fbpx

[Đầu tư 4 chữ M] Nếu cổ phiếu sụt giá sau khi mua vào, bạn nên mừng vì rút ngắn thời gian hoàn vốn

Sau khi bạn đã mua được một ít cổ phiếu của một công ty, giá cổ phiếu sẽ sớm muốn biến động, hoặc là lên hoặc là xuống. Cái nào cũng tốt cả.

Bạn đang nghĩ là tôi nói tào lao?

Không tào lao đâu bạn, nên nhớ rằng cái mà chúng ta đang nắm trong tay không phải là giá bán cổ phiếu, mà là giá trị thực của công ty đó.

Dù cổ phiếu rớt giá, nhưng nếu chúng ta biết giá trị thực của công ty mà ta đang sở hữu, thì trước sau gì chúng ta cũng có rất nhiều tiền. Chúng ta đầu tư, không mong là ngày hôm nay hoặc ngày mai chúng ta sẽ bán cổ phiếu đó mà chúng ta mua công ty khi nhìn về tương lai của nó, nắm giữ và đầu tư nhiều năm. Sau khi bạn mua một phần rồi, mà giá lại giảm, thì đó chính là cơ hội để bạn mua thêm nữa với giá còn thấp hơn giá bạn mua lần đầu.

Vậy giá giảm là điều tốt.

* Giả sử rằng bạn có 10 ngàn đô la và phát hiện ra một công ty tuyệt vời để đầu tư

Nó có “con hào kinh tế”, và có cả những nhà quản lý đáng tin cậy, và giá một cổ phiếu ở mức 10 đô la/cổ phiếu, trong khi giá trị mà bạn tính được là 20 đô la/cổ phiếu, tức là giá mua nằm trong biên độ an toàn MOS là 50%, cùng với đó là thời gian hoàn vốn 8 năm.

Thế là bạn dùng 10 ngàn đô la để mua 1,000 cổ phiếu của công ty này. Sáu tháng sau, bạn lại dành dụm được 10 ngàn đô la nữa và lại muốn mua cổ phiếu của công ty mà sáu tháng trước bạn đã mua. Thì lúc này giá một cổ phiếu đã là 20 đô la, thời gian hoàn vốn cũng tăng thành 13 năm. Bản chất của công ty này vẫn thế, chỉ là không còn biên độ an toàn mà thôi, và thời gian hoàn vốn cũng lâu quá. Vậy là bạn không thể mua thêm được nữa vì giá đó không còn biên độ an toàn nữa rồi.

Tiếp tục 5 năm sau đó, giá một cổ phiếu đó vẫn là 20 đô la. Nếu bạn đem 1000 phiếu ra bán, bạn thu về gấp 20 ngàn đô la. Tính ra thì bạn lời được 15% lãi kép mỗi năm. Đó là một phi vụ thành công.

* Nhưng sẽ ra sao nếu mọi chuyện diễn ra theo kịch bản khác.

Cũng vẫn cổ phiếu của công ty đó, và bạn mua 1.000 cổ phiếu ở mức giá 10 đô la. Sáu tháng sau bạn cũng lại để dành được 10 ngàn đô la nữa và lại muốn đầu tư. Bạn kiểm tra thì thấy công ty mà sáu tháng trước bạn mua, hiện nay giá một cổ phiếu chỉ còn 5 đô la, trong khi giá trị thực của nó vẫn là 20 đô la/cổ phiếu, thời gian hoàn vốn lúc này giảm xuống còn năm năm, dĩ nhiên giá mua nằm trong biên độ an toàn MOS. Thế là bạn chi ra 1000 đô la và mua về được 2.000 cổ phiếu nữa. Trong cả kịch bản trước và kịch bản này, khi tôi bảo “bản chất công ty vẫn thế” có nghĩa là bạn phải kiểm tra lại phân tích về 4 chữ M (Meaning – có ý nghĩa với bạn không? Management – các nhà quản lý công ty có tốt không? MOAT – có “con hào kinh tế” không? MOS – có biên độ an toàn về giá không?) để đảm bảo giá trị của công ty vẫn giống như lần đầu bạn mua vào.

Khác biệt ở đây là biên độ an toàn MOS tốt hơn.

Rồi lại sáu tháng sau, bạn lại để dành được 10 ngàn đô la nữa, và phát hiện người ta đang bán cổ phiếu yêu thích của bạn, lần này giá chỉ còn 1 đô la mà thôi, thời gian hoàn vốn chỉ còn 2 năm, bạn tính toán và biết giá trị thực của một cổ phiếu vẫn giữ ở mức 20 đô la. Sao cổ phiếu này lại giảm thê thảm đến thế nhỉ, có thể do thị trường khủng hoảng và chả ai muốn mua cổ phiếu vào lúc này. Bạn lại mua vào và được thêm 10 ngàn cổ phiếu.

Bây giờ trong tay bạn có 13 ngàn cổ phiếu, vốn bạn bỏ ra là 30 ngàn đô la. Tính trung bình là bạn chi ra 2,3 đô la để mua một cổ phiếu. Thế rồi 5 năm sau, giá cổ phiếu trở về đúng giá trị của nó là 20 đô la/cổ phiếu. Bạn hãy xem lại kịch bản đầu tiên, lúc đó có mức lãi 15% mỗi năm. Còn trong hoàn cảnh này, bạn bán ra 13.000 cổ phiếu và thu về 260 ngàn đô la, tính ra bạn lãi tới 54% mỗi năm. Thay vì bán được 20 ngàn đô la, thì bạn bán được tới 260 ngàn đô la, bởi vì bạn đã rèn luyện để mua tích trữ cổ phiếu.

Khi xuống tức là lên: Hãy nhớ nhé! “Khi nào giá giảm lại làm lợi nhuận tăng?” Câu trả lời là khi bạn mua tích trữ một công ty tuyệt vời.

Mỗi ngày sẽ có nhiều công ty tuyệt vời mà bạn có thể mua cổ phiếu với giá hời. Bạn không thể mua hết cổ phiếu của các công ty đó, nhưng chỉ một lượng nhỏ của công ty tốt với giá tuyệt vời cũng sẽ làm bạn trở nên giàu có.

Nguồn: sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ/Happy.Live tổng hợp và biên tập

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề