fbpx

Phân tích doanh nghiệp bằng SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là mô hình hữu ích thường được sử dụng trong phân tích về ngành và về doanh nghiệp niêm yết nhằm phục vụ quá trình ra quyết định đầu tư.

Khi sử dụng mô hình này, nhà phân tích phải phân tích các yếu tố theo 4 nhóm như trên. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể hiểu vấn đề hoặc đánh giá vị trí và mối quan hệ giữa các ngành với nhau, xem xét các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng phát triển của một ngành trong đó có doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động. Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính

1. Strengths- Điểm mạnh:

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

– Nguồn lực, tài sản, con người

– Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu

– Tài chính

– Marketing

– Cải tiến

– Giá cả, chất lượng sản phẩm

– Chứng nhận, công nhận

– Quy trình, hệ thống kỹ thuật

– Kế thừa, văn hóa, quản trị…

Nên nhớ, bạn cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn thái quá, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của bạn, đặc biệt khi so sánh với đối thủ.

2. Weaknesses – Điểm yếu

Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc bạn làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..v

Bạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

3. Opportunities – Cơ hội

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:

– Sự phát triển, nở rộ của thị trường

– Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu

– Xu hướng công nghệ thay đổi

– Xu hướng toàn cầu

– Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư

– Mùa, thời tiết

– Chính sách, luật…

4. Threats – Nguy cơ

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:

Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.

Thực hiện thường xuyên những phân tích này sẽ giúp chúng ta xác định được những gì cần làm để khắc phục các khó khăn Chúng ta cũng có thể áp dụng côn cụ phân tích SWOT này đối với đối thủ của chúng ta để hiểu rõ hơn về họ. Phân tích SWOT sẽ giúp chúng ta tập trung vào các ưu điểm, giảm thiểu các khuyết điểm và đạt được những lợi thế lớn nhất có thể với các cơ hội tiềm năng.  

Nguồn: saga

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (xác định giá cả giá trị, đọc báo cáo tài chính và định giá như NĐT Warren Bufffett, Benjamin Graham)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề