fbpx

Hiệu ứng phản giả dược – tâm trí khi bị sử dụng sai cách có thể gây hại đến không ngờ

Chúng ta vẫn chưa biết chính xác hiệu ứng giả dược giúp chữa lành bệnh tật đến mức độ nào (báo cáo của Beecher năm 1955 cho rằng tỷ lệ là 35%; nhưng các nghiên cứu hiện đại ước tính tỷ lệ nằm giữa 10 đến 100%). Dù sao, con số đó chắc chắn sẽ rất lớn. Nhưng chúng ta cũng phải tự hỏi ngược lại: Bao nhiêu bệnh tật được sinh ra do hiệu ứng phản giả dược bắt nguồn từ các suy nghĩ tiêu cực?

Câu chuyện của bà S. đã thực sự xảy ra và là một ví dụ điển hình cho hiệu ứng phản giả dược (nocebo). Nocebo (từ tiếng Latinh có nghĩa “Tôi sẽ gây hại”) là ý tưởng cho rằng những suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc tiêu cực có thể tạo ra kết quả tiêu cực.

Câu chuyện của Bà S. và niềm tin mình đã gần đất xa trời

Cách đây vài năm, một phụ nữ mà chúng tôi tạm gọi là Bà S. đã đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm định kỳ. Bà S. bị bệnh hở van tim gọi là hẹp van ba lá. Bà cũng mắc một dạng suy tim sung huyết thể nhẹ. Cả hai tình trạng đều không đe dọa đến tính mạng.

Bác sĩ điều trị, Tiến sĩ Bernard Lown, đã khám cho bà S và không tìm thấy điều gì bất thường. Sau đó, một bác sĩ khác đi cùng với một số người, đang khám bệnh định kỳ cho các sinh viên năm cuối và thực tập sinh, đã khám cho bà S. Cuối buổi thăm khám, chính bác sĩ này đã thông báo trước mặt mọi người – kể cả bà S. – rằng bệnh nhân mắc TS.

Về mặt y học, TS là chữ viết tắt của hẹp van ba lá (tricuspid stenosis) – nhưng bà S. thực sự tin rằng nó có nghĩa là “giai đoạn cuối” (terminal situation). Ngay sau tuyên bố của bác sĩ thứ hai, bà S. xuất hiện các triệu chứng của một dạng suy tim sung huyết nặng hơn. Như thể bà đã chấp nhận, tin tưởng và đầu hàng trước ý nghĩ mình sắp chết mà không cần phân tích. Tiến sĩ Lown đã cố gắng giải thích nhưng bà S. không nghe. Bà S. không thể nghe thấy bất cứ điều gì khác. Trong vòng vài giờ, bà ngày càng tỏ ra suy yếu và qua đời ngay trong ngày hôm đó.

Hiệu ứng phản giả dược là gì?

Câu chuyện của bà S. đã thực sự xảy ra và là một ví dụ điển hình cho hiệu ứng phản giả dược (nocebo). Nocebo (từ tiếng Latinh có nghĩa “Tôi sẽ gây hại”) là ý tưởng cho rằng những suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc tiêu cực có thể tạo ra kết quả tiêu cực. Bà S. là một người khỏe mạnh bình thường. Không có bằng chứng về bất kỳ thay đổi cơ bản nào trong tình trạng tim của bà, vậy mà bà vẫn chết. Chuyện gì đã xảy ra thế? Có lẽ nào bà S. đã tạo ra những điều kiện mà bà ấy cuối cùng đã chết chỉ bằng một ý nghĩ?

Chúng ta chỉ có thể chấp nhận, tin tưởng và phục tùng trước những suy nghĩ và ý tưởng ngang hàng với trạng thái cảm xúc hiện tại của chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta lập trình hệ thống thần kinh tự trị của mình để tạo ra dược phẩm và hóa chất chính xác nhằm báo hiệu một số gen nhất định giúp ích hay gây hại cho chúng ta.

Ví dụ, khi một người được chẩn đoán, nếu thông báo ấy tạo ra cảm xúc sợ hãi, thì họ dường như chỉ gợi ý cho những suy nghĩ tương đương với cảm xúc đó. Trường hợp của bà S. là như vậy. Tương tự, điều ngược lại cũng đúng. Chúng ta không thể chấp nhận, tin tưởng hay phục tùng trước những suy nghĩ không ngang bằng những cảm xúc mà mình đang mang trong người. Đó là lý do tại sao bà S. không thể nghe thấy bác sĩ khi ông ấy cố thuyết phục bà rằng bà vẫn ổn.

Tâm trí của bà S. khiến cơ thể bà tin rằng bà sắp chết. Hệ thống thần kinh tự trị của bà phản ứng bằng cách tạo ra môi trường bên trong như một người bị suy tim sung huyết nặng. Bà làm cho một ý nghĩ có vẻ thật đến mức cơ thể đã phản ứng với tâm trí theo cách chính xác mà bà mong đợi.

Ý tưởng này được gọi là khả năng bị gợi ý. Do đó, khi chúng ta chấp nhận, tin tưởng và phục tùng trước bất kỳ suy nghĩ hoặc kích thích nào mà không cần phân tích, thì chúng ta có thể bị gợi ý. Chúng ta càng dễ bị gợi ý bao nhiêu thì chúng ta càng ít phân tích bấy nhiêu. Chúng ta càng phân tích nhiều thì chúng ta càng ít gợi ý hơn và chính tâm trí phân tích đã tách biệt tâm trí có ý thức khỏi tâm trí vô thức. Hãy nghĩ về tâm trí phân tích như một người gác cổng cho phép hoặc ngăn chặn những suy nghĩ nhất định đi từ tâm trí có ý thức đến tâm trí vô thức.

Hệ thống thần kinh tự trị và vô thức được liên kết với nhau. Hãy coi hệ thống thần kinh tự trị là hệ thống tự động của cơ thể, hoạt động bên dưới tâm trí/bộ não có ý thức của chúng ta và kiểm soát “trong vô thức” tất cả các chức năng cơ thể của chúng ta như nhiệt độ cơ thể, tiêu hóa, lượng đường trong máu, nhịp tim,… đã nghe thấy “TS”, ý nghĩ về cái chết vì một căn bệnh nan y đã chuyển từ ý thức qua đầu óc phân tích và nó đã lập trình cho vô thức của bà chuyển tiếp thông tin đó đến hệ thống thần kinh tự trị. Trong trường hợp này, cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của chính bà S. đã chống lại bà.

Hiệu ứng phản giả dược không nhất thiết phải có tác động đáng tiếc như vậy.

Năm 1962, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã cho 13 trẻ em tiếp xúc với cây thường xuân độc. Tất cả những đứa trẻ này đều bị dị ứng nghiêm trọng với loại cây này. Các nhà nghiên cứu đã chà một chiếc lá vô hại lên một tay của những đứa trẻ nhưng khẳng định đó là cây thường xuân độc. Và chà xát lên tay kia bằng cây thường xuân độc nhưng nói rằng đó là loại lá khác.

Kết quả thật đáng kinh ngạc. Tất cả những đứa trẻ đều bị phát ban trên cánh tay đã được chà xát bằng loại lá vô hại trong khi 11 trong số 13 đứa trẻ không bị phát ban trên cánh tay tiếp xúc với cây thường xuân độc. Những đứa trẻ trong nghiên cứu này đã thay đổi kết quả “có thể dự đoán được”. Trải nghiệm mới của chúng không còn bị chi phối bởi bất kỳ trải nghiệm nào trong quá khứ. Ngay khi chấp nhận, tin tưởng và phục tùng trước suy nghĩ mà không cần phân tích rằng chiếc lá lành tính hay độc hại, mức độ gợi ý mới của những đứa trẻ đã thay đổi cách cơ thể họ phản ứng.

ĐẶT SÁCH NGAY

May mắn thay, nếu chúng ta có thể sử dụng tâm trí của mình để làm hại chính mình, chúng ta cũng có thể sử dụng chúng để chữa lành vết thương cho chính mình. Thay vì sợ hãi hay tức giận, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tạo ra một trạng thái cảm xúc dựa trên lòng biết ơn, cảm hứng hoặc sức mạnh? Nếu chúng ta có thể chấp nhận, tin tưởng và phục tùng những suy nghĩ mới này tương đương với những trạng thái cảm xúc thăng hoa đó, thì liệu chúng ta có thể bắt đầu lập trình lại hệ thống thần kinh tự trị của mình để bắt đầu quá trình điều chỉnh cơ thể theo một tâm trí mới không?

Nguồn: Joe Dispenza

Các viết cùng chủ đề