fbpx

Ray Dalio: Trần nợ sẽ được nâng, nhưng nước Mỹ khó thoát cảnh “sụp đổ tài chính”

“Quốc hội và các đời Tổng thống Mỹ đã nhiều lần nâng trần nợ và khả năng cao là lần này cũng sẽ như thế. Nói cách khác, sẽ không có giới hạn nào về nợ và điều này cuối cùng sẽ dẫn tới sự sụp đổ tài chính thảm khốc”.

ray-dalio-tran-no-se-duoc-nang-nhung-nuoc-my-kho-thoat-canh-sup-do-tai-chinh-happy-live-1

Đây là cảnh báo của huyền thoại đầu tư Ray Dalio – nhà sáng lập của quỹ Bridgewater Associates – trên mạng xã hội LinkedIn. Ông cho rằng nếu không có cách hạn chế chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả, nhiều rắc rối sẽ xảy đến trong tương lai.

Huyền thoại này viết rằng ông không kỳ vọng sẽ có cuộc tranh cãi nảy lửa về vấn đề nâng trần nợ giữa chính quyền Joe Biden và các đảng viên Cộng hòa. Hai bên sẽ tiến tới thỏa thuận và tránh được tình trạng vỡ nợ. Thậm chí, dù có xảy ra vỡ nợ thì nó cũng sẽ diễn ra trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, việc hai bên tiến tới thỏa thuận khó có thể giải quyết “vấn đề chi tiêu” một cách thực chất, thay vào đó họ có thể điều chỉnh mọi thứ theo những cách không quá quan trọng và cũng không đưa ra cam kết thực sự nào về việc cắt giảm thâm hụt trong những năm tới.

Trao đổi với các phóng viên trong ngày 18/05, Chủ tịch Hạ viện Keven McCarthy chia sẻ dự luật để nâng trần nợ sẽ cần phải được gửi tới Hạ viện vào tuần tới và ông có thể thấy rõ “con đường” dẫn tới thỏa thuận. Ông McCarthy và Tổng thống Joe Biden đã chỉ định các đại diện để đàm phán về thỏa thuận nâng trần nợ trong lúc ông Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản.

Cả hai bên đều tin sẽ có thỏa thuận trước thời điểm Chính phủ không còn khả năng trả nợ – có thể sớm nhất là ngày 01/06, theo Bộ Tài chính Mỹ.

Nỗi lo về trần nợ làm chao đảo thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ ngắn hạn – vốn sẽ bị ảnh hưởng nếu nước Mỹ vỡ nợ. Tuy nhiên, những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lại không quá lo ngại. Bằng chứng là trong ngày 18/05, chỉ số Dow Jones vẫn tăng 115 điểm (0.3%), còn S&P 500 cộng 0.94% lên mức đỉnh 9 tháng.

Dalio nhận định việc tiếp tục nâng trần nợ sẽ không phải là con đường bền vững cho nước Mỹ. Ông cho rằng “nếu nợ và tài sản nợ tăng nhanh hơn nguồn thu, thì rồi sẽ đến lúc bên vay không thể trả cho chủ nợ một mức lãi suất thực đủ cao để họ tiếp tục nắm giữ khoản nợ mà không đi kèm với việc áp lãi suất thực quá cao cho con nợ và khiến họ không thể trả nợ”.

Khi lượng nợ bán ra lớn hơn lượng nợ mà người mua muốn hấp thụ, các ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ phải lựa chọn giữa hai phương án. Thứ nhất là cho phép lãi suất tăng lên để cân bằng cung cầu nợ trên thị trường, cách này sẽ làm tăng áp lực lên con nợ và nền kinh tế. Cách thứ hai là sẽ in tiền để mua lại nợ. Cách này sẽ gây áp lực lạm phát và làm giảm giá trị của khoản nợ. Trong bối cảnh đó, phía bên nắm giữ nợ sẽ muốn bán ra, qua đó càng làm tình trạng mất cân bằng thêm tồi tệ.

“Cả hai trường hợp này đều tạo ra cuộc khủng hoảng nợ và châm ngòi cho làn sóng tháo chạy khỏi ngân hàng – đây là điều đang diễn ra. Tuy nhiên, nếu khoản nợ bán ra là trái phiếu Chính phủ, thì cũng có nghĩa là sẽ có làn sóng chạy khỏi các ngân hàng trung ương”, ông Dalio cho biết.

Ở chiều ngược lại, không nâng trần nợ sẽ dẫn tới vỡ nợ và dẫn tới việc cắt giảm các khoản chi cơ bản với những người không thể cắt giảm được nữa. Điều này gây ra rối loạn về tài chính và bất ổn xã hội, ông Dalio cho biết.

Tiến Phát

vietstock

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề