fbpx

8 quy tắc đầu tư giá trị giúp nâng cao hiệu suất lợi nhuận của Guy Spier (Phần 1)

Câu chuyện về sự “lột xác” để trở thành nhà đầu tư giá trị của Guy Spier đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần tối ưu hóa năng suất làm việc, không nên dành quá nhiều thời gian vào việc tra cứu tin tức và dán mắt vào bảng giao dịch. 

Dưới đây là 4 quy tắc đầu tiên trong 8 quy tắc đầu tư giá trị giúp nâng cao hiệu suất lợi nhuận của Guy Spier

Nguyên tắc đầu tư #1: Ngưng kiểm tra giá cổ phiếu

Không có mô tả ảnh.
Guy Spier

Guy Spier chia sẻ: Rất nhiều nhà đầu tư kiểm tra giá cổ phiếu mỗi ngày, thậm chí có người còn ngồi soi bảng điện hàng phút. Nhìn giá cổ phiếu nhảy múa trên bảng điện đem lại cho nhà đầu tư một cảm giác an tâm giả tạo rằng mọi thứ đều ổn thỏa, rằng trái đất vẫn còn quay quanh trục.

Có một vấn đề khác thường khiến chúng ta nghĩ rằng cổ phiếu biết chúng ta đang trông chừng nó. Chúng ta thậm chí còn có một nỗi sợ dai dẳng là nếu ngừng chú ý liên tục, có điều gì đó không hay sẽ xảy ra.

Như Buffett từng nói, khi chúng ta đầu tư vào một doanh nghiệp, chúng ta nên sẵn lòng giữ cổ phiếu đó nếu ngay ngày mai thị trường đóng cửa và sẽ không mở lại trong suốt 5 năm.

Guy Spier nói rằng: Kiểm tra giá cổ phiếu quá thường xuyên sẽ làm cạn kiệt sức mạnh ý chí của Guy vì thao tác này đòi hỏi Guy phải sử dụng năng lượng tinh thần để chống lại những lời mời gọi hành động mua/bán. Ý thức rằng năng lượng tinh thần (willpower) của bản thân là một nguồn tài nguyên khan hiếm, Guy muốn dùng nó một cách hiệu quả nhất có thể.

Trong bất kỳ trường hợp nào, với loại công ty mà tôi đầu tư, việc cần phải biết điều gì diễn ra hàng ngày chẳng phải việc quan trọng. Hầu như mọi khoản đầu tư của Guy đều là những công ty mà thành quả lâu dài là không gì ngăn cản được; công ty đang hướng về viễn cảnh tươi đẹp, câu hỏi chỉ là bao lâu.

Nguyên tắc đầu tư #2: Nếu ai cố bán cho bạn thứ gì, đừng mua thứ ấy

Không có mô tả ảnh.

Trong những năm đầu giai đoạn còn ở trong vòng xoáy New York, lợi nhuận quỹ của Guy cũng tạm được. Mọi người đều muốn bán gì đó cho Guy, họ gọi để bán những thứ đắt đỏ như hệ thống nghiên cứu, thuê bao thông tin đầu tư, dịch vụ điện thoại mới, và vô vàn những thứ khác. Ban đầu, những cuộc gọi ấy dường như là thang đo mức độ thành công của Guy, cứ như thể vì Guy là ngôi sao sáng nên thu hút nhiều thiêu thân bay đến. Nhưng ông sớm bắt đầu nhận ra mình đã có những quyết định tệ hại khi mua những thứ được chào bán cho mình.

Guy đã áp dụng một nguyên tắc đơn giản đã được chứng minh là vô cùng hữu hiệu. Khi ai đó gọi để chào bán món gì, Guy sẽ đáp một cách nhã nhặn rằng, “Tôi rất tiếc. Nhưng tôi có một nguyên tắc là không cho phép bản thân mua bất kỳ món gì do người khác chào bán”. Người bán hàng sẽ kinh ngạc và phản đòn bằng những câu hỏi như: “Nhưng làm sao mà ông biết mình chọn đúng dịch vụ viễn thông?”

Các nhà phân tích cổ phiếu thì lại nói: “Nhưng ông không nghĩ đây là một cổ phiếu rất tốt sao?”

Đôi khi họ đúng. Một cách logic, lẽ ra Guy nên đổi dịch vụ viễn thông hay ồ ạt mua vào các ý tưởng đầu tư tuyệt vời của họ. Nhưng Guy chọn cách không làm như vậy. Có thể về ngắn hạn, Guy có thể bị lỡ cơ hội. Nhưng nhìn chặng đường dài cả cuộc đời, Guy sẽ có lợi hơn nhiều khi chọn phương án tách mình ra khỏi những người chào bán vì lợi ích cá nhân. Đây là phương pháp áp dụng đơn giản của cái gọi là “lựa chọn bất lợi” (adverse selection).

Trong nhiều trường hợp, cái họ được hưởng không hẳn là hoa hồng hay một lợi ích kinh tế cụ thể: có thể đơn giản là họ được hưởng sự thỏa mãn tâm lý khi bán thành công ý tưởng của mình. 

