fbpx

Phương pháp đầu tư Canslim: Cung và cầu, tìm kiếm lực cầu lớn tại các điểm quan trọng

Cung cầu, đây là quy luật tối thượng và quan trọng hơn nhiều so với ý kiến của tất cả các nhà phân tích, bất kể họ tốt nghiệp các trường đại học danh giá, học vị cao, hay chỉ số IQ của họ cao như thế nào.

phuong-phap-dau-tu-canslim-cung-va-cau-tim-kiem-luc-cau-lon-tai-cac-diem-quan-trong-happy-live-1

Quy luật cung cầu quyết định giá của gần như tất cả mọi thứ trong cuộc sống chúng ta. Bạn trả bao nhiêu cho rau xà lách, khoai tây, trứng và thịt bò tùy thuộc vào nguồn cung của mỗi loại và có bao nhiêu khách hàng muốn mua các sản phẩm này. Thậm chí ở các nước theo mô hình kinh tế kế hoạch, quy luật cung cầu vẫn giữ vai trò chi phối. Do đó, các hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước luôn ở trong tình trạng thiếu thốn và hầu như chỉ đủ cung cấp cho những người thuộc tầng lớp được ưu tiên hoặc chỉ có mặt trên thị trường chợ đen, dành cho những ai sẵn sàng trả với giá cắt cổ.

Nguồn Cung cổ phiếu lớn hay nhỏ

phuong-phap-dau-tu-canslim-cung-va-cau-tim-kiem-luc-cau-lon-tai-cac-diem-quan-trong-happy-live-1

Giá của một cổ phiếu có 5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành sẽ khó nhúc nhích vì nguồn cung quá lớn. Cần phải có lực cầu (hay khối lượng cầu) rất lớn mới đủ sức tạo ra đợt tăng giá mạnh ở loại cổ phiếu này. Trong khi đó, chỉ cần một lực mua vừa phải cũng đủ đẩy giá của một cổ phiếu có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành tăng mạnh vì nguồn cung nhỏ hơn rất nhiều.

Vì thế, nếu bạn đang lựa chọn giữa hai chứng khoán này để mua: một cổ phiếu có 5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và một cổ phiếu có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành, thông thường cổ phiếu có số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhỏ hơn sẽ dễ dàng tăng giá mạnh hơn, nếu như tất cả các yếu tố khác đều như nhau. Tuy nhiên, vì cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ hơn ít thanh khoản hơn, nên chúng cũng dễ dàng giảm mạnh giống như khi chúng tăng giá mạnh, thậm chí đôi khi tốc độ giảm còn nhanh hơn. Nói cách khác, cơ hội lớn luôn đi kèm với rủi ro cao hơn. Nhưng chúng tôi nhận thấy có những cách làm khác để tối thiểu hóa rủi ro của bạn.

Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong cấu trúc vốn của một công ty thể hiện số lượng cổ phiếu được sẵn sàng cho giao dịch. Tuy nhiên, các nhà giao dịch chuyên nghiệp còn xem xét đến một khái niệm khác: “nguồn cung trôi nổi hoặc số lượng cổ phiếu trôi nổi (floating supply)”– là số lượng cổ phiếu sẵn sàng để mua bán sau khi trừ đi số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi những cổ đông dài hạn.

Ở một số doanh nghiệp, trong đó các nhà lãnh đạo cấp cao nắm giữ một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cao (ít nhất là 1%-3% đối với các doanh nghiệp lớn, và tỷ lệ cao hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ), thường có triển vọng tăng giá tốt hơn vì ban lãnh đạo gắn bó lâu dài và cố gắng làm việc vì lợi ích của doanh nghiệp.

Các cổ đông nắm giữ dài hạn ví dụ như cổ phần thuộc tỷ lệ sở hữu nhà nước hay các cổ đông sáng lập của công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc) hay nhà đầu tư chiến lược…Đây là những người cam kết nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Ví dụ, một chứng khoán XYZ có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó tỷ lệ sở hữu nhà nước là 20 triệu cổ phiếu, của nhà đầu tư chiến lược là 10 triệu cổ phiếu. Như vậy, “lượng cung trôi nổi” là 50-20-10=20 (triệu cổ phiếu).

Cũng có một số lý do cơ bản khác bên cạnh quy luật cung cầu, giải thích tại sao các công ty có số lượng cổ phiếu đang lưu hành lớn thường có khả năng tăng giá kém hơn: bản thân các công ty này phần lớn là những công ty già cỗi, đã bão hòa với tốc độ tăng trưởng thấp. Các công ty này đơn giản là quá lớn và trì trệ.

Tuy nhiên, vào những năm 1990, các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn tăng giá mạnh mẽ hơn các cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ trong vài năm. Điều này đơn giản là do vấn đề quy mô của các quỹ tương hỗ. Các quỹ tương hỗ bất ngờ nhận được nguồn vốn đầu tư lớn. Khi nắm giữ một lượng lớn tiền mặt, các quỹ tương hỗ lớn buộc phải mua nhiều các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn. Chỉ có các cổ phiếu vốn hóa lớn đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu giải ngân của các quỹ đầu tư. Điều này trái ngược với hiệu ứng của quy luật cung/cầu, cho rằng các cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ với số lượng cổ phiếu đang lưu hành ít hơn sẽ được các nhà đầu tư tổ chức ưa thích.

Các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn có một vài lợi thế: thanh khoản lớn hơn, độ biến động ở chiều hướng giảm giá thấp hơn, yếu tố cơ bản tốt hơn, và trong một số trường hợp là có ít rủi ro. Chính lực mua mạnh của các quỹ tương hỗ lớn trong giai đoạn này, đã khiến các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn cũng tăng giá nhanh giống như các công ty có giá trị vốn hóa nhỏ.

Chia tách cổ phiếu quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu 

Trong lịch sử, nhiều công ty phạm phải sai lầm khi chia tách cổ phiếu quá nhiều lần. Đôi khi điều này đến từ lời tư vấn của các ngân hàng đầu tư Phố Wall. Theo quan điểm của tôi, tốt hơn hết là công ty nên chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2 hoặc 2:3 hơn là theo tỷ lệ 1:3 hoặc 1:5. (Khi chia tách một cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2, bạn nhận được 2 cổ phiếu từ mỗi cổ phiếu đang nắm giữ, nhưng giá mỗi cổ phiếu chỉ còn một nửa so với giá trước chia tách).

Việc chia tách cổ phiếu quá nhiều với tỷ lệ lớn sẽ tạo nên nguồn cung cổ phiếu lớn và có thể sớm đẩy công ty trở thành cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và biến động giá lờ đờ, uể oải.

Nói chung, một cổ phiếu cuối cùng cũng sẽ tăng giá lên cao hơn sau lần chia tách đầu tiên trong một thị trường tăng giá mới. Nhưng trước khi cổ phiếu tăng giá, nó sẽ thường trải qua giai đoạn điều chỉnh trong vài tuần.

Thật không sáng suốt khi một công ty có giá cổ phiếu đã tăng một hoặc hai năm và bắt đầu thông báo chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ lớn ngay tại cuối thị trường bò tót hoặc giai đoạn đầu của thị trường con gấu. Nhưng đó chính lại là cách mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang làm.

Nói chung, nhiều công ty nghĩ rằng việc làm giảm giá cổ phiếu sẽ hấp dẫn người mua hơn. Điều này có thể đúng với một số trường hợp là nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng có thể tạo ra kết quả ngược lại: là có nhiều người bán hơn – đặc biệt nếu công ty chia tách lần thứ hai trong vòng một hoặc hai năm. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp có hiểu biết và một vài nhà giao dịch cá nhân sắc sảo có thể sử dụng sự hưng phấn được tạo bởi việc chia tách theo tỷ lệ lớn là cơ hội để bán và chốt lợi nhuận.

Ngoài ra, những cổ đông lớn nghĩ rằng, sẽ dễ dàng hơn để bán 100,000 cổ phiếu trước khi chia tỷ lệ 1:3 hơn là phải đi bán 300,000 cổ phiếu sau đó. Những kẻ bán khống thông minh thường chọn những cổ phiếu chủ yếu được sở hữu bởi các nhà đầu tư tổ chức và giá bắt đầu khựng lại sau đợt sóng tăng mạnh.

Happy Live Team Biên Soạn/ Bộ sách làm giàu từ chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề