7 thói quen xấu khiến bạn “nghèo đi từng phút”, người khôn ngoan sẽ sớm từ bỏ
Có một khái niệm hết sức quen thuộc với mỗi chúng ta: con người là nô lệ của những thói quen. Thói quen tốt sẽ cho kết quả tốt, thói quen xấu sẽ cho kết quả xấu. Và thật tồi tệ nếu bạn có quá nhiều thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân. Hậu quả phải nhận lãnh không chỉ dừng lại ở hiện tại, mà nó có thể sẽ kéo dài đến tương lai của bạn.
Vậy những thói quen đó là gì và có cách gì để loại bỏ? Hãy cùng theo dõi video ngay sau đây nhé!
1. Bạn chọn cách sống thoải mái, an toàn
“Trong đầu tư, sự thoải mái ít khi mang lại lợi nhuận”. Thật thoải mái khi làm một công việc “an toàn”. Thật thoải mái khi làm thuê cho người khác. Thật thoải mái khi mỗi tháng vẫn nhận lương đều đặn mà không cần chịu trách nhiệm cho quá nhiều người hay suy nghĩ quá nhiều cho công việc.
Người trung lưu cho rằng thoải mái nghĩa là hạnh phúc, nhưng người giàu nhận ra rằng những điều phi thường thường xảy ra khi chúng ta đặt bản thân mình vào những hoàn cảnh không thoải mái.
Cho nên, thách thức bản thân là điều cần thiết nếu bạn thực sự muốn có nhiều hơn những gì bạn đang sở hữu ở thời điểm hiện tại.
Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn, hãy mạo hiểm nếu muốn giàu có.
2. Bạn đang tiêu xài nhiều hơn những gì mình có
“Quá nhiều người tiêu tiền để mua những thứ mà họ không cần, chỉ để gây ấn tượng với những người mà họ không thích”. Rất nhiều người tài chính không khá giả luôn bỏ một số tiền lớn mua quần áo, giày dép hay những chiến điện thoại đắt tiền chỉ để chứng tỏ và thể hiện bản thân trước những người mà họ cho rằng đang xem thường khả năng tài chính của họ.
Việc chứng tỏ bằng vẻ bề ngoài có thể là đúng tại thời khắc đó, nhưng hậu quả của thói quen này là khả năng kiệt quệ tài chính thậm chí là vay nợ tiêu dùng.
Bạn sẽ chỉ làm việc để trả tiền cho số tiền mình tiêu cho người khác. Đó hoàn toàn không phải là những thứ có thể giúp bạn phát triển hay nâng cao giá trị của bạn .
3. Nỗ lực leo lên chiếc thang thăng tiến, mơ ước mức lương cao
Nghe có vẻ mâu thuẫn với quan điểm của rất nhiều người. Nhưng bạn có biết rằng: “Những người giàu nhất thế giới tìm và xây dựng mạng lưới quan hệ, những kẻ khác chỉ đi tìm việc”
Người trung lưu thường chỉ chăm chăm vào lợi ích, vật chất tiền tài. Trong khi người giàu lại xem trọng những mối quan hệ có thể giúp họ đạt được những điều mà họ muốn.
Đừng vì theo đuổi những món lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội tạo dựng mối quan hệ có giá trị gấp trăm lần những gì bạn đang làm.
Hãy nhớ: Quan hệ là tiền tệ. Nếu chỉ chăm chăm kiếm tiền, thì những gì bạn kiếm được, chỉ là những món tiền nhỏ mà thôi.
4. Lãng phí thời gian
Thời gian là tiền bạc. Người giàu hiểu điều này, 65% người giàu tạo ra ít nhất 3 dòng thu nhập trong cuộc đời mình.
Trong nghiên cứu của Thomas Corley, con trai một triệu phú cho biết, 77% người nghèo thú nhận đã xem tivi nhiều hơn một tiếng mỗi ngày. Người giàu, ngược lại, 67% số họ xem ít hơn một tiếng mỗi ngày.
Một lãng phí khác là internet. 74% người nghèo trong nghiên cứu của anh dành hơn một giờ mỗi ngày trên mạng internet. Nó bao gồm Facebook, Twitter, Instagram, Youtube… Ngược lại, 63% người giàu dành chưa đầy một giờ mỗi ngày vào việc đó. Họ dành nhiều thời gian hơn để đọc các kiến thức cho mình.
5. Lười biếng làm việc
Lười biếng là một trong những “thói quen” hàng đầu dẫn đến nghèo khổ. Lười biếng không chỉ là nằm dài cả ngày, mà là cách bạn để cho nhiệt huyết của mình bị chôn vùi.
Đừng lãng phí thời gian rảnh, hãy đầu tư vào thứ gì đó. Kể cả việc tạo dựng một sở thích cũng có thể là sự đầu tư đúng đắn, miễn là có ai đó đánh giá cao việc làm của bạn.
6. Mua sắm vô tội vạ
Nhiều người thường có sở thích mua sắm, họ chỉ đơn giản là thích mua sắm nhưng lại không suy nghĩ về lập kế hoạch và hình thành cho bản thân thói quen chi tiêu. Điều này có thể gây nên hậu quả rất lớn vì chỉ cần một khoảnh khắc mua sắm vô độ, bạn sẽ trở nên sạch túi.
Đừng biến sở thích của bạn thành thói quen độc hại. Hãy nghĩ về những thứ cần thiết nhất để mua hoặc để dành ra một số tiền dành riêng cho việc mua sắm giải khuây. Kỷ luật với ngân sách đề ra, đừng vì phút cao hứng nhất thời mà kéo theo những hậu quả không đáng có.
7. Tiêu tiền theo cảm xúc
Một trong những khác biệt chủ chốt nhất là người trung lưu nhìn tiền bằng con mắt của cảm xúc, người giàu nhìn tiền bạc bằng con mắt logic. Đưa ra những quyết định về tài chính dựa trên cảm xúc sẽ giết chết ngân sách của bạn.
Hãy tưởng tượng mình là một nhà đầu tư, lỗi lạc, đầu tư số tiền mà bạn có theo cách giúp bạn gia tăng giá trị tài sản và giá trị bản thân, đừng biến mình thành một nhà đầu tư ngốc nghếch, dùng tiền của mình để làm giàu cho kẻ khác.
Bạn có đang mắc phải một trong 7 thói quen này? Nếu có, bạn có thể học cách khắc phục thông qua việc tham khảo chương 7: Tự do tài chính của sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng. Chúc bạn sẽ thay đổi thói quen chi tiêu, sớm đạt đến tương lai tự do tài chính.
Có thể bạn quan tâm:
THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG