trên thực tế, tôi thấy cuốn sách của Guy rất tuyệt vời vì nó ít đề cập về các quy tắc đầu tư giá trị mà chia sẻ nhiều hơn về sự phát triển tính cách của một nhà đầu tư giá trị.
Theo cách nói của Guy…
…cuốn sách này cũng nói về trò chơi bên trong của việc đầu tư, và rộng ra là trò chơi bên trong của cuộc sống. Khi tôi khám phá ra rằng, đầu tư không chỉ là tiền bạc. Vì vậy, khi sự giàu có của bạn tăng lên, tôi hy vọng bạn cũng sẽ nhận ra rằng tiền phần lớn không liên quan. Và điều bạn muốn làm với phần lớn tài sản của mình là trả lại cho xã hội.
Vì vậy, đây là 5 trong số nhiều bài học giá trị Guy viết trong cuốn sách của mình, mà tôi tin rằng đây là những bài học tuyệt vời cho hầu hết những người khao khát tìm thấy ý nghĩa lớn hơn trong cuộc sống và trở thành nhà đầu tư giá trị tốt hơn.
1. Nghịch cảnh như một người bạn vĩ đại
Trong khi nói về những động lực mà anh ấy đã áp dụng để thúc đẩy sự phát triển nội lực của mình, điều mà anh ấy mô tả như một cách để hiểu rõ bản thân, Guy nhận thấy ‘nghịch cảnh’ là một động lực tuyệt vời. Anh ấy viết…
“…động lực tuyệt vời để phát triển nội lực là trải nghiệm nghịch cảnh.
Nếu chúng ta chịu trách nhiệm về những sai lầm và thất bại của mình, trải nghiệm đó sẽ mang đến những cơ hội vô giá để tìm hiểu về bản thân và cách chúng ta cần cải thiện những sai lầm đó trong tương lai.
Trên thực tế, nghịch cảnh có thể là người thầy tốt nhất trong tất cả những người thầy. Rắc rối duy nhất là chúng ta phải mất một thời gian dài để trải qua những sai lầm của mình và sau đó học hỏi từ chúng, và đó là một quá trình đau đớn.”
Về việc đương đầu với nghịch cảnh, Guy đã chia sẻ như sau…
“…Một cách mà tôi đối phó với căng thẳng là áp dụng một chiến lược mà tôi đã học được từ Tony Robbins: nghiên cứu những người hùng của tôi, những người đã thành công vượt qua nghịch cảnh, sau đó tưởng tượng rằng họ đang ở bên cạnh tôi để tôi có thể mô phỏng thái độ và hành vi của họ.
Một nhân vật lịch sử mà tôi sử dụng theo cách này là hoàng đế La Mã và nhà triết học khắc kỷ Marcus Aurelius. Mỗi tối, tôi đọc những đoạn trích trong Những bài suy niệm của ông ấy. Ông viết về sự cần thiết phải đón nhận nghịch cảnh với lòng biết ơn như một cơ hội để chứng tỏ lòng dũng cảm, sự kiên cường và khả năng chịu đựng của con người. Tôi thấy điều này đặc biệt hữu ích vào thời điểm mà tôi không thể cho phép mình trở nên sợ hãi.”
Trên thực tế, như tôi đã nhận ra từ kinh nghiệm cá nhân của mình, phần lớn tính cách của một người được xây dựng thông qua nghịch cảnh.
Thế giới không phải là một chiếc giường trải đầy hoa hồng để một người nghĩ rằng mình có thể hưởng thụ cả đời. Cuộc sống luôn có những thăng trầm, những lúc lên đỉnh cao và những lúc đi ngang. Mặc dù sẽ thật tuyệt nếu cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng đều ở trạng thái thăng hoa và không có ngày mưa. Thật không may, điều đó không tồn tại.
Điều này cũng đúng với thị trường chứng khoán nơi những người đã tạo ra khối tài sản tối đa đã làm được điều đó qua những thời điểm khó khăn nhất.
Trên thực tế, lời khuyên của Buffett về việc sợ hãi khi người khác tham lam và trở nên tham lam khi người khác sợ hãi đều nhằm đối phó tốt với nghịch cảnh.
2. Coi trọng con người
Guy chia sẻ câu chuyện của Ian Jacobs, sinh viên tốt nghiệp Trường Kinh doanh Columbia, người đã xin việc thành công với Warren Buffett. Cùng với thư xin việc của mình, Jacobs đã đính kèm một tấm séc để đền bù cho Buffett vì đã dành thời gian đánh giá đơn xin việc này. Tấm séc của Jacobs cho thấy anh ấy tôn trọng giá trị thời gian của Buffett đến mức nào.
Trong cuốn sách, Guy đã viết như sau…
“Chìa khóa, theo kinh nghiệm của tôi, là đánh giá con người như mục đích của chính họ, chứ không phải là phương tiện để đạt được mục đích của chính chúng ta. Mohnish (Pabrai) thường trích dẫn một câu rất hay trong Kinh thánh, “Tôi chỉ là tro bụi.”
Phần lớn nhờ Mohnish và Warren, tôi bắt đầu nhận ra rằng mình nên tập trung nhiều hơn vào những gì người khác cần ở tôi thay vì liên tục cố gắng khiến họ đáp ứng nhu cầu của riêng tôi. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đó là một sự thay đổi lớn về tâm lý đối với tôi và nó thực sự đã thay đổi cách tôi sống.”
Điều này không giống với những gì xảy ra trong ngành dịch vụ tài chính, nơi mọi người sống ích kỷ, làm việc vì động cơ của riêng họ, bất chấp những giá trị đạo đức để đạt mục đích của riêng mình! Và đây là một trong những lý do chính khiến tôi chán ghét ngành này.
Điều quan trọng là phải xem và đối xử với mọi người không phải như những chiếc thang mà một người phải leo lên để đạt được thành công cá nhân, mà là một phần của hệ sinh thái tuyệt vời nơi một người chỉ có thể tồn tại và thịnh vượng khi những người khác tồn tại và thịnh vượng.
Giống như đây là những gì Buffett có một phần quan trọng trong Sổ tay dành cho Chủ sở hữu của mình…
“Chúng tôi sẽ thẳng thắn khi báo cáo cho bạn, nhấn mạnh những điểm cộng và điểm trừ quan trọng trong việc đánh giá giá trị doanh nghiệp. Nguyên tắc của chúng tôi là cho bạn biết những sự thật kinh doanh mà chúng tôi muốn biết nếu vị trí của chúng tôi bị đảo ngược. Chúng tôi nợ bạn không ít.”
Nói cách khác, Buffett đối xử với các cổ đông và nhà quản lý trong các doanh nghiệp mà ông mua lại như cách mà ông mong muốn được đối xử nếu các vị trí bị đảo ngược.
Trên thực tế, đây là Quy tắc vàng hay đạo đức có đi có lại – Một người nên đối xử với người khác như cách mà người ta muốn người khác đối xử với mình.
3. Tìm hình mẫu
Giáo sư Sanjay Bakshi, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với tôi vào năm 2012, đã nói về tầm quan trọng của việc tìm kiếm những hình mẫu. Ông ấy nói, “Bạn phải đọc qua cuộc đời của hình mẫu của riêng bạn và quan sát họ đã làm gì trong những năm qua và họ đã học hỏi như thế nào, sau đó học hỏi kinh nghiệm của họ một cách gián tiếp.”
Guy cũng nói về tầm quan trọng đối với một nhà đầu tư giá trị mới chớm đó là sớm tìm thấy hình mẫu của mình…
“…không có khía cạnh nào quan trọng hơn trong giáo dục của chúng ta với tư cách là nhà đầu tư, doanh nhân và con người hơn là tìm ra những hình mẫu đặc biệt này, những người có thể hướng dẫn chúng ta trên hành trình của chính mình.
Sách là nguồn tri thức vô giá. Nhưng con người là những người thầy tối thượng, và có thể có những bài học mà chúng ta chỉ có thể học được khi quan sát họ hoặc khi có mặt họ. Trong nhiều trường hợp, những bài học này không bao giờ được truyền đạt bằng lời nói. Tuy nhiên, bạn cảm thấy tinh thần hướng dẫn của người đó khi bạn ở bên họ.”
Các hình mẫu rất quan trọng đối với chúng ta về mặt tâm lý, giúp hướng dẫn chúng ta trong suốt cuộc đời trong quá trình phát triển, đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến kết quả cuộc sống của chúng ta và giúp chúng ta tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống sau này.
Các hình mẫu có thể thay đổi cách nhìn của bạn về một số vấn đề nhất định và do đó thay đổi hoàn toàn con người bạn.
Về vấn đề đầu tư, tôi đã tìm thấy hình mẫu của mình ở Buffett, Munger và Giáo sư Bakshi. Điểm chung đó là không bao giờ ngừng tìm kiếm cho mình những hình mẫu, vì những hình mẫu có thể là những người tuyệt vời đã để lại nhiều điều cho bạn noi theo.
4. Chân thực
Trong một thế giới mà hầu hết các nhà quản lý tiền tệ và nhà đầu tư đều khao khát trở thành “Warren Buffett tiếp theo”, Guy viết…
“Thay vì cố gắng cạnh tranh với Buffett, tôi nên tập trung vào cơ hội thực sự, đó là trở thành phiên bản Guy Spier tốt nhất mà tôi có thể trở thành. Nó làm tôi nhớ đến một câu chuyện phiếm mà Warren thích kể: ‘Làm thế nào để bạn đánh bại Bobby Fisher? (tuyển thủ cờ vua).’ Trả lời: ‘Đâu với với anh ta bất cứ bộ môn gì khác ngoài cờ vua.’
