Payback Time: Cơ hội kiếm tiền từ thị trường giảm điểm
Một kịch bản rất có thể sẽ xảy ra chính là thị trường chịu một cú sốc kinh tế đến từ tình hình trì trệ trên toàn cầu, đẩy DJIA xuống giữa khoảng 14.000 và 6.000. Có thể sẽ thấp hơn.
Đây là lý do tại sao: Hãy nhìn vào biến động giá cổ phiếu từ năm 1965 đến năm 1983. Bạn có thể thấy rằng ở điểm thấp nhất, thị trường mất khoảng 45%. Mức rơi 45% từ đỉnh 14.500 đưa chỉ số Dow về mức 8.000. Nhưng chỉ số này nằm dưới mức 6.600, nên nó đã phá sàn. Thập niên 1970 là giai đoạn kinh tế khó khăn nhưng theo quan điểm đồng nhất của các chuyên gia kinh tế thì tình hình hiện tại còn tệ hại hơn năm xưa rất nhiều. Đó không phải tin tốt lành vì nó hàm ý rằng đáy có thể thấp hơn cả mức 6.600. (Trên thực tế chỉ số công nghiệp Dow Jones mới hồi phục mạnh mẽ giai đoạn gần đây – Chú thích của người dịch).
Trong giai đoạn Đại Suy thoái, thị trường chứng khoán hạ từ đỉnh 375 xuống còn 55. Sự sụp đổ này hơn 85%. Tôi hoài nghi liệu chúng ta còn có thể thấy mọi thứ đổ vỡ tồi tệ đến thế không, nhưng điều gì cũng có thể xảy ra. Nhật Bản đã trải qua tình trạng suy thoái trầm trọng nhiều năm và thị trường chứng khoán cũng đã rơi đến 85%. Chỉ số Dow nếu giảm 85% sẽ từ 14.500 về mức 2.175. Tất cả những điều ấy quả là kinh hoàng, tôi hiểu. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn là một người mua tích trữ cổ phiếu, những điều trên chẳng gây tí ảnh hưởng nào đến việc đầu tư của bạn cả. Bạn có thể thoát khỏi vòng xoay chuột hamster của chỉ số Dow Jones (ý nói là việc luẩn quẩn của thị trường).
Nếu thị trường đi lên, chúng ta sẽ ôm trọn tiền từ số cổ phiếu mua tích trữ từ trước, vì giá của chúng sẽ tiến đến ngang hàng với giá trị trong bối cảnh thị trường tăng trưởng. Và nếu thị trường đi xuống, ta càng nên vui mừng hơn, vì có rất nhiều cơ hội để mua tích trữ thêm những công ty tuyệt vời ở ngưỡng giá tuyệt vời, chính điều này sẽ giúp chúng ta giàu có trông thấy khi thị trường đi lên trở lại. Một thị trường trì trệ “bền bỉ” như từng xảy ra vào những năm 1965 đến 1983 là thời cơ gieo trồng hạt mầm thịnh vượng tài chính. Và khi nỗi sợ tiêu tan, mọi người chập chững đầu tư trở lại, thì ta lại rủng rỉnh cơ hội thu hoạch. Mua tích trữ giúp bạn mang tiền về trong một thị trường tốt, nhưng với bối cảnh thị trường xấu, nó ban cho bạn cả một gia tài kếch xù trong tương lai. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều làm rất tốt. Thế nên, ta hãy sống theo tinh thần câu khẩu hiệu cũ của Nike (hãng giày danh tiếng của Mỹ), “No fear”, nghĩa là “chả có gì phải sợ”. Chúng ta chỉ noi gương các nhà đầu tư tài ba nhất thế giới mà thôi.
Benjamin Graham đã làm nên hàng trăm triệu đô la vào những năm 1930 và 1940 nhờ vào đám sương mù của cuộc Đại Suy thoái và Thế chiến thứ hai. Học trò của ông, Warren Buffett, làm nên hàng tỉ đô vào những năm 1970 và 1980 khi chúng ta là bên bại trận, chịu đựng chuỗi ngày dài trong tình cảnh giảm phát, và tổn thương vì quốc gia mất đi danh dự và lòng tin. May mắn thay, chúng ta vừa trình diện tất cả đau thương ra trước mắt để cân nhắc cho tương lai 15 năm sau! Nhu cầu học hỏi để thành công với mọi biến dạng thị trường, nhưng đặc biệt là trong giai đoạn xáo động và gặp nhiều vấn đề là toàn bộ lý do ra đời của quyển sách này. Chúng tôi thúc giục bạn tự mình đầu tư để có thể nắm bắt được lợi thế của thị trường đầy biến động, điều mà các tay quản lý quỹ của bạn không thể làm được.
Trích từ sách Ngày Đòi Nợ – Pay Back Time
Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)