Những thói quen tiêu tiền tệ hại của tuổi 20 (phần 2)
Tiết kiệm tiền, lập kế hoạch tài chính, hầu như không bao giờ có trong danh sách những thứ cần thiết của những thanh niên độ tuổi 20. Phung phí tiền bạc, mua sắm không có kế hoạch hai trong số những thói quen tiêu xài tệ nhất ở tuổi 20. Hãy thay đổi những thói quen xấu sau đây nếu bạn muốn vững mạnh tài chính trong tương lai.
>> Xem lại phần 1 tại đây
Lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán hữu ích và tiện lợi chỉ khi bạn sử dụng nó một cách hợp lý và khoa học. Ngược lại, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Theo một khảo sát ở Mỹ, khoảng một nữa người ở độ tuổi 20 thường xuyên dùng thẻ tín dụng để mua nhu yếu phẩm và thanh toán hoá đơn điện nước. Sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu bạn thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản chi từ thẻ. Nhưng nếu số tiền bạn tiêu xài trước vượt quá khả năng chi trả, “chẳng chóng thì chày”, bạn sẽ “ngập chìm” trong khoản nợ tín dụng liên tục tăng do mức lãi suất cao và các khoản phí phạt kèm theo.
Để không vướng vào những khoản nợ từ thẻ tín dụng, bạn nên hạn chế dùng thẻ tín dụng và tăng sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, hãy bắt đầu theo dõi việc chi tiêu hàng ngày một cách chặt chẽ và loại loại trừ những khoản không cần thiết. Hiện có rất nhiều ứng dụng di động giúp bạn theo dõi và phân tích việc chi tiêu hàng ngày rất tiện lợi.
Chủ quan về sức khoẻ
Khi còn trẻ, chúng ta thường nghỉ rằng mình vô cùng khoẻ mạnh và chẳng mảy may nghĩ đến khả năng bản thân mắc một căn bệnh nào đó. Suy nghĩ đó là nguyên nhân gây ra một trong những thói quen tiêu xài tệ nhất ở tuổi 20.
Trên thực tế, những người trẻ cũng đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khoẻ nhưng phần đông lại không quan tâm đến chúng. Không chú ý đúng mực đến sức khoẻ có thể khiến bạn tốn rất nhiều tiền để chữa trị. Trên thực tế, không ít gia đình đã rơi vào cảnh cùng quẫn, nợ nần chỉ vì một thành viên mắc bệnh hiểm nghèo.
Điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình và gia đình là chuẩn bị một phương án dự phòng cho những rủi ro về sức khoẻ. Và giải pháp đơn giản nhất chính là tìm hiểu và mua những gói bảo hiểm nhân thọ, sức khoẻ, tai nạn phù hợp cho mình và người thân.
Ỷ lại vào sự hỗ trợ tiền bạc từ gia đình
Trên thực tế, có khá nhiều người tuy đã đi làm nhưng vẫn cần sự hỗ trợ tài chính từ người thân. Nguyên nhân có thể nằm ở mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường không đủ đáp ứng mức sống ở thành phố lớn. Bên cạnh đó, cũng không ít người có mức lương tương đối cao nhưng vẫn phải dựa dẫm vào cha mẹ. Những trường hợp này thường là thường là nạn nhân của những thói quen tiêu xài tệ nhất ở tuổi 20.
Ra trường và đi làm là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của bạn trong đời. Đây cũng là thời điểm bạn cần thể sự độc lập về cuộc sống lẫn tài chính. Hãy tìm cách giảm những khoản chi tiêu bất hợp lý, tăng thêm thu nhập để có thể xây dựng cho mình một nền tảng tài chính vững mạnh.
Nguồn: blog.generali-life.com.vn
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live