Bong bóng kinh tế: Sản phẩm của sự biến đổi cảm xúc của con người
Khái niệm bong bóng kinh tế không hề xa lạ đối với nhà đầu tư, từ câu chuyện về Cơn cuồng loạn hoa Tulip, đến Sự sụp đổ của Phố Wall, Bong bóng công nghệ Dotcom, hay đến những Cơn sốt thổi bùng từ thị trường nhà đất. Và hệ quả của hiện tượng bùng nổ và vỡ bong bóng vô cùng đáng sợ, nó có thể cuốn bay tài sản của các nhà đầu tư và khiến nền kinh tế đang thịnh vượng cũng bước vào suy thoái.
Bong bóng kinh tế là nỗi ám ảnh của các nhà đầu tư vậy có có phải là ngọn nguồn của sự biến đổi cảm xúc của con người?
Nguyên nhân của sự “nổ”, “vỡ” bong bóng
Đầu tiên, điểm chung của Bong bóng kinh tế thường xảy ra khi Hiện tượng Đầu cơ tràn lan trên thị trường, làm giá cả hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến mức không tưởng. Sau cùng, họ chờ đợi sự gia nhập của nhà đầu cơ khác đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Những bong bóng mong manh này, sớm muộn cũng sẽ vỡ tung.
Dưới góc độ của một nhà kinh tế học, John Maynard Keynes đã giải thích cho hiện tượng sụp đổ của bong bóng như sau: “Sự lây lan cảm xúc đã ảnh hưởng đến tâm lý cả quốc gia”. Ông gọi đó là sự thất bại của các thiết bị “tâm trí phi vật chất”.
Từ đây, chúng ta có thể kết luận Cảm xúc của con người là “ngòi chích” thứ 2 khiến bong bóng vỡ tan. Tâm lý đám đông và FOMO cũng tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Khi giá hàng hóa bất ngờ tăng, nhà đầu tư tin rằng phải có nguyên nhân nào đó. Việc liên tục mua vào của một nhóm nhà đầu tư trên thị trường sẽ tác động đến số còn lại. Họ lo ngại việc mình sẽ bỏ lỡ cơ hội thu lợi hấp dẫn nếu không xuống tay. Vì vậy, một lượng lớn giao dịch và nhà đầu tư vào lệnh mua sẽ ồ ạt diễn ra. Điều này góp phần đẩy giá hàng hóa tăng cao liên tục, dẫn đến cung lớn hơn cầu và “bùm”, bong bóng vỡ tan.
Vậy đối với NĐT, liệu họ có kiểm soát được cảm xúc của chính mình?
Cảm xúc rất dễ lây lan, trong một cuộc hội thoại, khi có một người phá lên cười, bạn cũng sẽ bật cười theo. Khi đồng nghiệp của bạn chán nản, bạn cũng có khả năng cảm thấy buồn theo. Cũng tương tự như trên thị trường chứng khoán, trước làn sóng của hiệu ứng đám đông mua ồ ạt một “cổ phiếu nóng” nào đó, bạn cũng mang tâm lý không thể đứng ngoài nhìn.
Khi tâm trí của chúng ta ở trong tần số của sự hoảng loạn, tự nhiên chúng ta kết nối với những người khác, những người cộng hưởng với trường năng lượng đó. Bạn luôn nghĩ rằng trạng thái cảm xúc của bạn phụ thuộc vào những lựa chọn, hành động và trải nghiệm của chính bản thân mình. Nhưng nó cũng phụ thuộc vào những lựa chọn, hành động và trải nghiệm của những người khác nữa, bao gồm cả những người mà bạn không kết nối một cách trực tiếp.
Chúng ta cần có tâm trí vững vàng để không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc cuồng loạn của đám đông xung quanh mình.
Não bộ là trung tâm hệ điều hành giúp bạn kiểm soát được ý thức và hành động của bản thân. Vậy nên muốn đưa nhận thức của bản thân thoát khỏi hiệu ứng đám đông, khỏi hiệu ứng bong bóng, bạn phải hiểu được nguyên lý hoạt động của não bộ và năng lượng sóng của não bộ.
Và muốn hiểu được nguyên lý hoạt động của não và sóng não, Happy Live giới thiệu độc giả cuốn sách Mind To Matter của tác giả Dawson Church (một người bạn, đồng nghiệp cùng lĩnh vực nghiên cứu khoa học năng lượng với Tiến sĩ Joe Dispenza). Nếu bạn muốn tìm hiểu khoa học về sự biểu hiện và cách suy nghĩ của mình ảnh hưởng đến thế giới vậy chất xung quanh, thì đây sẽ là cuốn sách bạn cần phải đọc. Đặc biệt, cuốn sách sẽ được Happy Live xuất bản trong tháng 6 này, hãy cùng đón chờ!
Happy Live team