8 quy tắc đầu tư giá trị giúp nâng cao hiệu suất lợi nhuận của Guy Spier (Phần 2)
Những quy tắc đầu tư của Guy Spier giống như một bản hướng dẫn, dẫn dắt những người mới tham gia vào thị trường tài chính và những nhà đầu tư đang lạc lối có thể tìm thấy ánh sáng.
Dưới đây là 4 quy tắc còn lại trong 8 quy tắc đầu tư giá trị giúp nâng cao hiệu suất lợi nhuận của Guy Spier
Quy tắc đầu tư #5: Bàn ý tưởng đầu tư chỉ với những người không có thù oán cá nhân với bạn
có vẻ như tôi giống kiểu lập dị sống ẩn dật với thế gian và trưởng giả đến đáng khinh – từ chối nói chuyện với CEO, các nhà phân tích bên bán, hay bất kỳ ai khác trong thế giới sales. Nhiều người trong số họ là những công dân vô cùng đáng mến và khả kính, cũng có những món nợ phải trả và những đứa trẻ thiên thần phải nuôi dưỡng. Nhưng, trong mắt tôi, mục đích bán hàng tiềm ẩn của họ là một lỗi chết người.
Tôi nhận thấy các cuộc trò chuyện về đầu tư hiệu quả nhất khi bám sát vào ba nguyên tắc nền tảng mà tôi vay mượn từ những nhóm như Tổ chức các Chủ tịch Trẻ (Young Presidents’ Organization).
- Đầu tiên, cuộc nói chuyện phải tuyệt đối được bảo mật.
- Thứ hai, không ai được bảo người kia phải làm điều gì vì làm thế chỉ khiến người khác cảm thấy bị phán xét, nên họ sẽ vào thế phòng thủ. Thực sự, tốt hơn hết là bạn đừng nên biết người kia đang nghĩ đến việc bán hay mua cổ phiếu vì biết điều này sẽ làm tâm bạn xao động.
- Thứ ba, các bên tham gia không được có bất kỳ quan hệ làm ăn nào vì điều này sẽ khiến câu chuyện bị bẻ cong do len lỏi vào đó là những ý đồ tài chính lộ liễu hay được ẩn giấu.
Dĩ nhiên, điều quan trọng nhất trong những cuộc trao đổi kiểu này là sự tin tưởng. Do vậy, không nên đưa ra hành động nào trừ khi đối phương cho phép một cách rõ ràng. Nếu tôi định mua cổ phiếu hay thảo luận về nó với ai khác, tôi cần phải hỏi thẳng xem có được phép làm thế không. Nếu đối phương không cho phép, tôi sẽ không thảo luận.
Nguyên tắc: Chia sẻ kiến thức với các nhà đầu tư khác, nhưng gắn bó với những người có thể dẹp bỏ cái tôi của mình. Nếu đối phương vô tình là Buffett, Munger, hay Pabrai thì càng tốt.
Quy tắc đầu tư #6: Không bao giờ Mua hay Bán khi thị trường đang mở cửa
Khi mua hay bán cổ phiếu, Guy Spier có nguyên tắc tách mình ra khỏi dịch chuyển giá của thị trường. Bởi vì sự biến động của thị trường có thể khuấy động cảm xúc, kích thích ham muốn hành động và che mờ khả năng nhận định của Guy.
Có một nguyên tắc, Guy lấy cảm hứng từ Mohnish, là không mua bán cổ phiếu khi thị trường đang mở cửa. Thay vì thế, Guy sẽ đợi đến khi giờ giao dịch đã hết. Khi ấy ông sẽ gửi email cho một trong hai môi giới của mình và yêu cầu họ mua hay bán cổ phiếu ở mức giá trung bình vào ngày tiếp theo.
Guy chia sẻ: “Tôi không cố bắt đáy hay đu đỉnh với thị trường vì tôi không muốn bị cuốn đi theo cơn sóng cảm xúc cuồn cuộn không ngừng của nó”. Như Ben Graham đã giải thích, chúng ta phải cố bắt thị trường làm đầy tớ của mình, chứ không phải làm ông chủ.
Thỉnh thoảng Guy vẫn phá vỡ nguyên tắc này vì có những lý do đặc biệt hấp dẫn để mua bán cổ phiếu trong giờ mở cửa. Cũng như tất cả các nguyên tắc khác, mục đích chính không phải để chúng trở thành những chiếc khung cứng nhắc bó buộc ta mà để chúng hướng hành vi của Guy về một phương hướng lành mạnh hơn. Trong trường hợp của nguyên tắc mua bán này, điều cần quan tâm là cho phép mình quyền được tách ra khỏi thị trường.
Nguyên tắc: Giữ khoảng cách an toàn với thị trường. Đừng để nó xâm phạm văn phòng hay não bộ của bạn.
Quy tắc đầu tư #7: Nếu một cổ phiếu tụt dốc sau khu bạn mua, đừng bán nó trước thời hạn hai năm
Khi một cổ phiếu tụt giá, bán nó đi còn đem lại cảm xúc căng thẳng hơn. Dù gì thì cũng thật khó khi đưa ra một quyết định lý trí cho một khoản đầu tư đã làm bạn lỗ vì các cảm xúc tiêu cực như hối tiếc, tự trách, và nỗi sợ có thể làm nghẽn mạch khả năng suy nghĩ sáng suốt.
Guy chia sẻ, vai trò của nguyên tắc này giống một cầu dao, một cách làm chúng ta chậm lại và gia tăng khả năng đưa ra những quyết định có lý trí. Thậm chí còn quan trọng hơn, nguyên tắc này buộc chúng ta phải cẩn thận trước khi mua một cổ phiếu nào đó vì chúng ta biết mình sẽ phải sống với sai lầm này trong thời gian ít nhất là hai năm.
Áp dụng quy tắc này sẽ giúp tôi tránh rất nhiều vụ đầu tư tệ hại. Thực tế, trước khi mua cổ phiếu, hãy tập giả định rằng giá sẽ lập tức rớt 50% sau khi mua, và tự hỏi mình liệu có gánh nổi hay không. Rồi hãy chỉ mua lượng cổ phiếu mà bạn có thể chịu nổi áp lực về tâm lý nếu giả định của bạn thực sự xảy ra.
Nguyên tắc: Trước khi mua cổ phiếu, đảm bảo rằng bạn đủ thích nó để có thể giữ nó ít nhất là hai năm, ngay cả khi giá của nó rớt còn một nửa ngay sau khi bạn mua.
Quy tắc đầu tư #8: Đừng nói về các khoản đầu tư hiện tại của mình
George Soros có một câu nói nổi tiếng: “Trong đầu tư, hãy im lặng mà làm.” Còn Michael Burry, một nhân vật trong cuốn sách nổi tiếng The Big Short của Michael Lewis, thì thừa nhận: “Tôi ghét thảo luận các ý tưởng với các nhà đầu tư, và sau đó tôi trở nên bảo thủ, điều đó ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của mình.”
Bản thân nhà đầu tư Guy Spier cũng cho rằng tuyên bố công khai những cổ phiếu mình sở hữu là một ý tồi. Thậm chí ngay cả khi hối tiếc về quyết định sai lầm ban đầu của mình, bạn vẫn rất khó thay đổi suy nghĩ vì đã lỡ tuyên bố và như thế thì sẽ “mất mặt” với mọi người.
Thế nên điều mà Guy không muốn làm nhất chính là đặt chân vào cái bẫy tuyên bố với mọi người về một cổ phiếu, biết rằng tình thế có thể thay đổi và sau đó chính ông có thể phát hiện ra rằng mình đã sai.
Nguyên tắc: Đừng công khai nói về các khoản đầu tư của bạn vì bạn có thể sẽ phải hối hận vì đã làm thế.
*Xem lại 8 quy tắc đầu tư giá trị giúp nâng cao hiệu suất lợi nhuận của Guy Spier (Phần 1) TẠI ĐÂY.
Happy Live Team (Tổng hợp sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị)
Có thể bạn quan tâm
Lột xác để trở thành Nhà đầu tư giá trị – Guy Spier