Nguyên tắc này được Buffett áp dụng từ rất lâu đời. Ví dụ, ông có quy tắc không bao giờ tham gia một cuộc đấu giá công khai. Học theo ông, đến giờ Guy Spier không bao giờ đầu tư vào bất kỳ vụ IPO nào và sau này cũng không. Khi một công ty lên sàn, đứng phía sau nó là cả một Wall Street với sức mạnh bán hàng có thể bẻ cong sự thật. Dĩ nhiên, vài vụ IPO lên như diều gặp gió. Nhưng động cơ của các thế lực tài chính ấy thật độc hại, nên Guy thấy an toàn hơn chính là bỏ qua toàn bộ các thương vụ IPO khỏi danh mục mua, cho dù làm vậy có thể nhỡ mất những cơ hội thắng to.

Nguyên tắc: Nếu người bán tư lợi khi tôi mua hàng, tôi sẽ không mua.

Nguyên tắc đầu tư #3: NĐT Không nên nói chuyện với Ban Điều Hành

Khi bạn nghiên cứu một ban điều hành trong tầm nhắm, đừng nói chuyện trực tiếp với họ. Rất nhiều nhà đầu tư thông thái sẽ không đồng tình. Tuy nhiên hãy cảnh giác, lời hứa hẹn tiếp cận với những quản lý cấp cao có thể là một công cụ marketing hữu ích, đầy hấp dẫn với các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng, những người có thể không hiểu rằng liên lạc với ban điều hành có một bất lợi tiềm tàng.

Nghe có vẻ kỳ dị, nhưng theo Guy Spier, quan hệ gần gũi với ban điều hành lại có xu hướng làm giảm lợi nhuận đầu tư.

Thực tế có nhiều quản lý quỹ tự mình nghiên cứu về các công ty, rồi họ bảo, “Tôi cần phải gặp ban điều hành mới có thể yên tâm được”. Nhưng ai biết được ban điều hành sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định của họ đến thế nào? Nếu tôi phải gặp ông CEO mới hiểu được vì sao tôi cần mua cổ phiếu này, đó quả là một dấu hiệu cảnh báo hết sức nghiêm trọng. Câu trả lời đó phải rõ ràng từ các nghiên cứu của tôi rồi mới tới chuyện gặp ai đó.

Vấn đề ở đây chính là những quản lý cấp cao – đặc biệt là CEO – có xu hướng là những người bán hàng thạo nghề. Không cần biết doanh nghiệp của họ kinh doanh ra sao, họ có tài khiến người nghe cảm thấy lạc quan về viễn cảnh của công ty. Khả năng chinh phục người nghe, bao gồm cả thành viên ban điều hành và cổ đông, có lẽ là tài năng quan trọng nhất đưa họ lên đến đỉnh của “chuỗi giá trị thức ăn” (food chain) doanh nghiệp. Nhưng khả năng hùng biện này không hẳn sẽ biến họ thành một nguồn thông tin đáng tin cậy.

Nếu bạn muốn đánh giá phẩm chất của ban điều hành, tốt hơn hết là quan sát họ gián tiếp thay vì dấn thân vào vùng thao túng của họ bằng cách gặp mặt trực tiếp.

Nguyên tắc: Cẩn thận với CEO và các thành viên khác thuộc ban điều hành, cho dù họ khả kính, giỏi thuyết phục, và thân thiện đến mấy.

Nguyên tắc đầu tư #4: Nghiên cứu đầu tư đúng thứ tự (đọc báo cáo của công ty trước; báo chí, báo cáo từ công ty môi giới đọc sau)

Guy Spier: Tuân thủ trình tự nghiên cứu đầu tư - Happy Live

Khi Guy Spier đã quyết định rằng một ý tưởng đầu tư là đầy hứa hẹn, đủ để nghiên cứu sâu thêm, Guy Spier cũng cần cẩn thận tiếp cận một cách trình tự các thứ tự.

Thường lệ, Guy sẽ khởi đầu bằng nguồn thông tin ít bị bóp méo nhất và khách quan nhất. Đó thường là những báo cáo công khai, như báo cáo thường niên, 10K, 10Q, và báo cáo bổ nhiệm. Các báo cáo này không hoàn hảo, nhưng để làm ra chúng cần sự quan tâm và tập trung cao độ, đặc biệt là ở Mỹ, nơi các báo cáo này sẽ được các luật sư xem lại.

Sau khi đã đọc xong các báo cáo công ty, Guy thường sẽ chuyển sang các tài liệu ít khách quan hơn như thông báo lợi nhuận, thông cáo báo chí và bản chép tay các cuộc điện đàm. Cũng có những thông tin hữu ích để thu nhặt từ một quyển sách viết về công ty hay về người sáng lập. Những thông tin này khá hữu ích nếu như nó không phải chỉ là những thông tin phù phiếm, vì đọc những tài liệu này cũng mất nhiều thời gian; trong vài trường hợp, những tài liệu này viết rất sâu đến nỗi Guy đọc chúng trước cả các báo cáo của công ty.

Happy Live Team (Tổng hợp sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị)

Có thể bạn quan tâm

Lột xác để trở thành Nhà đầu tư giá trị – Guy Spier

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề