fbpx

Quỹ đầu tư Đài Loan sắp rót thêm 3,800 tỷ đồng vào chứng khoán Việt Nam

Quỹ CTBC Vietnam Equity Fund sẽ tiếp tục huy động vốn đầu tư vào Việt Nam từ ngày 08/05, với quy mô huy động dự kiến là 5 tỷ Đài tệ (tương đương 3,824 tỷ đồng). Đây là lần huy động vốn thứ 5 của quỹ đầu tư này.

quy-dai-loan-sap-rot-them-3800-ty-dong-vao-chung-khoan-viet-happy-live-1

Tính đến cuối quý 1/2023, CTBC Vietnam Equity Fund có quy mô 22.78 tỷ đài tệ (742.7 triệu USD), là quỹ đầu tư cổ phiếu quốc tế lớn thứ 2 tại Trung Quốc.

Trong năm nay, chứng khoán Việt Nam đã tăng hơn 4% trong năm nay, dẫn đầu thị trường chứng khoán ASEAN.

Zhang Chenwei, Giám đốc CTBC Vietnam Equity Fund cho biết, sau khi kết thúc báo cáo kết quả kinh doanh quý 1, phần lớn nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi thị trường chứng khoán khiến thanh khoản sụt giảm và áp lực bán ở các cổ phiếu vẫn còn.

Đánh giá về triển vọng thị trường, ông Zhang Chenwei tin rằng chứng khoán Việt Nam vẫn biến động mạnh khi niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa hồi phục. Tuy vậy, nếu nhìn về trung và dài hạn, triển vọng vẫn tương đối sáng.

Ông lớn xứ Đài 

Đây không phải là lần đầu tiên, nhà đầu tư Việt Nam nghe tới cái tên CTBC Vietnam Equity Fund. Quỹ Đài Loan này từng làm dậy sóng thị trường vào tháng 8/2020 khi huy động 5 tỷ Đài tệ để đầu tư vào Việt Nam.

Quỹ CTBC Vietnam Equity Fund do CTBC Investments – một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Đài Loan – thành lập vào ngày 17/08/2020 và có sự tư vấn từ Dragon Capital.

Mục tiêu của quỹ này là đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngoài ra, danh mục đầu tư còn bao gồm VFMVN Diamond ETF – một chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng theo VN-Diamond Index, một chỉ số bao gồm những cổ phiếu đã hết “room” ngoại.

Top 10 cổ phiếu của CTBC Vietnam Equity Fund

Nguồn: Bloomberg

Hiện quỹ này đang đầu tư mạnh nhất vào chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF, cổ phiếu STB, CTG, MBB với tỷ trọng lần lượt là 18.63%, 12.8%, 11.39% và 11.11%. Những cái tên còn lại trong top 10 bao gồm VPB, FPT, VCB, HPG, VHM và VRE.

10 năm tới sẽ là kỷ nguyên vàng của kinh tế Việt Nam

Vào thời điểm rót vốn vào Việt Nam, nhà quản lý quỹ Zhang Chenwei cho biết định giá của thị trường Việt Nam còn thấp. Ngoài ra, Việt Nam còn là nền kinh tế đang lên và là một trong những nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) nhiều nhất trên thế giới. 

Ông Zhang Chenwei cho rằng Việt Nam đang đi theo con đường phát triển giống với Trung Quốc và Đài Loan, theo đó giai đoạn 10 năm kế tiếp sẽ là kỷ nguyên vàng của nền kinh tế Việt Nam.

Tương tự với Trung Quốc và Đài Loan, lộ trình phát triển kinh tế Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế dựa trên xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng dệt may… cho tới ngành thiết bị điện tử và công nghệ. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây chủ yếu nằm trong lĩnh vực thiết bị điện tử và công nghệ, trong đó kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động và thiết bị điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu tại đất nước hình chữ “S”.

Đến lượt mình, đầu kéo tăng trưởng ổn định từ xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp ngày càng nhiều người dân trở thành tầng lớp trung lưu.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam đã vượt mức 4,000 USD vào năm 2022, cao hơn mức 3,000 USD mà ông Zhang Chenwei cho là sẽ tạo bước đột phá cho thị trường chứng khoán.

Theo IMF, khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3,000 USD, lượng tiêu thụ của quốc gia đó sẽ tăng mạnh và điều này cũng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Ông Zhang Chenwei dẫn lại ví dụ trong quá khứ rằng: Trong thập niên 80, khi thu nhập bình quân đầu người vượt mức 3,000 USD, chứng khoán Đài Loan và Trung Quốc đều chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc.

Nguồn: vietstock

Có thể bạn quan tâm bộ sách Giao dịch theo Wyckoff:

Nghiên cứu chuyên sâu về cách giao dịch của Wyckoff

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề