fbpx

50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (Phần 2)

Bảo vệ và sử dụng tài chính của cá nhân gồm nhiều vấn đề không phải ai cũng biết. Tờ USNews giới thiệu 50 bước đi tài chính thông minh, qua đó có thể giúp cá nhân cải thiện được tình hình tiền bạc của mình.

>>Xem lại: 50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (Phần 1)

17. Chọn loại thẻ tín dụng phù hợp nhất với bạn50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (Phần 2)

Nếu bạn có xu hướng tìm kiếm sự cân bằng, hãy tìm cho mình loại thẻ có lãi suất thấp nhất có thể.

Nếu thường xuyên đi du lịch, bạn nên sử dụng thẻ liên kết với hãng hàng không và có bảo hiểm di chuyển.

18. Tự động viên bản thân trả nợ

Nếu bạn đang cố gắng giải quyết nợ tín dụng hoặc nợ sinh viên, hãy động viên bản thân với những mục tiêu lớn hơn.

Đó có thể là tấm ảnh về nơi bạn muốn đến, căn nhà bạn muốn mua khi trả xong nợ.

Tập trung vào những mục tiêu đó sẽ giúp bạn dễ dàng nói “không” với những cám dỗ mua sắm mới.

19. Không nên tập trung đầu tư vào một đối tượng

Trừ khi bạn thích nghiên cứu báo cáo thường niên hay các bản doanh thu hàng quý, còn lại, bạn nên chuyển hướng đầu tư.

Đầu tư vào các quỹ chỉ số, một số loại chứng khoán phản ánh thị trường thay vì chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 công ty.

20. Tối thiểu hóa chi phí50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (Phần 2)

Chi phí ở quỹ tương hỗ và các sản phẩm đầu tư khác có thể dần gặm mất một phần lớn thu nhập của bạn qua thời gian.

Hãy tối thiểu hóa chi phí lại bằng cách tránh các sản phẩm đắt tiền như quỹ quản lý chủ động, và chuyển qua quỹ chỉ số.

21. Nhớ rõ quy luật lợi nhuận – rủi ro

Cùng với sự quan trọng của việc đa dạng hóa, quy luật lợi nhuận – rủi ro là một nguyên tắc cổ điển trong đầu tư. Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn. Hãy đánh giá lại danh mục đầu tư của bạn.

Nếu mong muốn tiền của mình được an toàn, bạn có thể đi theo hướng gửi tiết kiệm.

22. Bắt đầu sớm, đầu tư thường xuyên

Sức mạnh của cách tính lãi kép sẽ thể hiện rõ ràng khi bạn tiết kiệm từ sớm cho thời gian nghỉ hưu thay vì đợi đến khi chuẩn bị nghỉ việc.

Nếu công ty của bạn có chế độ hỗ trợ đóng góp cho nhân viên thì hãy tận dụng lợi thế đó. Nó sẽ giúp bạn thêm rất nhiều.

23. Không cố gắng đuổi theo thị trường

Thị trường ngày càng trở nên khó dự đoán, vì vậy bạn nên đầu tư theo hướng chậm mà chắc.

Chọn một hướng đi khác đôi khi là chiến lược đầu tư tốt hơn so với việc bỏ tiền vào thị trường khi nó có vẻ hứa hẹn.

24. Xem xét thời gian còn lại của bạn50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (Phần 2)

Khi thời điểm nghỉ hưu đang đến gần, bạn sẽ muốn chuyển tất cả tiền về một tài khoản để bảo toàn.

Đó không phải là cách hay. Có một quy tắc ngón tay cái (rule of thumb) là lấy 100 hoặc 110 trừ đi tuổi hiện tại của bạn, sau đó lấy số tiền tương ứng với tỷ lệ đó đầu tư vào cổ phiếu, phần còn lại có thể để trong tài khoản hoặc mua trái phiếu.

25. Không nhất thiết phải theo dõi thị trường hàng ngày

Thị trường luôn lên xuống thất thường và nếu bạn đầu tư trong dài hạn thì không nhất thiết phải quá lo sợ.

Thay vào đó, bạn nên kiểm tra danh mục đầu tư của mình ít mỗi quý một lần để giữ cân bằng và có những điều chỉnh cần thiết.

26. Xem xét làm việc với một chuyên gia

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý tiền, không có gì là sai nếu tìm đến một chuyên gia tư vấn tài chính.

Hãy chọn nhà tư vấn chỉ tính phí, không hưởng hoa hồng để tránh xung đột lợi ích. Ngoài ra, họ còn có thể tư vấn miễn phí về kế hoạch đầu tư khi bạn về hưu.

27. Tính toán số tiền về hưu cho riêng bạn

Một số công cụ ước tính dành cho nghỉ hưu trực tuyến đã xuất hiện để giúp mọi thứ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, số tiền bạn để dành được sau khi tính toán có thể còn cao hơn mục tiêu ban đầu. Điều đó phụ thuộc vào chi phí sống của bạn.

28. Tập đi từng bước nhỏ50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (Phần 2)

Dành lại 10% thu nhập cho nghỉ hưu có thể hơi quá sức với nhiều người.

Để thành công, những nhà tiết kiệm “chuyên nghiệp” thường bắt đầu trích 2 – 3% thu nhập của họ để dành cho nghỉ hưu, sau đó từ từ nâng tỷ lệ đó lên theo thời gian.

29. Kiểm tra phúc lợi xã hội trong tương lai

Bạn nên kiểm tra, xem xét những khoản phúc lợi mình có thể nhận trong tương lai như bảo hiểm, lương hưu để biết chính xác số tiền được hưởng khi về hưu.

30. Tiết kiệm ngay cả khi bạn không có thu nhập

Có nhiều lựa chọn cho tài khoản hưu trí giúp bạn có thể tiếp tục tiết kiệm ngay cả khi bạn không có thu nhập.

Tài khoản Roth IRA và IRA vợ chồng là 2 lựa chọn tốt. Hãy kiểm tra điều kiện bản thân và bắt đầu đóng góp vào tài khoản trên.

31. Sống cùng gia đình

Phần lớn các sinh viên vừa tốt nghiệp đều có thể quay trở về sống cùng bố mẹ.

Làm như vậy có thể giúp ổn định tài chính dễ dàng hơn, nhất là trong khoảng thời gian xin việc và trả nợ sinh viên.

32. Giúp đỡ gia đình bằng những cách phi tài chính

Tư vấn nghề nghiệp cho thành viên khác, lựa chọn lắp đặt mạng hoặc chuẩn bị các bữa ăn là những điều một sinh viên mới tốt nghiệp có thể giúp gia đình giống như góp tiền mặt vậy.

(Còn tiếp)
 
Nguồn: Vnexpress

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề