Lạm phát và giảm phát – T.S Harry Dent
Giới trẻ luôn gây ra lạm phát. Họ muốn tất cả mọi thứ nhưng chưa sản xuất được gì. Điều này là lẽ tự nhiên vì họ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường khi ở độ tuổi 18-22.
Trung bình, mỗi cặp bố mẹ phải chi 250,000 USD để nuôi một đứa trẻ trưởng thành (đó là chưa tính đến chi phí giáo dục đại học nếu có). Điều này buộc chính phủ phải giành một phần lớn ngân sách cho hoạt động giáo dục. Khi một thế hệ mới tham gia lực lượng lao động, các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào nơi làm việc, thiết bị và đào tạo.
Thực sự, giới trẻ là khoản đầu tư trong tương lai đối với tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Họ bắt đầu mang lại hiệu quả khi tham gia vào lực lượng lao động, trở thành nguồn nhân lực mang lại năng suất cao (ở phía cung) và là người tiêu dùng lớn (ở phía cầu).
Ngược lại, người già là khoản đầu tư cho tương lai đối với tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Họ bắt đầu mang lại hiệu quả khi tham gia vào lực lượng lao động, trở thành nguồn nhân lực mang lại năng suất cao (ở phía cung) và là người tiêu dùng lớn (ở phía cầu).
Người già có khuynh hướng tạo ra giảm phát. Họ chi tiêu ít, cắt giảm mua sắm các hàng hóa lâu bền, ít vay mượn và tiết kiệm nhiều hơn. Họ không muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới giống như văn phòng hoặc nhà cửa lớn hơn, hoặc đầu tư trong hoạt động giáo dục; họ đã rời bỏ lực lượng lao động và chuyển đến sống ở ngôi nhà nhỏ hơn hoặc thậm chí là ở trong viện dưỡng lão.
Tôi phát hiện điều này vào năm 1989, một năm sau khi khám phá ra Sóng Chi Tiêu, khi tôi nhận thấy có mối tương quan mạnh đến ngạc nhiên giữa tỷ lệ lạm phát và độ trễ 2.5 năm trong tăng trưởng nhân lực (có vẻ như mất khá lâu để người lao động có được năng suất cao hơn so với chi phí sống). Đây là mối quan hệ ngắn hạn thú vị. Thực sự, chính tăng trưởng lao động mới có tương quan mạnh với lạm phát chứ không phải các yếu tố mà chúng ta thường nghĩ đến: giá thực phẩm và giá gas, chính sách tiền tệ, các dao động trong chu kỳ kinh tế, tỷ giá hối đoái, và các yếu tố khác. Mặc dù vẫn có nhiễu giữa lạm phát và tăng trưởng lực lượng lao động trong ngắn hạn, nhưng xu hướng dài hạn vẫn rất chính xác.
Do đó, khi thế hệ baby boomer trở thành những người lao động trẻ tuổi, họ đã tạo ra lạm phát cao vào đầu những năm 1970.
– Labor Force Growth 2.5 yr LAg, left: Tăng trưởng lực lượng lao động, độ trễ 2.5 năm, cột trái.
– Inflation (CPI), right: Lạm phát (CPI), cột phải
– Labor Force Growth Forecast: Dự báo tăng trưởng lực lượng lao động
Bây giờ, khi thế hệ baby boomer đang bước vào tuổi xế chiều, họ cũng đủ mạnh để tạo ra xu hướng giảm phát.
Các ngân hàng trung ương không gây ra lạm phát cao trong lịch sử hiện đại. Các chính trị gia không tạo ra tăng trưởng nhân lực cao trong những năm 1970. Việc tạo ra mức lạm phát 16% và lãi suất thế chấp 18% không phải là ý muốn của họ. Kẻ thực sự làm điều này chính là thế hệ baby boomer.
Xu hướng quan trọng nhất cần lưu ý là nó đang chỉ ra xu hướng giảm phát giá cả cho đến năm 2023, không hề có bất cứ tác động nào từ việc giảm đòn bẩy nợ mà chúng ta đang chứng kiến là ở mức cao nhất và bong bóng tài chính lớn nhất trong lịch sử.
Chỉ Báo Lạm Phát của tôi chỉ đưa ra khung thời gian dự báo 2.5 năm về xu hướng lạm phát, nhưng vì chúng ta có thể dự báo số lượng người ở độ tuổi đôi mươi sẽ tham gia vào lực lượng lao động, và số lượng người ở độ tuổi 63 khi về hưu, nên chúng ta có thể dự báo chính xác tốc độ tăng trưởng nhân lực và lạm phát trong hai thập niên tới. Ngoài ra, Chu Kỳ Kinh Tế 4 mùa 80 năm còn mang lại cho chúng ta tầm nhìn rõ ràng hơn về các xu hướng tăng lên và giảm xuống này trong suốt nhiều thập niên qua.
Quay ngược trở lại về những năm 1980, khi tôi dự báo đợt bùng nổ lớn nhất trong lịch sử kéo dài cho đến năm 2007, tôi cũng đưa ra dự báo lạm phát bắt đầu giảm về gần mức 0% vào năm 2010. Và bạn biết không? Đó chính xác là điều đã xảy ra.
Tăng trưởng nhân lực giảm từ mức đỉnh cao 4% vào cuối những năm 1970 xuống còn 3% vào cuối những năm 1980 và còn 2% vào cuối những năm 1990. Hiện nay, mức tăng trưởng chỉ còn quanh mức 1% và sẽ xuống 0% vào năm 2020 – 2023… bất chấp các gói kích thích khổng lồ.
Tổng kết lại, nếu bạn muốn nhìn thấy được tương lai, hãy xem xét xu hướng nhân khẩu học. Đó là chỉ báo tiên đoán trước tiên tiến nhất.
Thú vị hơn: vì hầu hết các nhà kinh tế, nhà đầu tư, và doanh nhân không hiểu điều này, nó sẽ mang lại cho bạn một lợi thế độc đáo ở góc độ nhà đầu tư hoặc doanh nhân.
Đây là biểu đồ tóm tắt về sự tác động của baby boomer đến ba khía cạnh lớn của con người.
– Innovation and inflation: Đổi mới công nghệ lạm phát
– Spending and family: Lập gia đình và chi tiêu
– Power and wealth: Quyền lực và sự giàu có
Sóng tác động đầu tiên là Sóng Đổi Mới và Lạm Phát. Như tôi đã đề cập lúc đầu, cho đến năm 1980, chúng ta chứng kiến bong bóng lạm phát do thế hệ baby boomer tạo ra. Lạm phát lập đỉnh vào năm 1980 và toàn bộ Chu Kỳ Đổi Mới Công Nghệ cách mạng thông tin đạt đỉnh vào năm 1983.
Sau đó là Sóng Lập Gia Đình và Chi Tiêu. Chúng ta có sự bùng nổ và bong bóng lớn nhất trong lịch sử hiện đại từ năm 1983 đến năm 2007.
Cuối cùng, chúng ta đang chứng kiến Sóng Giàu Có và Quyền Lực diễn ra hiện nay. Có thể sẽ xảy ra nhiều cuộc cách mạng trong các tổ chức, tạo ra sự thay đổi lớn trong chính trị và xã hội ở thập niên tới. Đây cũng là pha có đổ vỡ bong bóng đi kèm với những cuộc đấu tranh chống mất cân bằng thu nhập.
Nguồn: sách Thương vụ để đời
Có thể bạn quan tâm
Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường