fbpx

Jesse Livermore: 5 Quy tắc quản lý tiền bậc nhất, giúp Livermore bảo vệ hàng triệu đô la

Quản lý tiền là 1 trong ba mảnh ghép quan trọng nhất đối với Jesse Livermore: thời điểm, quản lý tiền, và kiểm soát cảm xúc được Livermore chia sẻ trong quyển sách Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu – How to Trade in Stocks. Livermore có 5 quy tắc quan trọng trong cách quản lý tiền của mình.

jesse livermore

Quy tắc 1: Đừng để mất tiền (Jesse Livermore)

Đừng để mất vốn. Một nhà đầu cơ không có vốn giống như 1 người chủ cửa hàng mà không có hàng hoá. Tiền là hàng hoá của bạn, đường sinh mệnh của bạn, và người bạn thân nhất. Không có tiền, bạn phá sản. Đừng để mất tiền.

Việc thiết lập toàn bộ vị thế tại một mức giá duy nhất là rất nguy hiểm và sai trái. Thay vào đó, bạn phải quyết định bao nhiêu cổ phiếu bạn muốn mua. Ví dụ, nếu bạn muốn mua 1000 cổ phiếu tổng cộng trong vị thế cuối cùng, hãy làm như vầy: Khởi đầu với 1 lệnh mua 200 cổ phiếu tại điểm xoay đầu tiên. Nếu giá tăng, hãy mua thêm 200 cổ nữa, khi giá vẫn nằm trong khu vực của điểm xoay đầu tiên. Nếu nó tiếp tục tăng, hãy mua thêm 200 cổ nữa. Xem xét cách nó phản ứng; nếu nó tiếp tục tăng sau các đợt điều chỉnh, bạn có thể tiếp tục mua 400 cổ phiếu còn lại.

Một điều rất quan trọng rằng mỗi lần mua phải ở mức giá cao hơn lần mua trước đó. Quy tắc tương tự với lệnh bán khống, mỗi lệnh bán khống sau phải ở mức giá thấp hơn lệnh trước đó.

Logic cơ bản của Jesse Livermore là rất đơn giản và chính xác: mỗi trade khi được thiết lập trên con đường đạt mục tiêu 1000 cổ phiếu, luôn phải cho nhà đầu cơ thấy được lợi nhuận.

Việc mỗi trade đều cho nhà đầu cơ thấy lợi nhuận là minh chứng rõ ràng rằng đánh giá của bạn là đúng khi thực hiện các lệnh này. Đó là toàn bộ minh chứng bạn cần thấy. Ngược lại, nếu bạn mất tiền, bạn biết ngay lập tức rằng nhận định của bạn đã sai.

Phần khó cho 1 nhà đầu cơ non kinh nghiệm là phải trả nhiều tiền hơn cho mỗi vị thế sau. Tại sao? Bởi vì mọi người đều muốn được món hời. Trận chiến tâm lý ở đây là không được đấu lại với sự thật, không hy vọng, không tranh cãi với máy báo giá, bởi máy báo giá là luôn đúng. Không có chỗ cho đầu cơ nhờ vào dự đoán, hy vọng, sợ hãi, tham lam, và cảm xúc. Máy báo giá luôn nói sự thật, chỉ có lời nói dối nằm ở cách đọc hiểu của con người.

Cuối cùng, nhà đầu cơ có thể sử dụng 1 tỷ lệ khác để mua vào cổ phiếu với tôi. Bạn có thể, ví dụ, mua 30% là vị thế đầu tiên, 30% là vị thế thứ 2, và 40% để mua vị thế còn lại. Việc chọn tỷ lệ mua vào hợp lý là tuỳ thuộc vào nhà đầu cơ. Tôi chỉ đơn giản là vạch ra thứ phù hợp nhất với tôi.

Quy tắc cơ bản là đừng bao giờ mua một lần toàn bộ vị thế; hãy chờ đợi sự xác nhận cho nhận định của bạn. Hãy trả nhiều tiền hơn cho mỗi lô bạn mua vào. Việc này đi ngược lại với bản năng của phần lớn trader.

Và luôn nhớ chọn trước tổng cộng số lượng cổ phiếu mà bạn muốn mua, trước khi mua.

huyền thoại đầu cơ Jesse Livermore

Quy tắc số 2: Luôn luôn đặt dừng lỗ

Giống như việc quyết định số lượng cổ phiếu muốn mua và mục tiêu của chúng sau khi mua vào, bạn luôn luôn phải có 1 mức giá chính xác để bán ra nếu cổ phiếu đi ngược lệnh bạn.

Và bạn phải tuân theo quy tắc đó, không chờ đợi! Quy tắc cơ bản của tôi là không bao giờ chấp nhận lỗ hơn 10%. Các thua lỗ một khi đã có thì phải tốn công sức gấp đôi để bù lại. Tôi học được điều này trong thời gian giao dịch tại các nhà cái, nơi mà tôi giao dịch với 10% margin. Các lệnh của tôi tự động thoát ra nếu thua lỗ vượt quá 10%. Quy tắc 10% này trở thành quy tắc quản lý tiền quan trọng số 1 của tôi. Nó cũng là 1 quy tắc về tính thời điểm quan trọng.

Nhớ rằng, 1 nhà đầu cơ thực thụ luôn thiết lập mức dừng lỗ trước khi vào lệnh và không bao giờ chấp nhận mức lỗ quá 10% vốn. Nếu bạn mất 50% vốn, bạn phải kiếm được 100% để hoà vốn.

Tôi cũng học được rằng khi 1 nhà môi giới gọi điện cho bạn yêu cầu nhiều tiền hơn để giữ được 1 vị thế đang bị thua lỗ, hãy nói với anh ta bán vị thế đó đi. Khi bạn mua 1 cổ phiếu tại 50 và nó giảm xuống 45, đừng mua thêm để trung bình số lỗ đó. Cổ phiếu đó đã không thực hiện điều mà bạn kỳ vọng; như vậy là đủ để xác nhận rằng kỳ vọng của bạn là sai. Hãy chấp nhận lỗ nhanh chóng và thoát ra.

Nhớ rằng, không bao giờ bị margin call, và không bao giờ trung bình giá lỗ.

Rất nhiều lần tôi đã đóng vị thế trước khi đạt số thua lỗ 10%. Tôi làm vậy đơn giản vì cổ phiếu đó không hành động đúng ngay từ đầu. Thường bản năng của tôi sẽ thì thầm với tôi: “Jesse Livermore, cổ phiếu này đang phải đeo 1 quả tạ, nó không thể tăng lên được.” và tôi sẽ bán ra vị thế trong nháy mắt.

Có lẽ đó là do tâm trí tôi đang hoạt động, sau rất nhiều bài học và các trường hợp trước đó, nó tự nhiên gửi đi các tín hiệu báo hiệu nguy hiểm, khiến tôi phải thực hiện ngay điều nó muốn. Đó là kết quả của hàng chục ngàn giờ giao dịch và gặp đi gặp lại nhiều bài học khác nhau. Bất kể chúng là gì, tôi đã học được qua rất nhiều năm và kinh nghiệm giao dịch rằng, hãy tin bản năng của bạn.

Tôi tin rằng hành động giá lặp lại và xuất hiện nhiều lần, với sự khác biệt rất ít. Điều này là bởi vì con người điều khiển hành vi của cổ phiếu, và bản chất con người không bao giờ thay đổi.

Jesse Livermore đã quan sát thấy rất nhiều lần rằng con người rất thường biến họ thành các nhà đầu cơ bị ép buộc. Họ mua vào 1 cổ phiếu đang giảm, và họ từ chối việc bán ra và chấp nhận khoản lỗ. Họ thích bám lấy cổ phiếu đó hơn và hy vọng rằng nó sẽ tăng lại về mức hoà vốn ban đầu. Đây là lý do quy tắc 10% quan trọng. Đừng bao giờ biến mình thành 1 nhà đầu cơ bị ép buộc. Hãy cắt lỗ thật nhanh. Nói thì dễ, làm mới khó.

Quy tắc số 3: Phải luôn có tiền mặt dự trữ (Jesse Livermore)

Nhà đầu cơ thành công phải luôn dự trữ tiền mặt sẵn, giống 1 vị tướng giỏi luôn dự trữ 1 số lính nhất định dành cho thời khắc chính xác, và rồi thả lính ra để khẳng định chiến thắng khi tất cả các yếu tố là lợi thế và nghiêng về họ.

Có 1 dòng chảy bất tận không bao giờ kết thúc của các cơ hội trên thị trường chứng khoán, và nếu bạn lỡ 1 cơ hội tốt, hãy chờ đợi 1 chút, kiên nhẫn và 1 cơ hội khác sẽ đến. Đừng cố gắng tìm kiếm 1 trade, hãy chờ đợi tất cả các điều kiện của bạn được thoả mãn. Hãy nhớ rằng, bạn không bắt buộc phải tham gia thị trường mọi lúc.

Jesse Livermore vận dụng kinh nghiệm của anh trong lúc chơi bài – bài gin, poker và bridge – tại đó bản chất của con người là luôn muốn chơi tất cả các ván. Ham muốn luôn tham gia trò chơi là 1 trong các điểm yếu nguy hiểm nhất của con người, và cuối cùng sẽ đem lại thảm hoạ, cũng như cách mà nó làm với Jesse Livermore vài lần trong giai đoạn đầu sự nghiệp giao dịch.

Khi tham gia thị trường, sẽ có các thời điểm tiền của bạn nên được giữ và chờ đợi. Thời gian không phải là tiền bạc – thời gian là thời gian, và tiền bạc là tiền bạc.

Thường khi tiền được giữ tại các thời điểm không thuận lợi sẽ được sử dụng vào các thời điểm tốt và kiếm ra lợi nhuận rất nhanh. Kiên nhẫn là chìa khoá thành công, không phải tốc độ. Thời gian là người bạn tốt nhất của nhà đầu cơ nếu được sử dụng đúng đắn.

Hãy nhớ rằng, nhà đầu tư thông minh luôn luôn chờ đợi và luôn luôn có tiền dự trữ.

Quy tắc số 4: Hãy để vị thế của bạn lướt phần lớn con sóng

Một khi cổ phiếu còn hành động bình thường, Jesse Livermore cho hay đừng vội chốt lời. Bạn phải biết rằng bạn đang có 1 nhận định cơ bản là đúng, hoặc bạn sẽ không có lợi nhuận luôn. Nếu không có gì xấu về cơ bản, hãy giữ vị thế đó. Nó có thể trở thành 1 khoản lợi nhuận rất lớn. Chỉ cần hành động của thị trường và bản thân cổ phiếu không khiến bạn lo lắng, hãy giữ niềm tin vào nhận định của bạn, và giữ lệnh.

Khi tôi đang có lợi nhuận trên 1 trade, tôi không bao giờ lo lắng cả. Tôi có thể nắm giữ 100,000 cổ phiếu và ngủ như 1 đứa bé. Tại sao? Bởi vì tôi đang có lợi nhuận trên cái trade đó. Tôi chỉ đơn giản là “chơi bằng luật của nhà cái” – đó là, sử dụng tiền của thị trường. Nếu tôi mất tất cả số lợi nhuận đó, tôi chỉ đơn giản là mất số tiền tôi chưa bao giờ có.

Đương nhiên là chiều ngược lại cũng đúng. Nếu tôi mua 1 cổ phiếu và nó đi ngược lệnh, tôi sẽ bán ngay lập tức. Bạn không thể cố gắng hiểu được tại sao nó lại đi sai hướng. Sự thật là nó đang đi sai hướng, và như vậy là đủ bằng chứng cho 1 nhà đầu cơ kinh nghiệm đóng lệnh.

Lợi nhuận tự chăm sóc nó, thua lỗ thì không.

Đừng bao giờ nhầm lẫn cách giữ vị thế cho hết con sóng với chiến lược mua và nắm giữ. Tôi chưa, và sẽ không bao giờ, mù quáng mua vào 1 cổ phiếu và nắm giữ nó. Làm sao 1 người có thể dự đoán được tương lai xa như thế? Mọi thứ thay đổi: cuộc sống thay đổi, mối quan hệ thay đổi, sức khoẻ thay đổi, mùa màng thay đổi, và con người thay đổi – tại sao lý do cơ bản khiến bạn mua 1 cổ phiếu không thay đổi chứ? Mua và nắm giữ dựa trên lý do rằng cổ phiếu đó của 1 công ty tuyệt vời hay 1 ngành công nghiệp mạnh mẽ, hay do nền kinh tế đang khoẻ mạnh, đối với tôi, đồng nghĩa với tự sát.

Hãy bám lấy các lệnh thắng. Giữ lấy chúng cho tới khi có lý do thật sự để bán.

Quy tắc số 5: Chốt lời ra tiền mặt và giữ lấy nó

Tôi khuyến nghị chốt 50% lợi nhuận từ 1 trade thành công, đặc biệt khi cái trade đó đã nhân đôi số vốn ban đầu. Hãy để số tiền này ra riêng, bỏ vào ngân hàng, giữ nó hoặc khoá nó lại trong két sắt.

Giống như việc chiến thắng trong sòng bạc, luôn là 1 ý tưởng tốt khi đôi khi bạn chốt một phần lời ra tiền mặt. Không có thời điểm nào tốt hơn là sau 1 lệnh thắng lớn với 1 cổ phiếu. Tiền mặt là đạn dược, luôn luôn dự trữ đạn dược trong cuộc chiến.

Điều nuối tiếc lớn nhất và duy nhất trong toàn bộ cuộc đời tài chính của Jesse Livermore là không chú tâm đủ tới quy tắc này.

Jesse Livermore đồng tình với người bạn của anh, Bradley tay đánh bạc. Sau tính toán thời điểm (timing) và quản lý tiền thì thứ ba là quản lý cảm xúc. Biết được nên làm gì là 1 chuyện, còn có đủ can đảm để làm điều đó không là chuyện khác. Đó bản chất của thị trường chứng khoán. Đó là bản chất của cuộc sống. Còn ai có thể hiểu rõ hơn Jesse Livermore?

Và rồi anh giải thích cho các con trai của anh: “Cha tin rằng có đủ kỷ luật để tuân theo các quy tắc của bản thân là rất quan trọng. Nếu không có các quy tắc đã được kiểm chứng, rõ ràng và chi tiết, các nhà đầu cơ hầu như không có cơ hội thành công. Tại sao? Bởi vì nhà đầu cơ giao dịch không có kế hoạch cũng giống như 1 vị tướng đánh trận và không có chiến lược, không có 1 kế hoạch có thể thực hiện được. Nhà đầu cơ không có kế hoạch luôn luôn phải hành động và phản ứng, hành động và phản ứng, thuận theo các di chuyển lên xuống của thị trường khó chịu, cho tới khi họ bị đánh bại.

Do đó kết luận của cha rằng giao dịch trên thị trường tài chính một phần là nghệ thuật, nó không chỉ là lý trí thuần tuý. Nếu nó là lý trí thuần tuý, thì một người nào đó phải giải được nó cách đây rất lâu rồi. Đó là lý do cha tin rằng tất cả các nhà đầu cơ phải xác định được mức độ căng thẳng họ có thể chịu. Mỗi nhà đầu cơ là khác nhau, và mỗi cá thể con người là đặc biệt, mỗi cá tính đều là thuộc của riêng cá thể đó. Hãy tìm hiểu giới hạn có thể chịu đựng về cảm xúc của riêng các con trước khi đầu cơ – đó là lời khuyên cha sẽ dành cho ai hỏi cha về cách đầu cơ thành công. Nếu con không thể ngủ về đêm bởi vì các vị thế đang để mở, tức là con đã đi quá xa. Nếu đây đúng là sự thật, hãy bán các vị thế đi để chúng trở về mức mà con có thể ngủ được.

Mặt khác, cha tin rằng bất kỳ ai đủ thông minh, kiên nhẫn, và mong muốn đặt quyết tâm và thời gian đều có thể thành công trên phố Wall. Miễn là họ nhận ra rằng thị trường cũng chính là 1 ngành kinh doanh như các ngành kinh doanh khác, thì họ có cơ hội tốt để cạnh tranh.

Cha tin rằng các thế lực không thể cưỡng lại được đều hoạt động bên dưới các chuyển động quan trọng của thị trường. Đây là tất cả những gì nhà đầu cơ cần biết – chỉ cần ý thức về các chuyển động và hành động nếu cần thiết. Việc kết nối các sự kiện của thế giới với chuyển động của thị trường chứng khoán là quá khó. Điều này là đúng bởi thị trường di chuyển trước khi các sự kiện của thế giới xảy ra. Thị trường không di chuyển ở thời điểm hiện tại hay phản ánh lại các sự kiện, nó chỉ đơn giản là di chuyển về hướng chưa được biết – hướng về phía tương lai.

Thị trường thường di chuyển ngược lại với hướng rõ ràng được kỳ vọng của thế giới, giống như là nó có 1 lý trí của riêng nó vậy. Hãy nhớ rằng, nó được thiết kế để lừa phần lớn con người trong phần lớn thời gian. Cuối cùng, sự thật về lý do tại sao nó di chuyển như vậy sẽ được tìm thấy.

Do đó việc cố gắng dự đoán hành động của thị trường dựa trên các tin tức tức kinh tế hiện tại và các sự kiện hiện tại là rất ngu ngốc, giống như báo cáo việc làm, cán cân thanh toán, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số thất nghiệp, hay thậm chí tin đồn về chiến tranh, bởi các yếu tố này đã được phản ánh vào thị trường rồi.

Điều này không có nghĩa là tôi không quan tâm hay không biết gì về các tin tức này. Sự thật là tôi đọc toàn bộ các tờ báo mà tôi chạm tay tới, và tôi đã làm vậy kể từ khi còn trẻ. Tôi rất ý thức về các sự kiện của thế giới, sự kiện chính trị, và sự kiện kinh tế. Nhưng các sự việc đó không phải là thứ tôi sử dụng để dự đoán thị trường. Sau khi thị trường đã di chuyển, hành động của nó sẽ được đem ra mổ xẻ để thoả mãn các yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao. Sau này sau khi những đám bụi đã yên vị, những sự kiện kinh tế, chính trị, và thế giới thực sự mới được tập trung giải thích bởi các nhà sử học, nói cho chúng ta biết rằng tại sao thị trường đã làm như vậy. Nhưng lúc đó đã quá muộn để kiếm được tiền.

Cố gắng tìm hiểu tại sao 1 thị trường di chuyển như thế nào có thể gây ra căng thẳng tâm lý nặng nề. Sự thật đơn giản là thị trường luôn đi trước tin tức kinh tế, chứ nó không hề phản ứng với tin tức. Một báo cáo thu nhập tốt được công bố bởi 1 công ty, và cổ phiếu bắt đầu giảm giá. Tại sao? Bởi vì thị trường đã phản ánh toàn bộ các báo cáo thu nhập đó rồi.

Một trong các vấn đề của việc phân tích quá sâu vào các tin tức kinh tế là nó có thể hằn sâu các nhận định trong đầu bạn, và các nhận định có thể rất nguy hiểm đối với việc giao dịch 1 cách khách quan.

Nguồn: taduinv

Có thể bạn quan tâm:

Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks

Nghệ thuật định thời điểm thị trường, quản lý tiền và kiểm soát cảm xúc

của bậc thầy đầu đầu cơ Jesse Livermore

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề