fbpx

8 yếu tố trong checklist của nhà giao dịch trong ngày chuyên nghiệp

Lên kế hoạch cho các phi vụ giao dịch trong ngày là điều bắt buộc đối với nhà giao dịch nghiêm túc. Khi tiên liệu các kịch bản, bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn, không hoảng loạn và tránh bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng. 

8 yếu tố trong checklist của nhà giao dịch trong ngày chuyên nghiệp

8 yếu tố trong checklist của nhà giao dịch trong ngày chuyên nghiệp

Những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi và cho phép bạn tiếp cận giao dịch trong ngày dưới một góc nhìn độc đáo hơn:

1. Phân tích khung thời gian chi tiết hơn

Một cái nhìn sơ lược về khung thời gian hàng tuần hoặc hàng ngày là điều bắt buộc trước khi bạn bắt đầu ngày giao dịch của mình. Nó giúp đưa mọi thứ vào quan điểm; bạn có thể cảm nhận được mình đang ở đâu trong xu hướng chung và bạn sẽ có thể bắt được ngay nếu có sự xuất hiện bất kỳ trở ngại có tầm ảnh hướng hoặc mức giá nào đó đang có xu hướng tăng lên.

2. Hỗ trợ và Kháng cự

Ngoài việc đánh dấu các mức giá quan trọng từ các khung thời gian được đánh giá chi tiết, việc biết vị trí mong đợi hỗ trợ và kháng cự trong ngày cũng rất quan trọng. 

Ngay cả khi bạn không sử dụng hỗ trợ và kháng cự trong hệ thống giao dịch thực tế của mình, thì đó là một khái niệm giao dịch được sử dụng rất phổ biến và hàng triệu nhà giao dịch hằng ngày vẫn phải theo dõi các mức hỗ trợ và kháng cự. Biết được điểm mấu chốt các nhà giao dịch khác quan tâm liên quan đến thị trường là chìa khóa. 

3. Để ý những đỉnh và đáy 

Tập trung và phân tích những đỉnh và đáy hàng tuần và những ngày trước đó là điều bắt buộc phải có trên biểu đồ của bạn. Điểm đỉnh và đáy mang sức ảnh hưởng lớn đến với những giao dịch đột phá, giao dịch theo phạm vi và đảo chiều. Bạn thường có thể thấy phản ứng tích cực về đỉnh và đáy bởi vì nó là một khái niệm thường được sử dụng.

4. Đường trung bình động

Sẽ có lợi khi biết giá đứng ở đâu so với các đường trung bình động nổi tiếng nhất. Các đường trung bình động 50, 100 và 200 thậm chí còn được các phương tiện truyền thông tài chính lưu ý theo thời gian khi khung giá tiếp cận những các mức như vậy.

Hơn nữa, nếu biết giá di chuyển trên hoặc dưới một đường trung bình nhất định có thể cho biết rất nhiều điều về trạng thái thị trường hiện tại. 

Ngay cả “thuật sĩ thị trường” Marty Schwartz cũng đặt tên cho đường trung bình động là một trong những công cụ giao dịch yêu thích nhất của mình và ông ấy sử dụng chúng như một bộ lọc định hướng.

5. Biến động và các giai đoạn của xu hướng

Việc biết bạn đang ở trong một môi trường thị trường biến động cao hay thấp là điều cần thiết vì nó cũng cho bạn biết cách đặt lệnh của mình. Trong khi bạn phải áp dụng cách đặt lệnh thận trọng hơn trong thời gian biến động thấp, bạn nên đặt lệnh xa hơn khi độ biến động cao. Chỉ báo ATR là một chỉ báo tốt khi phân tích sự biến động của từng thị trường.

Đặc biệt Bollinger Bands là một công cụ giao dịch tuyệt vời vì chúng cung cấp nhiều loại thông tin khác nhau. Mở rộng hoặc thu hẹp Dải Bollinger cho bạn biết mức độ biến động cao hay thấp; và vị trí giá so với Dải Bollinger cho bạn biết rất nhiều điều về các giai đoạn của xu hướng. 

Nếu giá đã di chuyển bên ngoài Dải Bollinger trong một thời gian, thì xu hướng này là mạnh và sự xuất hiện của một đợt tăng giá ngắn hạn đi qua Dải này có thể báo hiệu một sự đảo chiều sắp tới.

6. Khối lượng 

Khối lượng cho bạn biết rất nhiều điều về trạng thái thị trường hiện tại. Bạn phải đặt cho mình 2 hai câu hỏi sau khi nhìn vào khối lượng và hành động giá thời điểm hiện tại:

– Giá đang tăng với khối lượng cao hay thấp? Giá tăng và khối lượng tăng có thể báo hiệu sự tích lũy?

– Còn về khối lượng trên mức trung bình thì sao? Có nên cân nhắc đến việc tích lũy nhiều hoặc việc phân phối cổ phiếu trong trường hợp bán tháo?

Bạn không cần phải quá chìm đắm trong việc phân tích khối lượng nhưng việc thấu hiểu liệu khối lượng đang theo xu hướng hỗ trợ hay đi ngược lại hướng thị trường hiện tại là việc làm cần thiết để có bước chuẩn bị đúng đắn. 

Việc áp dụng đường trung bình động trên khối lượng cổ phiếu giao dịch của bạn sẽ có thể giúp bạn xác định tình trạng khối lượng cổ phiếu đang cao hay thấp trên thị trường. 

7. Tin tức trong ngày

Mỗi buổi sáng, hãy xem tình hình biến động kinh tế trong ngày. Các tin tức quan trọng sắp tới thường làm thị trường chậm lại trước khi công bố tin tức chi tiết. 

Tránh giao dịch trong một thị trường tiền tin tức thường là một lựa chọn tốt. Khi khối lượng giao dịch thấp xảy ra trong những giai đoạn như vậy, thị trường thường có thể trở nên thất thường và việc tăng giá đột biến trong thời gian ngắn là điều thường thấy.

8. Xem xét lại 5 giao dịch gần nhất của bạn

Đây là một trong những điểm quan trọng nhất để bạn có được tư duy đúng đắn trước khi bắt đầu ngày giao dịch. Biết được hiện tại bạn đang thua hay đang thắng có thể giúp bạn tránh những sai lầm trong quản lý rủi ro.

Rủi ro gia tăng trong các chuỗi thua, quá sợ hãi sau một vài lần thua lỗ, liều lĩnh và quá tự tin sau một số trận thắng sẽ dễ ảnh hưởng đến phán đoán của bạn khiến việc giao dịch của bạn sẽ dễ mắc sai lầm thường thấy.

Luôn xem qua nhật ký giao dịch của bạn là cách để cân nhắc và đánh giá rút ra bài học về hiệu suất giao dịch trong quá khứ của bạn.

Bản checklist trên không chỉ giúp bạn có trách nhiệm và xây dựng tính kỷ luật mà còn giúp bạn nhận thức rõ hơn về cách tiếp cận hiệu quả với thị trường giao dịch hằng ngày. 

Nó cũng loại bỏ phỏng đoán và cung cấp một khuôn khổ giúp bạn thiết lập một thói quen giao dịch tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.

Happy Live Team

Nguồn: optimusfutures.com

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật giao dịch NÂNG CAO để kiếm tiền hàng ngày

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề