fbpx

Đừng tìm doanh nghiệp hoàn hảo, hãy chọn doanh nghiệp tuyệt vời

Vấn đề là có rất ít doanh nghiệp hoàn hảo tồn tại, và càng ít hơn nữa những doanh nghiệp hoàn hảo có giá cổ phiếu ta có thể mua được. Chúng ta đành phải thỏa hiệp, chấp nhận những doanh nghiệp kém hoàn mỹ hơn. Chúng ta chỉ tìm kiếm những doanh nghiệp tuyệt vời thôi.

Trong thế giới đầu tư nói chung, tìm kiếm cổ phiếu, là bước đầu tiên và cũng một trong những bước cực kỳ quan trọng trong bất kỳ hệ thống đầu tư nào. Thành công trong đầu tư đôi khi cần rất nhiều tới sự hỗ trợ của may mắn, nhưng nếu chọn được một cổ phiếu hoàn hảo, hay một siêu cổ phiếu như cách nói của William O’Neil, thì may mắn sẽ xuất hiện nhiều hơn với chúng ta. Và nếu bạn đang có ý định đầu tư giá trị, hay mua tích trữ cổ phiếu dài hạn, thì việc tìm một doanh nghiệp hoàn hảo là điều kiện tiên quyết bạn phải giải quyết được.

[Đầu tư 4 chữa M] Đừng tìm doanh nghiệp hoàn hảo, hãy chọn doanh nghiệp tuyệt vời

Chúng ta cần phải gói gọn danh sách 10 phẩm chất lại, vì chúng dài quá.

Trong số 10 phẩm chất, có những cái là hệ quả tất yếu của cái khác. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có một rào chắn vững chắc chống lại đối thủ cạnh tranh, điển hình như các dạng độc quyền kinh doanh, nó cũng đồng thời có biên lợi nhuận lớn và có thể tăng giá để bảo vệ lợi nhuận trong thời lạm phát. Hai phẩm chất đó cũng chính là một dạng thức của công ty kiểm soát thị trường. Và, tôi cũng nghĩ là nên kết hợp các đặc tính về chất lượng của sản phẩm, ngoại trừ khả năng sản phẩm tạo ra thói quen sử dụng, như thế cũng là quá tốt rồi, và dĩ nhiên, chúng ta cũng cần có những nhà quản lý tốt.

Thế nên, một doanh nghiệp hoàn hảo sẽ

1. Đơn giản như quầy bán nước chanh vậy (#1)

2. Được bảo vệ bởi một dạng độc quyền nào đó (#2, #5, #6, #7, #8)

3. Được mọi người sử dụng (#3)

4. Tạo nên thói quen sử dụng (#4)

5. Làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn (#9)

6. Được điều hành bởi những người vì lợi ích của cổ đông, nhiệt huyết, tận tụy, và chân thật (#10)

[Đầu tư 4 chữa M] Đừng tìm doanh nghiệp hoàn hảo, hãy chọn doanh nghiệp tuyệt vời
Coca-Cola tượng đài của doanh nghiệp hoàn hảo

Ngoại lệ, theo một người cực kỳ thông minh, công ty bán nước ngọt có ga khổng lồ Coca–Cola. Coke bán nước đường thêm khí CO2 và cà phê, nên sản phẩm của nó đơn giản (#1), được ưa chuộng (#3), và tạo thành thói quen sử dụng (#4). Nó được bảo vệ khỏi đối thủ cạnh tranh bởi công thức bí mật, sự nhận diện thương hiệu, và gần như là vị trí độc quyền trên các kệ trưng bày (#2); và nó được điều hành bởi những người chân thật, tận tụy, nhiệt tình, và hướng về cổ đông.

Nó có phải là một doanh nghiệp hoàn mỹ không?

Ái chà, lại cái điều số năm phiền phức về chuyện làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Có thể thế giới thiếu vắng Coke còn tệ hại hơn nhiều. Tôi ghiền món này, nên hỏi tôi không đúng đâu nha. (Charlie Munger, đối tác đầu tư lâu năm của Warren Buffett, đã có một bài nói chuyện về chủ đề doanh nghiệp hoàn hảo cho các sinh viên Harvard Business School và đã dùng Coke làm ví dụ. Nên nếu bạn muốn tranh cãi về điều này, hãy đến nói với Charlie. Ổng giỏi hơn tôi nhiều.)

Okay, sáu điều đó làm nên một doanh nghiệp hoàn hảo. Vấn đề là có rất ít doanh nghiệp hoàn hảo tồn tại, và càng ít hơn nữa những doanh nghiệp hoàn hảo có giá cổ phiếu ta có thể mua được. Chúng ta đành phải thỏa hiệp, chấp nhận những doanh nghiệp kém hoàn mỹ hơn. Chúng ta chỉ tìm kiếm những doanh nghiệp tuyệt vời thôi.

Thế nào là một công ty tuyệt vời?

Một công ty tuyệt vời có nhiều, nhưng không phải tất cả sáu phẩm chất chúng ta yêu cầu. Chúng ta sẽ hy vọng, nhưng không đòi hỏi, một sản phẩm có thể tạo thói quen tiêu dùng và được mọi người sử dụng, nên chúng ta sẽ tạm thời để hai phẩm chất đó sang một bên. Hãy xem chúng là những khuyến nghị và thêm vào khi bạn có trình độ đầu tư chuyên nghiệp hơn. Chúng ta sẽ bám vào phẩm chất “làm thế giới tốt đẹp hơn”, nhưng thế nào là thế giới tốt đẹp hơn sẽ do bạn quyết định, và phẩm chất đó sẽ quan trọng hơn là “hiểu công ty”.

Chúng ta sẽ giữ lại các thang đo chủ chốt: Doanh nghiệp của chúng ta phải: (1) dễ hiểu và bán sản phẩm mà bạn cảm thấy ổn, (2) được bảo vệ khỏi đối thủ cạnh tranh, và (3) có ban điều hành chân thực, nhiệt tình, tận tụy và hướng về những người cổ đông.

[Đầu tư 4 chữa M] Đừng tìm doanh nghiệp hoàn hảo, hãy chọn doanh nghiệp tuyệt vời

Những công ty được nhiều người tin tưởng, như Lehman Brothers và Washington Mutual, đã không còn tồn tại nữa. Chúng ta đã chứng kiến những người lính gác già ngã xuống. Phải chăng những doanh nghiệp tuyệt vời ấy đột nhiên biến mất? Hoàn toàn không phải. Không có tí gì về Lehman là dễ hiểu cả, nên trừ phi bạn vô tình là người hiểu rõ thế giới của họ, bạn sẽ không bao giờ muốn đưa tiền vào đó cả. Và WaMu đã cho vay dưới mức lãi suất thông thường. Bạn đã thực sự nghĩ rằng bất động sản sẽ lên giá mãi mãi và những người vay dưới chuẩn đó là rủi ro tín dụng tuyệt vời? Nếu bạn biết về ngành này, bạn đã biết rằng nó là một doanh nghiệp nghiện tiền, bất chấp rủi ro. Bấy kỳ nhân viên của WaMu nào cũng có thể nói cho bạn biết rằng mọi thứ đã quá mức kiểm soát. Và “con hào kinh tế” (Moat) của họ là gì? Nói cho cùng, là chẳng có gì cả. Họ chỉ là một doanh nghiệp tầm thường thiếu hoàn toàn sự bảo vệ, nên bị đối thủ dẫn đưa vào chốn sai lầm. Không có độc giả hay fan nào của tôi đã phạm sai lầm dính sâu vào WaMu.

Fannie Mae lại là một câu chuyện khác. Fannie Mae đã có thể là một nơi đầu tư tốt. Nó hấp dẫn vì nó có vị thế độc quyền từ chính phủ và nó có năm chỉ số lớn (Big Five) tuyệt vời. Bạn sẽ nhanh chóng được biết về năm chỉ số lớn (Big Five) này. CEO của nó nhận lương khủng! (Đó cũng là một báo động đỏ cỡ bự đấy nhé). Và may mắn cho chúng ta, giá của nó cũng cao ngất ngưởng (một chủ đề mà chúng ta sẽ bàn sâu thêm ở các chương sau). Chỉ hai điều đó không cũng đủ để giữ chúng ta tránh xa khỏi một doanh nghiệp xào nấu số liệu rồi.

Vài người theo chủ nghĩa hoài nghi khẳng định rằng chẳng thể nào biết được điều gì đang diễn ra bên trong một doanh nghiệp. Đó là vì họ không biết cách đầu tư. Những nhà đầu tư vĩ đại sẽ cười nhạo nhận định ấy. Chúng ta rất mong rằng họ sẽ tiếp tục dạy những điều vớ vẩn như vậy trong các trường kinh doanh để chúng ta có thể tiếp tục mua các công ty tốt với giá tuyệt vời. Nếu chúng ta áp dụng công thức ba chữ M, thị trường chứng khoán hiện tại đã không trải qua cơn ác mộng triền miên mà trở thành cơ hội cuộc đời. Và tôi không hề phóng đại khi nhận định như vậy. Bạn chỉ cần theo công thức ba chữ M và làm bài tập về nhà (your homework).

Bạn cần phải hiểu tường tận ba chữ M này – “ý nghĩa” (Meaning), “con hào kinh tế” (MOAT), “ban điều hành” (Management) và lần lượt điểm qua chúng mỗi lần bạn đánh giá một công ty mà bạn cho là tuyệt vời và muốn mua giữ. Công thức ba chữ M sẽ bảo vệ bạn khỏi cháy túi vì đầu tư vào một công ty KHÔNG tuyệt vời mà giá trị sẽ về zero. Trong phần sau của chương này và các chương tiếp theo, tôi sẽ đề cập đến những báo động đỏ (red flags) mà bạn cần cẩn trọng, những dấu hiệu này sẽ bổ trợ rất nhiều cho công thức ba chữ M.

>> Xem thêm Báo động đỏ – những sai lầm trong đầu tư

Nguồn: Trích sách Ngày đòi nợ

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách của Warren Buffett và Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề