fbpx

Giải mã kinh tế học: Thứ quyết định một quốc gia đang nghèo đói hay thịnh vượng không phải tiền, mà là?

Nếu thứ quyết định một quốc gia đang nghèo đói hay thịnh vượng là tiền, có lẽ giải pháp của các chính phủ gần như được đơn giản hóa, đó chính là biến tất cả mọi người trở nên giàu có bằng cách in thêm nhiều tiền hơn. Nhưng thực tế lại không dễ dàng như vậy, hãy tìm hiểu dưới góc nhìn của kinh tế học trong việc phân bổ nguồn lực để hiểu lý do tại sao.

Giải mã kinh tế học: Thứ quyết định một quốc gia đang nghèo đói hay thịnh vượng

Giải mã kinh tế học: Thứ quyết định một quốc gia đang nghèo đói hay thịnh vượng không phải tiền, mà là?

Kinh tế học không chỉ là lĩnh vực giải quyết đầu ra sẵn có của hàng hóa và dịch vụ với tư cách là người tiêu dùng. Nó còn nghiên cứu về việc sản xuất đầu ra đó từ các nguồn lực khan hiếm ban đầu – nghĩa là biến đầu vào thành đầu ra.

*Khan hiếm mang ý nghĩa khi mọi người đang muốn có một thứ gì đó nhiều hơn nguồn cung tự nhiên của nó

Nói cách khác, kinh tế học nghiên cứu hậu quả của các quyết định về việc sử dụng đất đai, lao động, vốn và các nguồn lực khác – những thứ tạo nên khối lượng đầu ra, quyết định mức sống của một quốc gia. Những quyết định đó và hậu quả chúng mang lại có thể còn quan trọng hơn chính những nguồn tài nguyên, bởi vì có những nước nghèo với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng cũng có những nước có mức sống cao như Nhật Bản và Thụy Sĩ, dù họ sở hữu tương đối ít tài nguyên thiên nhiên. Giá trị tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người ở Uruguay và Venezuela cao hơn Nhật Bản, Thụy Sĩ gấp vài lần, nhưng thu nhập thực tế bình quân đầu người ở Nhật Bản, Thụy Sĩ lại cao hơn Uruguay gấp đôi và cao hơn Venezuela gấp nhiều lần.

Làm thế nào để phân bổ nguồn lực khi nó là hữu hạn và có nhiều ứng dụng khác nhau?

Không chỉ sự khan hiếm, “các cách sử dụng thay thế khác nhau” cũng là trọng tâm của kinh tế học. Nếu mỗi tài nguyên chỉ có một cách dùng duy nhất, thì kinh tế học sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng nước có thể được sử dụng để sản xuất nước đá, hơi nước, hoặc vô số hỗn hợp và hợp chất kết hợp khác. Tương tự, dầu mỏ không chỉ cho ra xăng và dầu đốt, mà còn cả nhựa, nhựa đường và Vaseline. Quặng sắt có thể được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm thép khác nhau, từ kẹp giấy, ô tô đến khung của các tòa nhà chọc trời.

Chúng ta nên phân bổ mỗi nguồn lực/nguồn tài nguyên cho từng cách sử dụng như thế nào? Mọi nền kinh tế đều phải trả lời câu hỏi này, và mỗi nền kinh tế đều đang làm điều này, bằng cách này hay cách khác, một cách hiệu quả hay không hiệu quả. Kinh tế học hướng đến việc trả lời câu hỏi này một cách hiệu quả. Về cơ bản, các loại nền kinh tế khác nhau chỉ là những cách thức đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm khác nhau – và những quyết định đó sẽ tác động trở lại đời sống của toàn xã hội.

Ví dụ, trong thời Liên Xô, các ngành công nghiệp của quốc gia này đã sử dụng nhiều điện hơn so với Mỹ, mặc dù sản lượng mà các ngành công nghiệp của Liên Xô sản xuất ra nhỏ hơn so với sản lượng do Mỹ sản xuất. Quá trình biến đầu vào thành đầu ra kém hiệu quả này đã dẫn đến hậu quả là Liên Xô có mức sống thấp hơn Mỹ, dù nó là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên – nếu không muốn nói là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Một ví dụ khác là Nga – một trong số ít các quốc gia công nghiệp sản xuất được nhiều dầu hơn mức nó tiêu thụ. Nhưng nguồn tài nguyên dồi dào sẽ không tự động tạo ra số lượng hàng hóa dồi dào.

Hiệu quả sản xuất hay năng suất – chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia

Giải mã kinh tế học: Thứ quyết định một quốc gia đang nghèo đói hay thịnh vượng không phải tiền, mà là?

Hiệu quả sản xuất – tỷ lệ tài nguyên đầu vào được chuyển thành sản lượng đầu ra – không chỉ là một thuật ngữ chuyên môn mà các nhà kinh tế thường nói đến. Nó thực sự là yếu tố ảnh hưởng đến mức sống của toàn xã hội. Để hình dung được quá trình này, thì thay vì coi các các quyết định kinh tế đơn giản là các quyết định về tiền bạc, bạn có thể nghĩ về những thứ thực tế hơn – như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và các tài nguyên đầu vào khác trải qua quá trình sản xuất, sau đó trở thành sản phẩm đầu ra là đồ nội thất, thực phẩm và ô tô.

Mặc dù đối với một số người, từ “kinh tế học” gợi cho họ suy nghĩ về tiền bạc, nhưng đối với toàn xã hội, tiền bạc chỉ là một công cụ nhân tạo để giúp hoàn thành những công việc cần thiết. Nếu không, chính phủ chỉ cần biến tất cả mọi người trở nên giàu có bằng cách đơn giản là in thêm nhiều tiền hơn. Thứ quyết định một quốc gia đang nghèo đói hay thịnh vượng không phải tiền mà là khối lượng hàng hóa và dịch vụ của họ.

Nguồn: Happy Live Team, tổng hợp từ “Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư”

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề