fbpx

Basic Economics: Tiền tệ đóng vai trò quan trọng như thế nào đến nền kinh tế

Tiền tệ đóng những vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa và dịch vụ, điều chi phối mức sống của mọi người, và chúng cũng là những yếu tố quan trọng trong khả năng duy trì việc làm đầy đủ cho người dân và các nguồn lực của nó của toàn bộ nền kinh tế. 

basic-economics-tien-te-dong-vai-tro-quan-trong-nhu-the-nao-den-nen-kinh-te-happy-live-1

Vai trò của tiền tệ

Thời xa xưa, nhiều nền kinh tế trong quá khứ hoạt động mà không cần đến tiền. Mọi người chỉ đơn giản là trao đổi sản phẩm và sức lao động với nhau.

Nhưng đây thường là những nền kinh tế nhỏ, không phức tạp, với không nhiều sản phẩm để buôn bán, bởi vì hầu hết mọi người đều tự cung cấp thức ăn, chỗ ở và quần áo, và chỉ cần giao dịch với những người khác một số ít dụng cụ, tiện nghi hoặc mặt hàng xa xỉ.

Đổi hàng là một quá trình khó xử. Nếu bạn sản xuất ghế và muốn một ít táo, bạn chắc chắn không thể đổi một chiếc ghế lấy một quả táo, và có thể bạn cũng chẳng muốn số lượng táo ngang bằng với giá trị của một chiếc ghế, như thế là quá nhiều. Nhưng nếu cả ghế và táo đều có thể đổi lấy một hàng hóa thứ ba nào đó – thứ có thể được chia nhỏ thành các đơn vị rất nhỏ, thì nhiều giao dịch hơn sẽ có thể diễn ra thông qua việc sử dụng phương tiện trao đổi trung gian đó, nhờ đó mang lại lợi ích cho cả người làm ghế và người trồng táo, cũng như mọi người khác.

Điều duy nhất mọi người phải làm là đồng ý về việc sẽ sử dụng hàng hóa nào làm phương tiện trao đổi trung gian và phương tiện trao đổi đó trở thành tiền.

Một số xã hội đã sử dụng vỏ sò làm tiền, những xã hội khác đã sử dụng vàng hoặc bạc, và vẫn còn những xã hội sử dụng những mảnh giấy đặc biệt do chính phủ của họ in làm tiền của mình. Ở các nước thuộc địa của Mỹ, nơi thiếu nguồn cung tiền cứng, hóa đơn nhập kho thuốc lá đã được lưu hành như tiền.

Trong thời kỳ thuộc địa đầu tiên của Anh ở Tây Phi, những chai rượu và hộp đựng rượu gin đôi khi được dùng làm tiền, chúng thường được chuyền tay nhau trong nhiều năm mà không được tiêu thụ hết.

Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, có một trại tù binh mà trong đó, tù nhân dùng thuốc lá từ các gói hàng hóa của Hội Chữ thập đỏ làm tiền, và tạo ra các hiện tượng kinh tế từ lâu đã gắn liền với tiền, chẳng hạn như lãi suất và Định luật Gresham.

Trong thời kỳ đầu đầy tuyệt vọng và bất ổn kinh tế của Liên Xô, “những hàng hóa như bột mì, ngũ cốc và muối dần dần đóng vai trò là tiền”, và “muối hoặc bánh mì nướng có thể được sử dụng để mua hầu như bất cứ thứ gì người dân cần” – theo hai nhà kinh tế học Liên Xô đã nghiên cứu về thời kỳ đó.

Điều khiến tất cả những thứ khác nhau này trở thành tiền là: Mọi người sẽ chấp nhận chúng để thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ – những thứ tạo thành của cải thực sự. Một cá nhân chỉ coi tiền tương đương với của cải bởi vì những cá nhân khác sẽ cung cấp hàng hóa và dịch vụ họ thực sự mong muốn để đổi lấy số tiền đó. Tuy nhiên, từ quan điểm của toàn thể nền kinh tế quốc gia, tiền không phải là của cải. Nó chỉ là một hiện vật dùng để chuyển của cải hoặc để khuyến khích mọi người sản xuất ra của cải.

Mặc dù tiền tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất ra của cải thực sự – nó giống như bôi trơn cho bánh xe chạy vậy, nhưng điều này không có nghĩa là vai trò của nó không hề quan trọng. Bánh xe sẽ hoạt động tốt hơn nhiều khi chúng được bôi trơn. Khi một hệ thống tiền tệ bị phá vỡ vì lý do này hay lý do khác, và mọi người buộc phải dùng đến biện pháp hàng đổi hàng, thì yếu điểm của phương pháp đó sẽ nhanh chóng trở nên rõ ràng đối với tất cả mọi người.

Ví dụ vào năm 2002, hệ thống tiền tệ ở Argentina bị phá vỡ, dẫn đến các hoạt động kinh tế suy giảm và phải nhờ đến các câu lạc bộ đổi hàng gọi là trueque:

Trong tuần này, câu lạc bộ đổi hàng đã dồn nguồn lực để “mua” 220 pound (khoảng 99,79 ki-lô-gam) bánh mì từ một thợ làm bánh địa phương, để đổi lấy nửa tấn củi mà câu lạc bộ đã mua được trong những lần buôn bán trước – người thợ làm bánh đã dùng củi để đốt lò bánh mì của mình… Khu phố Palermo giàu có đang tổ chức một trueque sang trọng, tại đó mọi người có thể đổi đồ sứ cổ lấy những miếng thịt bò hảo hạng của Argentina.

Mặc dù bản thân tiền không phải là của cải, nhưng nếu thiếu vắng một hệ thống tiền tệ hoạt động tốt, điều đó có thể gây ra thiệt hại thực về của cải – khi các giao dịch giảm xuống mức thô sơ của hàng đổi hàng. Argentina không phải là quốc gia duy nhất chuyển sang hình thức hàng đổi hàng hoặc các hình thức nhận hối lộ khác khi hệ thống tiền tệ bị phá vỡ.

Trong thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930, khi nguồn cung tiền bị thu hẹp đáng kể, ở Mỹ người ta ước tính có khoảng “150 hệ thống đổi hàng và/hoặc hệ thống chứng khoán tạm thời đang hoạt động ở 30 tiểu bang”.

Thông thường dường như mọi người luôn muốn nhiều tiền hơn, nhưng ở một số quốc gia, đã có những thời điểm khi không ai muốn tiền, bởi vì họ coi nó là vô giá trị. Trong thực tế, chính thực tế rằng không ai chấp nhận tiền đã khiến nó trở nên vô giá trị. Khi bạn không thể mua bất cứ thứ gì bằng tiền, nó sẽ trở thành những mảnh giấy vô dụng hoặc những chiếc đĩa kim loại vô dụng.

Ở Pháp trong những năm 1790, một chính phủ tuyệt vọng đã thông qua luật phạt tử hình cho bất kỳ ai từ chối bán đổi tiền. Tất cả những điều này gợi ý cho chúng ta rằng: Việc chính phủ in tiền không có nghĩa là tiền sẽ tự động được mọi người chấp nhận và thực sự hoạt động đúng với vai trò của nó. Do đó, chúng ta cần phải hiểu cách vận hành của tiền, tối thiểu là để tránh đến lúc nó bị trục trặc. Hai trong số những trục trặc quan trọng nhất là lạm phát và giảm phát.

Happy Live Team biên soạn/ Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề