Tại sao những điều tốt đẹp trên đời lại luôn trái ngược
Bạn lao vào sợ hãi và bấp bênh, và chỉ khi bạn nghĩ rằng mình sẽ chết đuối, cũng giống như bạn chạm đáy, nó sẽ cứu rỗi đời bạn.
Có một bài tập trong chương trình huấn luyện lực lượng SEAL của Mỹ được gọi là “chống-chết-chìm” mà trong đó họ sẽ trói tay của bạn ra sau lưng, buộc hai chân vào nhau và ném bạn xuống một bể bơi sâu 3 mét nước.
Giống như hầu hết mọi bài huấn luyện, phần lớn lính mới cố gắng để không chết đuối đều thất bại. Khi vừa bị ném xuống nước, rất nhiều người hoảng loạn, la hét để được nhấc lên bờ. Một vài người thì vùng vẫy cho tới khi uống no nước và ngất xỉu đến nỗi phải được hồi sức cấp cứu. Qua nhiều năm, có một số học viên thậm chí đã chết trong quá trình thực hiện bài tập.
Nhưng có vài người đã thành công. Và họ làm được điều này bởi vì họ hiểu được hai bài học tưởng chừng như là nghịch lý.
Bài học đầu tiên của chồng-chết-chìm là một mâu thuẫn: bạn càng cố gắng vùng vẫy để nhô đầu khỏi mặt nước, bạn càng chìm nhanh hơn.
Với tay và chân bị trói, dường như là bất khả thi để giữ cho bạn nổi trong bể bơi trong tận 5 phút đồng hồ. Thậm chí tệ hơn, những cố gắng để nổi lên của bạn chỉ làm cho bạn chìm nhanh hơn. Mẹo chống-chìm ở đây là thực sự làm cho bạn chìm tới đáy bể. Từ đây, bạn chỉ cần đẩy nhẹ thân mình khỏi đáy bể và một chút động lực sẽ giúp bạn quay trở lại mặt nước. Ngay khi tới được đó, bạn có thể hít nhanh một chút dưỡng khí và bắt đầu quá trình lại từ đầu.
Điều kì lạ là qua được bài chống-chết-chìm không yêu cầu bạn có sức mạnh phi thường hay sức bền thể lực. Bạn thậm chí còn chẳng cần biết bơi. Ngược lại, nó yêu cầu bạn cần kĩ năng không bơi. Thay vì chống lại những quy luật vật lý tìm cách giết bạn, bạn cần phải buông bỏ và dùng chúng để tự cứu lấy chính mình.
Bài học thứ hai của chống-chết-chìm rõ ràng hơn một chút, nhưng cũng mâu thuẫn: bạn càng hoảng loạn, thì bạn càng đốt cháy nhiều oxi và bạn càng nhanh bị mất ý thức và chết đuối. Bằng một cách nào đó, bài học này dùng chính bản năng sinh tồn của bạn để chống lại bạn: bạn càng ham muốn được hít thở bao nhiêu, bạn càng khó có thể hít thở được bấy nhiêu. Bạn càng mong muốn tìm sự sống, bạn càng có nhiều cơ hội chết.
Vượt xa hơn cả một bài kiểm tra thể lực, chống-chết-chìm là một bài test khả năng kiểm soát cảm cảm xúc của mỗi người lính mới trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Anh ta có thể cưỡng lại được động lực của chính bản thân? Anh ta có thể thả lỏng khi đối diện với nguy cơ chết chóc? Anh ta liệu có sẵn sàng hi sinh tính mạng để nhắm tới một mục tiêu có giá trị hơn?
Những kĩ năng trên quan trọng hơn nhiều so với khả năng bơi của bất cứ người lính nào. Chúng thậm chí còn quan trọng hơn sự bền bỉ, sự mạnh mẽ về thể chất hay tham vọng. Chúng quan trọng hơn cả việc anh thông minh bao nhiêu, anh đi học trường nào hay anh đẹp trai như thế nào trong một bộ vest.
Kĩ năng này – khả năng buông bỏ kiểm soát khi một người muốn nó nhất – là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà bất kì ai có thể học được. Và không chỉ trong huấn luyện SEAL, mà cả trong cuộc sống.
Hầu hết mọi người đều cho rằng mối quan hệ giữa nỗ lực và thành quả là một-một. Chúng ta nghĩ rằng làm việc gấp đôi thời gian sẽ cho kết quả gấp đôi. Quan tâm tới một mối quan hệ gấp đôi sẽ khiến họ cảm thấy được yêu thương gấp đôi. Bạn hét to gấp đôi thì cũng làm bạn đúng gấp đôi.
Giả định ở đây là hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều tồn tại trên một đường cong tuyến tính, rằng có một tỷ lệ một-một giữa nỗ lực và phần thưởng với mọi thứ:
Nhưng hãy để tôi – với tư cách là một người cố gắng uống gấp đôi lượng Red Bull để hoàn thành bài viết này – nói cho bạn biết rằng điều này không bao giờ là đúng. Hầu như mọi thứ tồn tại trên thế giới không tồn tại trên một đường cong tuyến tính. Những mối quan hệ tuyến tính chỉ tồn tại ở các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, thói quen không cần não – lái xe, làm công việc giấy tờ, dọn dẹp nhà tắm,… vân vân.Trong những trường hợp đó, làm việc hai giờ
sẽ cho kết quả gấp đôi so với làm việc đó trong một giờ. Nhưng mà điều đó đơn giản là vì nó không cần tư duy hay sáng tạo.
Hầu hết các hoạt động của con người không hoạt động theo đường tuyến tính nỗ lực/thành quả bởi vì các hoạt động này không phải là cơ bản và không cần đầu óc. Rất nhiều hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi đầu óc và cần sửa đổi nhiều.
Thế nên các hoạt động này tạo ra một đường cong theo quy luật hiệu suất giảm dần.
Quy luật hiệu suất giảm dần có nghĩa là bạn càng làm một thứ gì đó nhiều, thì thành quả bạn nhận được càng ít. Ví dụ kinh điển là tiền. Sự khác nhau giữa việc kiếm được 20.000 USD và 40.000 USD thật sự to lớn và làm bạn thay đổi cả cuộc đời. Sự khác nhau giữa việc kiếm được 120.000 USD với 140.000 USD có nghĩa là bạn có thể có một cái máy sưởi đẹp hơn trong xe hơi. Sự khác nhau giữa việc kiếm được 127.020.000 USD và 127.040.000 USD chỉ đơn giản là một lỗi trong tính toán thuế của bạn.
Khái niệm về quy luật hiệu suất giảm dần áp dụng cho hầu hết các trải nghiệm mang tính phức tạp. Số lần bạn tắm một ngày, số cánh gà bạn ăn trong đợt giảm giá, số lần bạn về thăm mẹ trong một năm – tất cả những trải nghiệm đó đầu tiên đều có giá trị rất cao, nhưng sẽ giảm dần nếu bạn làm càng thường xuyên (xin lỗi mẹ nha).
Một ví dụ khác: các nghiên cứu về năng suất lao động chỉ ra rằng chúng ta chỉ làm việc năng suất trong giờ đầu tiên của 5 giờ đồng hồ mỗi ngày. Mọi thứ bạn làm sau đó sẽ phải chịu quy luật hiệu suất giảm dần, cho tới khi chuyện làm việc từ 12 đến 16 giờ sẽ gần như chẳng có nghĩa lý gì (chưa kể đến việc thiếu ngủ).
Tình bạn cũng tuân theo quy luật hiệu suất giảm dần. Có một người bạn là điều cần thiết. Có hai người bạn thì rõ ràng là tốt hơn một. Nhưng có 10 người bạn thay vì có 9 chỉ thay đổi một chút xíu cuộc đời bạn. Và có 21 bạn so với 20 chỉ làm việc nhớ tên người khác trở nên khó khăn.
Tình dục cũng chịu sự chi phối của quy luật hiệu suất giảm dần, cũng như ăn, ngủ, rượu bia, tập gym, đọc sách, đi nghỉ, thuê nhân viên, uống cà phê,
tiết kiệm để về hưu, đặt lịch họp, ôn thi, thủ dâm, thức khuya chơi game – các ví dụ gần như vô tận. Tất cả đều mang lại ít nếu bạn làm nhiều hơn, thử
nhiều hơn hoặc có nhiều hơn. Mọi thứ đều vận hành theo đường cong quy luật giảm dần.
Nhưng còn một đường cong nữa mà có lẽ bạn chưa từng nhìn thấy hoặc nghe nói đến trước đây – và đó là bởi vì nó là do tôi bịa ra. Đó là đường cong nghịch đảo:
Đường cong nghịch đảo là đường kì lạ của “Vùng Chạng Vạng”, nơi mà nỗ lực và thành quả có quan hệ tỉ lệ nghịch – đó là, bạn càng nỗ lực làm điều gì, bạn càng dễ thất bại khi thực hiện nó.
Chống-chết-chìm tồn tại trên đường cong nghịch đảo. Bạn càng cố gắng để nổi lên bao nhiêu, bạn càng nhanh chóng chìm xuống. Tương tự, bạn càng muốn hít thở, bạn càng dễ uống một ngụm nước ta trong bể bơi.
Chắc là bạn đang nghĩ là: “Thì sao?”. Tôi đã nốc đủ nhiều coladas để tới điểm sâu nhất của bể bơi, chưa kể là bị trói chân tay và cố gắng tìm cách sống sót. Ai thèm quan tâm đến đường nghịch đảo cơ chứ.
Điều đó cũng đúng, có ít thứ trong cuộc sống hoạt động theo đường nghịch đảo. Nhưng những thứ đó lại cực kì quan trọng. Thực tế, tôi sẽ chứng minh rằng những trải nghiệm và mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời tồn tại trên đường nghịch đảo.
Nỗ lực và thành quả tỉ lệ thuận với nhau khi hành động đơn giản và máy móc. Nỗ lực và thành quả có quan hệ hiệu suất giảm dần khi hành động phức tạp và nhiều chiều hơn.
Nhưng khi hành động hoàn toàn thuộc về tâm lý – một trải nghiệm chỉ tồn tại trong ý thức của chúng ta – mối quan hệ giữa nỗ lực và thành quả sẽ trái ngược nhau.
Chạy theo hạnh phúc chỉ làm bạn rời xa nó. Càng cố kiểm soát tâm trạng thì ta càng mất kiểm soát. Khao khát được tự do chính nó khiến ta cảm thấy bị cầm tù. Mong mỏi được yêu thương và được chấp nhận ngăn chúng ta tìm thấy tình yêu và chấp nhận bản thân.
Aldous Huxley đã từng viết
“Chúng ta càng cố gắng hơn với ý chí để làm điều gì đó, chúng ta càng ít thành công hơn. Thành công và kết quả chỉ đến với những người đã học được nghệ thuật giữa làm và không làm gì cả, hoặc kết hợp thư giãn với hành động.”
Các thành phần cơ bản nhất trong tâm trí của chúng ta là nghịch lý. Đó là bởi vì khi chúng ta cố gắng tạo ra một trạng thái của tâm trí, mong muốn cho trạng thái của tâm trí đó tạo ra trạng thái tâm trí khác thường và trái ngược với cái mà chúng ta đang cố gắng tạo ra. Khao khát một trải nghiệm tích cực lại là một trải nghiệm tiêu cực; chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực là một trải nghiệm tích cực. Và điều này còn mở rộng hơn ra hầu hết các khía cạnh khác trong đời sống tinh thần và những mối quan hệ của chúng ta:
1. Kiểm soát – Chúng ta càng cố gắng kiểm soát cảm xúc và động lực của mình, chúng ta càng cảm thấy bất lực hơn. Cuộc sống tình cảm của chúng ta không tuân theo luật lệ nào và thường xuyên không kiểm soát được, và đó là mong muốn kiểm soát nó làm cho nó tồi tệ hơn. Ngược lại, chúng ta càng chấp nhận cảm xúc và động lực của mình, chúng ta càng có thể điều hướng và xử lý chúng.
2. Tự do – Khao khát được tự do trớ trêu thay lại giới hạn chúng ta. Tương tự, nó chỉ bằng cách giới hạn bản thân chúng ta – bằng cách chọn và cam kết với những điều nhất định trong cuộc sống – thì chúng ta mới thực sự thực hiện tự do của mình.
3. Hạnh phúc – Cố gắng để được hạnh phúc làm cho chúng ta ít hạnh phúc. Chấp nhận bất hạnh làm cho chúng ta hạnh phúc.
4. An toàn – Cố gắng làm cho bản thân cảm thấy an toàn nhất có thể tạo ra sự bất an. Thoải mái với những điều vô thường là điều cho phép chúng ta cảm thấy an toàn.
5. Tình yêu – Chúng ta càng cố gắng làm cho người khác yêu và chấp nhận chúng ta, họ càng ít, và quan trọng hơn, chúng ta càng ít yêu và chấp nhận bản thân mình.
6. Tôn trọng – Chúng ta càng yêu cầu sự tôn trọng của người khác, họ càng ít tôn trọng chúng ta. Chúng ta càng tôn trọng người khác, họ càng tôn trọng chúng ta.
7. Niềm tin – Chúng ta càng cố gắng làm cho mọi người tin tưởng chúng ta, họ càng ít có khuynh hướng làm như vậy. Chúng ta càng tin tưởng người khác, họ sẽ tin | tưởng chúng ta càng nhiều.
8. Tự tin – Chúng ta càng cố gắng để cảm thấy tự tin hơn, chúng ta càng tạo ra sự bất an và lo âu hơn. Càng chấp nhận lỗi lầm của mình, chúng ta càng cảm thấy thoải mái hơn từ trong sâu thẳm.
9. Thay đổi – Chúng ta càng muốn thay đổi bản thân, chúng ta càng cảm thấy mình không đủ. Trong khi đó, chúng ta càng chấp nhận bản thân mình, chúng ta càng phát triển bởi vì chúng ta sẽ quá bận rộn thực sự làm những điều thú vị để nhận ra rằng mình đã thay đổi.
10. Ý nghĩa – Chúng ta càng theo đuổi một ý nghĩa hay mục đích sâu sắc hơn cho cuộc sống của mình, chúng ta càng trở nên bị ám ảnh và nông cạn hơn. Chúng ta càng cố gắng thêm ý nghĩa vào cuộc sống của người khác, tác động sâu sắc hơn chúng ta sẽ cảm thấy.
Những trải nghiệm nội tâm này tồn tại trên đường nghịch đảo bởi vì chúng vừa là nguyên nhân và cũng là hệ quả của một thứ: tân trí của chúng ta. Khi bạn khát khao hạnh phúc, tâm trí của bạn đồng thời vừa là thứ đang khao khát và vừa là mục tiêu của chính những khao khát của mình.
Khi nhắc đến một mục tiêu cao cả, trừu tượng và hiện sinh, tâm trí của chúng ta như một con chó cả đời đuổi theo những con vật nhỏ, đã quyết định quay lại và làm điều đó với chính cái đuôi của nó. Đối với con chó, điều này nghe có vẻ hợp lí. Sau tất cả thành công của đời chó, nó áp dụng y nguyên với cái đuôi của nó.
Nhưng con chó không bao giờ bắt được cái đuôi của nó. Dường như càng đuổi thì cái đuôi lại càng chạy đi. Đó là vì con chó không nhận ra rằng nó và cái đuôi là cùng một thú.
Mục tiêu là hãy để tâm trí của bạn dừng việc đuổi theo cái đuôi của chính mình. Để dừng việc theo đuổi ý nghĩa cuộc sống, tự do và hạnh phúc bởi vì càng làm thế nó càng xa hơn. Để dạy tâm trí ta rằng đạt được những gì mong muốn bằng cách từ bỏ những gì nó muốn. Để biết rằng cách duy nhất để nổi lên là làm nó tự chìm.
Vậy phải làm sao để làm được điều đó? Bằng cách cho đi. Bằng cách bỏ cuộc. Bằng cách đầu hàng. Không phải trước những điểm yếu của chúng ta. Mà biết rằng thế giới là những thứ nằm ngoài tầm với của chúng ta. Bằng cách nhận ra rằng chúng ta yếu đuối và có giới hạn và chỉ là một chấm nhỏ nhoi giữa dòng chảy vô tận của thời gian. Bạn làm điều đó bằng cách từ bỏ quyền kiểm soát, không phải vì bạn cảm thấy bất lực, mà bởi vì thấy mình mạnh mẽ. Bởi vì bạn quyết định buông bỏ những thứ vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Bạn quyết định chấp nhận điều đó đôi khi, mọi người sẽ không thích bạn, thường là bạn sẽ thất bại, thường là bạn sẽ chả biết là mình đang làm cái đ*o gì cả.
Bạn lao vào sợ hãi và bấp bênh, và chỉ khi bạn nghĩ rằng mình sẽ chết đuối, cũng giống như bạn chạm đáy, nó sẽ cứu rỗi đời bạn.
Nguồn: Mark Manson/ Spiderum dịch