Một số chuyện thú vị trong đại khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009
Năm 2018 là năm đánh dấu 10 năm cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nói chung và cuộc khủng hoảng tài chính mỹ nói riêng, bắt đầu từ ngân hàng Lehman Brothers, Merrill Lynch và Bear Stearns, ngược lại một vài công ty được chính phủ Mỹ cứu vớt như Fannie Mae và Freddie Mac đã giảm tình trạng khủng hoảng lên kinh tế Mỹ, một số ngân hàng khác tại Anh như Royal Bank of Scotland (RBS) cũng bị ảnh hưởng không kém, và vì thế trong thời kỳ khủng hoảng TARP, Henry Paulson đã tung ra gói cứu trợ để cứu vãn tình trạng thanh khoản của một số ngân hàng tại Mỹ. dưới đây là một số câu chuyện thú vị trong đại khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009:
1. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, đã ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Mỹ trên trường thế giới, trong đó giới phân tích toàn cầu đều có cách nhận định chung về ý định của Nga muốn nước Mỹ phải tốn kém nhiều hơn để khắc phục hậu quả, bằng việc Nga rủ Trung bán khống trái phiếu Fannie Mae và Freddie Mac (hai công ty bất động sản lớn nhất nước Mỹ), vì có tới 5.4 nghìn tỷ chứng khoán liên quan đến hai công ty này và Trung là một trong những chủ nợ lớn nhất. Tuy nhiên Trung Quốc không đồng ý, sau khi tiết lộ với bộ trưởng Mỹ Henry Paulson về chuyện này.
2. Cuối năm 2007, Royal Bank of Scotland (RBS) từng trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới (tính theo tài sản) sau khi cùng với Fortis and Banco Santander thâu tóm thành công ABN AMRO, vụ thâu tóm ABN AMRO đã làm suy giảm dự trữ của RBS ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, RBS đã đứng trên bờ vực của sự phá sản và được chính phủ Anh phải quốc hữu hóa ngân hàng vào tháng 10 năm 2008.
3. Khi hệ thống tài chính Mỹ đang suy yếu từng ngày, thì TARP đã tung ra gói cứu trợ 700 tỷ đô la với mục đích bơm vốn trực tiếp cho các ngân hàng thay vì mua tài sản xấu. Vì việc mua tài sản sẽ mất rất nhiều thời gian từng tháng đến hàng năm trời trong khi đó mức độ thanh khoản của các ngân hàng đang mất dần.
Một câu nói nổi tiếng của Ben Bernanke, chủ tịch Fed đã nói: “Nếu gói cứu trợ này mà không được thông qua thì chúng ta sẽ chẳng có nền kinh tế nào mà cứu vào thứ hai.”
Song song đó việc dùng đòn bẩy, khi lên đến 50 lần, thay vì mua 50 tài sản xấu thì các ngân hàng mới tăng vốn chủ sở hữu được 1 đồng , thì bơm luôn 50 đồng vào vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thì họ sẽ có ngay 50 đồng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trước mắt.
4. Tháng 10 năm 2008, khi bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson muốn thực hiện bơm 250 tỷ đô vào các định chế tài chính của Mỹ. Warren Buffett đã gợi ý cho Henry Paulson dùng cổ phiếu ưu đãi với lãi suất ban đầu 5% và tăng dần lên đến 9% sau 5 năm. 5% là một mức lãi suất hấp dẫn lúc đó vì chỉ vài tuần, Goldman Sachs đã phải huy động vốn từ Warren Buffett cũng ở dạng cổ phiếu ưu đãi với lãi suất 10%.
Mặc dù với các khoản đầu tư vào các ngân hàng Wells Fargo và Goldman Sachs bị xung đột lợi ích với Warren Buffett nhưng Henry Paulson vẫn cho rằng đây là giải pháp hợp lý với việc khuyến khích các ngân hàng chấp nhận gói cứu trợ và sau đó có động lực để trả tiền lại nhà nước khi lãi suất các năm sau tăng lên.
5. Câu chuyện về ngân hàng đầu tư Bear Stearns, thứ 2, ngày 10/3/2008 Bear stearns có tới 18 tỷ đô tiền mặt. Thứ 4 cùng tuần, CEO của Bear Stearns là Alan Schawrtaz đã lên CNBC để trấn an các nhà đầu tư rằng mọi chuyện đều trong tầm kiểm soát và chẳng có cuộc khủng hoảng thanh khoản nào cả. Bạn biết không, khi lãnh đạo của một ngân hàng phải lên TV đảm bảo về sự thanh khoản thì có nghĩa rằng ngân hàng đó đã mất thanh khoản.
Trong tuần lễ này, khi tin đồn về vấn đề thanh khoản của Bear Stearns xuất hiện thì mọi người đều rút tiền khỏi ngân hàng đầu tư này và tới thứ 5, ngày 13/03/2008 thì Bear chỉ còn 2 tỷ đôla tiền măt. Họ đứng trước nguy cơ phá sản vào sáng hôm sau nếu không nhận được sự trợ giúp khẩn cấp
Vụ khủng hoảng thanh khoản của ngân hàng đầu tư Bear Stearns cho thấy 2 điều:
– Khi một định chế tài chính chết thì nó chết rất nhanh.
– Với một ngân hàng, nếu họ phải chứng minh sự tín nhiệm của mình thì tức là họ đã không còn tín nhiệm nữa.
6, Chuyện về Bill Miller và Bear Stearns
Bill Miller từng được mệnh danh là vua của giới quản lý quỹ tương hỗ. Quỹ Legg Mason Value Trust mà ông quản lý đánh bại thị trường trong 15 năm liên tiếp (1991-2005). Lúc đỉnh cao Miller quản lý trên 20 tỷ đô la. Ngoài ra Bill Miller còn được Morningstar đánh giá là Fund Manager of the Decade và Barron’s xếp ông vào danh sách những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ.
Sáng thứ 6, ngày 14 tháng 3 năm 2008, Bill Miller lên TV giải thích vì sao ông đầu tư 200 triệu đô vào Bear Stearns. Ngay trong khi ông đang nói về sự tuyệt vời của cổ phiếu này thì ngoài thị trường giá cổ phiếu sụp đổ. Ngày hôm đó, cổ phiếu Bear Stearns có lúc giảm 53% ngay khi công ty này thông báo rằng họ phải cần trợ giúp khẩn cấp từ JPMorgan và New York Fed. (Cũng trong chương trình hôm đó, một người bán khống các khoản nợ dưới chuẩn là Steve Eisman của quỹ Front Point Partners đã nói (sau Bill vài phút) về quá trình deleveraging sắp bắt đầu và ông này đã kiếm bộn tiền chỉ vài ngày sau)
7, JP Morgan Chase, dưới sự lãnh đạo xuất sắc của CEO James Dimon đã vượt qua khủng hoảng 2008 tương đối dễ dàng và tận dụng được cơ hội tuyệt vời này để thâu tóm các đối thủ. Ngân hàng này bước vào khủng hoảng với lượng tiền mặt dồi dào khi trước đó họ đã bán đi hầu hết các các tài sản liên quan đến bất động sản.
Là ngân hàng khỏe nhất khi bước vào khủng hoảng, JP Morgan Chase thâu tóm thành công ngân hàng đầu tư Bear Stearns và “ngân hàng truyền thống” WaMu ở các mức giá rất hấp dẫn. JP Morgan Chase mua WaMu ở giá khoảng 1.9 tỷ USD mặc dù có giá trị sổ sách(Book Value) tầm 11 tỷ đô Mỹ và ngay cả khi trích lập đầy đủ các khoản nợ xấu thì WaMu vẫn còn vốn chủ là 4 tỷ USD, đó là chưa kể tới hệ thống chi nhánh, các mối quan hệ với khách hàng, và số lượng tiền gửi khổng lồ.
8. Bank of America(BofA), dưới sự dẫn dắt của CEO Ken Lewis thì lại trái ngược hoàn toàn với JP Morgan Chase. BofA bước vào khủng hoảng với một tình hình tài chính khá tốt nhưng 2 vụ thâu tóm mà họ thực hiện trong khủng hoảng và rất tệ.
Tháng 1 năm 2008, BofA bỏ ra 2.5 tỷ Mỹ kim mua Countrywide Financial. Đây được coi là một trong những vụ thâu tóm tai hại nhất trong lịch sử. Bởi lẽ số tiền thực tế bỏ ra cho thương vụ này ước lên đến 40 tỷ USD do các chi phí kiện tụng và các khoản thua lỗ từ mảng bất động sản. Thương vụ này tồi tệ đến nỗi năm 2011, BofA đã định cho Countrywide Financial phá sản.
Vụ thâu tóm thứ 2 chính là Merrill Lynch. Chủ Nhật ngày 14 tháng 9 năm 2008, BofA tuyên bố mua lại Merrill Lynch ở mức giá khoảng 50 tỷ USD, cao hơn 70% so với mức giá đóng cửa trước đó vài ngày nhưng thấp hơn 61% so với mức giá 1 năm trước. Thương vụ này đáng chú ý ở chỗ ngay đêm Chủ Nhật, rạng sáng ngày thứ 2 Lehman Brothers tuyên bố phá sản.
Theo đánh giá Warren Buffett thì BofA sẽ mua được Merrill Lynch ở mức giá rẻ hơn rất nhiều trong cơn khủng hoảng sau vụ phá sản của Lehman Brothers. Bởi lẽ Merrill Lynch sẽ là nạn nhân tiếp theo ngay sau Lehman. Warren Buffett đánh giá BofA vô tình chính là một trong những cứu tinh của cuộc khủng hoảng, vì không ai có thể tưởng tượng được kịch bản mà cả Merrill Lynch và Lehman Brothers đều phá sản.
Nguồn: diendan.vfpress
THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019