Tôi không thể đánh bại Warren trong trò chơi của ngài ấy. Nhưng tôi chắc chắn có thể làm theo ví dụ của ngài. Điều khiến tôi ấn tượng nhất về Buffett ngày hôm đó không chỉ là sức mạnh tinh thần của ông ấy, mà là việc ông ấy sống hoàn toàn theo cách phù hợp với bản chất của chính mình. Dường như không có gì bị sai lệch. Rõ ràng là ông ấy đã dành cả đời để cố gắng sống thật với chính mình.
Điều này đã trở thành mục tiêu của riêng tôi: không phải trở thành Warren Buffett, mà trở thành một phiên bản đích thực hơn của chính tôi. Như ông ấy đã dạy tôi, con đường dẫn đến thành công thực sự là thông qua tính xác thực.”
Sống chính trực là điều mà không cuốn sách đầu tư nào có thể dạy bạn. Đó là một thực tế hàng ngày. Giờ đây, mặc dù thật khó để trở nên xác thực trong một thế giới không khuyến khích sự không hoàn hảo và nơi mà mọi người khác đều suy nghĩ và hành động như những người khác, nhưng tính cách chính trực có thể là một tài sản tuyệt vời đối với một nhà đầu tư giá trị.
Thành thật chấp nhận sai lầm và học hỏi từ chúng là một trong những cách để trau dồi tính cách chính trực tư cách là một nhà đầu tư. Tạo ra một quy trình đầu tư phù hợp với tính khí của bạn – chứ không phải quy trình sao chép một cách mù quáng các nhà đầu tư khác.
Bài học đơn giản là – để thành công trong cuộc sống và trong đầu tư, bạn phải là “bạn” thực sự. Như Oscar Wilde đã nói, “Hãy cứ là chính mình, vì bạn không còn vai nào khác .”
5. Thành công thực sự trong cuộc sống
Guy trích lời Warren Buffett khi thuyết giảng với sinh viên đại học…
“Khi bạn đến tuổi của tôi, bạn sẽ thực sự đo lường thành công của mình trong cuộc sống bằng việc có bao nhiêu người bạn muốn có được tình yêu thực sự yêu bạn. Tôi biết những người có rất nhiều tiền, và họ có những bữa tối tri ân và họ có những cánh bệnh viện mang tên họ. Nhưng sự thật là không ai trên thế giới yêu họ. Nếu bạn đến tuổi của tôi mà không ai nghĩ tốt về bạn, tôi không quan tâm tài khoản ngân hàng của bạn nhiều như thế nào đâu, cuộc đời bạn là một thảm họa. Đó là bài kiểm tra cuối cùng về cách bạn đã sống cuộc sống của mình.
Ngài ấy tiếp tục, “Rắc rối với tình yêu là bạn không thể mua được nó. Bạn có thể mua d.â.m. Bạn có thể mua bữa tối chứng thực. Bạn có thể mua những cuốn sách nhỏ nói rằng bạn tuyệt vời như thế nào. Nhưng cách duy nhất để có được tình yêu là trở nên đáng yêu. Nó rất khó chịu nếu bạn có nhiều tiền. Bạn muốn nghĩ rằng bạn có thể viết một tấm séc: Tôi sẽ mua một tình yêu trị giá một triệu đô la. Nhưng nó không hoạt động theo cách đó. Bạn càng cho đi tình yêu, bạn càng nhận được nhiều.” Trong tất cả những bài học mà Warren đã dạy tôi, có lẽ đây là bài học quan trọng nhất.”
Đây là một trong những bài học lớn nhất của tôi từ cuốn sách. Không phải là tôi chưa từng biết điều này. Trên thực tế, đây cũng là cách tôi sống cuộc sống cá nhân của mình. Nhưng đọc điều này từ một người đã đạt được thành công lớn nhờ làm những điều mà tôi tin tưởng là điều thực sự mới mẻ.
Dù sao đi nữa, trước khi kết thúc, hãy để tôi để lại cho bạn một suy nghĩ mà Guy chia sẻ về đầu tư giá trị.
Ông viết rằng đầu tư giá trị “rất khó bị đánh bại nếu mục tiêu trong đời của bạn là làm giàu.” Anh ấy viết…
“Chắc chắn, có những lúc nó không còn được ưa chuộng, khi ngay cả những học viên vĩ đại nhất cũng thấy mình bị coi là những người già yếu đã mất liên lạc. Nhưng đó là một cách đầu tư mạnh mẽ và cơ bản đến mức cuối cùng nó sẽ lấy lại được ánh hào quang. Sự phấn khích phi lý đến rồi đi. Cuộc tìm kiếm giá trị trường tồn.”
Happy Live team dịch